Giáo án điện tử tin học 10 kết nối bài 29: Nhận biết lỗi chương trình (2 tiết)
Bài giảng điện tử tin học 10 kết nối. Giáo án powerpoint bài 29: Nhận biết lỗi chương trình (2 tiết). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tin học 10 kết nối tri thức
NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
Một chương trình hoàn chỉnh được mô tả như hình dưới: Tiếp nhận các dữ liệu đầu vào, xử lí theo yêu cầu bài toán và đưa ra kết quả theo đúng yêu cầu.
Theo em nếu chương trình có lỗi, thì các lỗi này sẽ như thế nào và có thể ở đâu?
BÀI 29: NHẬN BIẾT LỖI CHƯƠNG TRÌNH (2 Tiết)
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Nhận biết lỗi chương trình
- Một số lỗi ngoại lệ thường gặp
- Nhận biết lỗi chương trình
Thảo luận nhóm đôi, hoàn thành Hoạt động 1 SGK tr.141:
Quan sát các trường hợp chương trình gặp lỗi như sau, từ đó nhận biết và phân biệt một số loại lỗi chương trình.
Trường hợp 1: Người lập trình viết sai cú pháp lệnh
Trường hợp 2: Người dùng nhập dữ liệu sai
Chương trình thông báo lỗi nhập dữ liệu không đúng khuôn dạng.
Trường hợp 3: Chương trình thông báo lỗi chỉ số vượt quá giới hạn cho phép
Trường hợp 4: Kết quả không đúng với yêu cầu bài toán
KẾT LUẬN
Phân biệt một số loại lỗi chương trình:
- Loại 1: Lỗi cú pháp. Đây là lỗi viết sai cú pháp, chương trình sẽ dừng lại ngay. Lỗi này là lỗi Runtime.
- Loại 2: Lỗi ngoại lệ. Đây là lỗi lôgic nội tại khi lập trình, chương trình sẽ dừng lại ngay và trả về một mã lỗi gọi là mã lỗi ngoại lệ. Lỗi này vẫn là lỗi Runtime.
- Loại 3: Lỗi khác. Các lỗi này chương trình không dừng lại mà chỉ đưa ra kết quả sai. Các lỗi loại này thường gọi là lỗi ngữ nghĩa hay lỗi