Giáo án Địa lí 8 cánh diều Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Giáo án Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long sách Lịch sử và Địa lí 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án địa lí 8 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 8 cánh diều Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ.
  • Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
  • Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm, thu thập thông tin về văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: tìm ý tưởng, cách thức hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức địa lí: trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ, mô tả chế độ nước của các dòng sông chính; trình bày quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế dộ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.
  • Tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ dồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long để hiểu rõ hơn về văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: tìm kiếm các thông tin từ những nguồn tin cậy, liên hệ thực tế (đối với địa phương thuộc hai khu vực này) về quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích nghi với chế độ nước sông của người dân.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
  • Thấy được công lao to lớn của những thế hệ cha ông trước đây trong quá trình khai khẩn và cải tạo châu thổ, từ đó thêm yêu quê hương, đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tài liệu văn bản về quá trình hình thành và phá triển châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long.
  • Tranh ảnh về châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Học sinh chia sẻ những hiểu biết cá nhân về châu thổ, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí mật cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam.   

 - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cá nhân nêu những hiểu biết về châu thổ Việt Nam.

  1. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về  7 ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc. 

- Câu trả lời của HS về những hiểu biết cá nhân về vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam. 

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ô chữ bí mật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật  – trả lời các câu hỏi liên quan đến vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam tìm ra ô chữ bí mật.

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.

+  Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.

- GV lần lượt nêu câu hỏi:

Câu 1 (13 chữ cái): Hình ảnh dưới đây nói đến địa danh nổi tiếng nào của miền Tây?

Câu 2 (8 chữ cái): Câu đố dưới đây gợi nhắc đến con sông nào của nước ta?

“Sông gì tên một loài hoa.

Thơm hương sắc thắm, gần xa yêu chiều?”

Câu 3 (10 chữ cái): Hiện tượng nào thường xuyên xảy ra khi nước biển dâng nên và xâm nhập trực tiếp vào đất liền?

Câu 4 (11 chữ cái): Câu đố dưới đây gợi nhắc đến con sông nổi tiếng nào?

“Mênh mông bờ bãi phì nhiêu,

Chín con thác sáng bừng lên muôn vùng”

Câu 5 (12 chữ cái): Câu đố trên gợi cho em đến địa danh nổi tiếng nào của nước ta?

Ở đâu thẳng cánh cò bay

Ở đâu lấp lánh cá tôm suốt ngày”

Câu 6 (16 chữ cái): Nhà máy thủy điện nào nằm trên sông Đà và được Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành?

Câu 7 (6 chữ cái): Câu đố trên gợi nhắc đến dòng sông nổi tiếng nào?

Sông gì nhẫn nhịn cũng đành

Từ bi phổ độ phúc lành trời ban?”

Ô chữ bí mật (7 chữ cái).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 7 ô chữ hàng ngang và hàng dọc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

Câu 1: Chợ nổi Cái Răng.

Câu 2: Sông Hồng.  

Câu 3: Xâm nhập mặn.

Câu 4: Sông Cửu Long.  

Câu 5: Đồng Tháp Mười.

Câu 6: Thủy điện Hòa Bình.

Câu 7:  Sông Lô 

Ô chữ chủ đề: Châu thổ

Ô CHỮ BÍ MẬT

 

C

H

Ơ

N

Ô

I

C

A

I

R

Ă

N

G

 

 

S

Ô

N

G

H

Ô

N

G

 

 

X

Â

M

N

H

Â

P

M

Ă

N

 

S

Ô

N

G

C

Ư

U

L

O

N

G

 

 

Đ

Ô

N

G

T

H

A

P

M

Ư

Ơ

I

 

T

H

U

Y

Đ

I

Ê

N

H

O

A

B

I

N

H

 

 

S

Ô

N

G

L

Ô

 

                                                     

-  GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi nêu hiểu biết về châu thổ Việt Nam.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Dựa vào kiến thức cá nhân, hãy nêu hiểu biết của bản thân về nền văn minh châu thổ của nước ta.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ trực tiếp, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về nên văn minh châu thổ của nước ta. 

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

 GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ: Châu thổ là một địa mạo cấu tạo khi một dòng sông chảy vào một vụng nước, nhỏ là hồ, đầm phá, lớn là vịnh, biển hay đại dương khiến dòng nước bị cản chậm lại. Chất phù sa cuốn theo dòng nước khi tốc độ nước không đủ mạnh sẽ phải lắng đọng xuống, bồi lên lòng sông và hai bên bờ. Ở nước ta có hai châu thổ là châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long, là nơi tập trung khu dân cư đồng thời là vùng kinh tế quan trọng của nước ta.

   Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng              Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- GV dẫn dắt vào bài: Nền văn minh của nhân loại gắn liền với những thành tựu do con người khai phá, chinh phục tự nhiên, trong đó có văn minh châu thổ các dòng sông lớn. Thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam hai vùng đồng bằng châu thổ lớn, đó là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Vậy quá trình hình thành và phát triển của châu thổ diễn ra như thế nào? Chế độ nước của dòng sông ra sao? Con người đã khai khẩn, cải tạo, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển châu thổ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ.

- Rèn luyện được kĩ năng khai thác thông tin từ hình ảnh, tư liệu phục vụ nội dung học tập.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo bốn nhóm, khai thác Hình 1.1, 1.2, thông tin trong mục I SGK tr.149 - 151 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2: Trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ.

- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long.

- Cho biết nền văn minh châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành bốn nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: 

+ Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 1.1, mục thông tin 1.1 SGK tr.149 – 150 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 1):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:….

Dựa vào Hình 1.1, mục thông tin 1.1 SGK tr.149 – 150, hãy hoàn thành thông tin về quá trình hình thành và phát triển châu thổ của sông Hồng vào bảng sau:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

 CHÂU THỔ SÔNG HÔNG

Đặc điểm

Nội dung

Diện tích

 

Nguồn gốc

 

Hình dạng

 

Qúa trình hình thành

 

Tác động của con người tới châu thổ

 

Điều kiện tự nhiên

 

+ Nhóm 3,4: Khai thác Hình 1.2, mục thông tin I.2 SGK tr.151 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Qúa trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 1):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:

Dựa vào Hình 1.2, mục thông tin I.2 SGK tr.151 và hoàn thành thông tin về quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long vào bảng sau:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

Đặc điểm

Nội dung

Diện tích

 

Nguồn gốc

 

Hình dạng

 

Qúa trình hình thành

 

Tác động của con người tới châu thổ

 

Điều kiện tự nhiên

 

- GV yêu cầu các nhóm liên hệ thực tế, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: Vì sao châu thổ có tên là sông Cửu Long.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu kết quả hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Có tên sông là Cửu Long, vì:

+ Do sông chia thành hai sông Tiền Giang, Hậu Giang rồi đổ ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàn Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc và Trần Đề.

+ Chín sông của Mê Kông như 9 con rồng uốn lượn nên được gọi tên khác là sông Cửu Long.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nền văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long là hai nền văn mình và là hai vùng kinh tế quan trọng của nước ta giúp phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Qúa trình hình thành và phát triển châu thổ.

Kết quả Phiếu học tập số 1, 2 được đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

   

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Dựa vào Hình 1.1, mục thông tin 1.1 SGK tr.149 – 150, hãy hoàn thành thông tin về quá trình hình thành và phát triển châu thổ của sông Hồng vào bảng sau:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

Đặc điểm

Nội dung

Diện tích

Diện tích khoảng 1500 km²

Nguồn gốc

Do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình trên vùng sụt lún thấp, rộng lớn.

Hình dạng

Có dạng hình tam giác (tam giác châu) với đỉnh ở thành phố Việt Trì (tỉnh Phú thọ), đáy là đường bờ biển từ thành phố Hải Phòng đến cửa sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình)

Qúa trình hình thành

Từ thời Lý các công trình quai đê lấn biển, đắp đê trên các triền sông vùng hạ lưu đã làm cho quá trình hình thành và phát triển châu thổ diễn ra nhanh và có hiệu quả hơn.

Tác động của con người đến châu thổ

- Cư dân di chuyển dần từ vùng trung du đến các vùng đồng bằng mới được bồi đắp dọc theo các triền sông ở vùng trung du ở vùng hạ du ven biển.

- Con người lao động cần cù, sáng tạo.

Điều kiện tự nhiên

- Khí hậu nóng ẩm.

- Địa hình bằng phẳng.

- Đất đai màu mỡ

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:…

Dựa vào Hình 1.2, mục thông tin 1.2 SGK tr.150 - 151, hãy hoàn thành thông tin về quá trình hình thành và phát triển châu thổ của sông Cửu Long vào bảng sau:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

Đặc điểm

Nội dung

Diện tích

Diện tích khoảng 40 000 km²

Nguồn gốc

Là bộ phận cuối cùng của hạ lưu châu thổ sông Mê Công. 

Hình dạng

Địa hình bằng phẳng

Qúa trình hình thành

Tiếp nhận nguồn nước và lượng phù sa dồi dào đã bồi đắp nên những cánh đồng rộng lớn, đất đai màu mỡ với diện tích rừng ngập mặn lớn. 

Tác động của con người đến châu thổ

Con người đã bỏ công sức khai phá, cải tạo góp phần tạo nên vùng đất trù phú. 

Điều kiện tự nhiên

- Địa hình bằng phẳng.

- Khí hậu điều hòa và hệ thống kênh rạch chẳng chịt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chế độ nước của các dòng sông chính.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.

- Rèn luyện được kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào cuộc sống.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, khai thác Bảng 1.1, 1.2, mục Em có biết, thông tin mục II SGK tr.152 - 153 và trả lời câu hỏi:

- Hãy mô tả chế độ nước của sông Hồng.

- Hãy mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS mô tả chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Ở nước ta, chế độ nước sông phụ thuộc vào chủ yếu chế độ khí hậu nên chế độ nước của các dòng sông chính của nước ta phân chia thành hai mùa tương ứng: mùa lũ xảy ra vào thời kì mùa mưa và mùa cạn vào thời kì mùa khô.

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chế độ nước của sông Hồng.

- GV chia HS cả lớp thành các cặp.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm cặp như sau: Khai thác Bảng 1.1, thông tin mục II.1 SGK tr.152 và hoàn thành bảng mẫu: Mô tả chế độ nước của sông Hồng (Bảng 1.1 được đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).   

MÔ TẢ CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG

Sông Hồng

Đặc điểm

Có mấy mùa, thời gian các mùa

 

Nước sông vào mùa lũ

 

Nước sông vào mùa cạn

 

Chế độ nước sông

 

Giải thích

 

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về chế độ nước của sông Hồng (Đính kèm ảnh, video phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và hoàn thành bảng mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS hoàn thành bảng mẫu mô tả chế độ nước của sông Hồng.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sông Hồng là sông lớn của nước ta và có vai trò quan trọng đối với nông nghiệp, thủy điện, nuôi trồng và vận tài đường thủy. Chính vì thế mực nước sông ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và cần có những biện pháp tăng cường canh gác, phát hiện mọi sự cố để đảm bảo mực nước sông Hồng tránh xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Chế độ nước của các dòng sông chính.

1. Chế độ nước của sông Hồng.

Kết quả bảng mẫu được đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

Bảng 1.1. Lưu lượng nước trung bình tháng của sông Hồng tại trạm Sơn Tây

(thành phố Hà Nội)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lưu lượng nước

(m³/s)

1270

1070

910

1060

1880

4660

7630

9040

6580

4070

2760

1690

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG

                      Sông Hồng mùa cạn                      Lũ sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn Lào Cai

Thủy điện Hòa Bình                                      Đoàn đầu chở đầy đá để trấn giữ mặt cầu

         mở cửa xả lước lũ                        Long Biên trong trận lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971

Video: https://www.youtube.com/watch?v=A2XuUrt1huc (Đại lũ lụt sông Hồng năm 1971)

Video: https://www.youtube.com/watch?v=PdmH9ls3U9k (Sông Hồng cạn nước – từ 0:00 đến 4:10)

KẾT QUẢ BẢNG MẪU

Sông Hồng

Đặc điểm

Có mấy mùa, thời gian các mùa

Chế độ nước có hai mùa rõ rệt: Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. 

Nước sông vào mùa lũ

Nước mùa lũ chiếm 75% đến 80% lượng nước cả năm, trong đó đỉnh lũ vào tháng 8 chiếm khoảng 21% lượng nước cả năm

Nước sông của cạn

Cạn nhất vào tháng 3

Chế độ nước sông

Nguồn cung cấp nước cho sông Hồng chủ yếu là mưa nên thời gian mùa lũ cũng sát theo mùa mưa. Mực nước sông vào lũ thấp hơn, mùa cạn được cung cấp bổ sung bằng lượng nước được xả từ các hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La…

Giải thích

Do sông có độ dốc lớn, mạng lưới sông có hình nan quạt, hai phụ lưu chính là sông Đà và sông lô đổ nước vào dòng chính ở khu vực thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) nên lũ của sông Hồng ở phần hạ lưu lên rất nhanh và thất thường, thời gian lũ kéo dài ảnh hưởng đến các vùng đồng bằng châu thổ.

* Nhiệm vụ 2: Chế độ nước của sông Cửu Long

- GV chia HS cả lớp thành các cặp.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm cặp như sau: Khai thác Bảng 1.2, thông tin mục II.2 SGK tr.153 và hoàn thành bảng mẫu: Mô tả chế độ nước của sông Cửu Long (Bảng 1.2 được đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).   

MÔ TẢ CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA SÔNG CỬU LONG

Sông Cửu Long

Đặc điểm

Có mấy mùa, thời gian các mùa

 

Nước sông vào mùa lũ

 

Nước sông vào mùa cạn

 

Chế độ nước sông

 

Giải thích

 

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về chế độ nước của sông Cửu Long (Đính kèm ảnh, video phía dưới Nhiệm vụ 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và hoàn thành bảng mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS hoàn thành bảng mẫu mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhìn chung chế dộ nước của sông Cửu Long điều hòa hơn chế độ sông Hồng và góp phần nhiều lợi ích cho trồng trọt vào mùa lũ về trồng trọt và thủy sản. Tuy nhiên cũng gây ra tình trạng ngập úng thường xuyên vào các mùa mưa và hình tượng xâm nhập mặn vào mùa khô.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Chế độ nước của sông Cửu Long

Kết quả bảng mẫu được đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

Bảng 1.2. Lưu lượng nước trung bình tháng của sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận

(tỉnh Tiền Giang)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lưu lượng nước

(/s)

3365

1870

1308

1204

1676

4104

7423

11726

13310

12984

9775

3886

 

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ DỘ NƯỚC ÔNG CỬU LONG

Người dân vớt lúa chưa kịp thu hoạch vì ngập lũ            Nhiều kênh rạch tại đồng bằng

                                                                                           sông Cửu Long cạn kiệt nước

           Tứ giác Long Xuyên ngập tự nhiên sâu      Đánh bắt thủy sản vào mùa lũ ở sông Cửu Long

                       đến 3m vào mùa lũ

 Video: https://www.youtube.com/watch?v=zlZfrevwfYs

KẾT QUẢ BẢNG MẪU

MÔ TẢ CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA SÔNG CỬU LONG

Sông Cửu Long

Đặc điểm

Có mấy mùa, thời gian các mùa

Chế độ nước sông có hai mùa. Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11. Mùa cạn từ tháng tháng 1 đến tháng 6.

Nước sông vào mùa lũ

Đỉnh lũ vào tháng 9, chiếm khoảng 76 – 80% lượng nước cả năm, nước sông tràn bờ, phủ ngập các vùng đất rộng lớn ở vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên.

Nước sông vào mùa cạn

Nước sông cạn nhất vào tháng 3 hoặc tháng 4

Chế độ nước sông

Chế độ nước sông Cửu Long đơn giản và khá điều hòa, lũ lên chậm và rút nhanh. Chế độ nước của sông Cửu Long còn chịu tác động mạnh của thủy triều.

Giải thích

Do sông dài, diện tích lưu vực sông lớn nên sông Cửu Long có lượng nước và lượng phù sa bồi đắp. Bên cạnh còn có sự điều tiết của Biển Hồ ở Cam – pu – chia có độ dốc lòng sông nhỏ và đổ ra biển.

     

Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.

- Rèn luyện được kĩ năng khai thác thông tin từ hình ảnh, tư liệu phục vụ nội dung học tập.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 1.3, 1.4, mục Em có biết, thông tin trong mục III SGK tr.153 - 155 và trả lời câu hỏi:

- Tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng.

- Tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng, sông Cửu Long.
  2. Tổ chức thực hiện:

...

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 8 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay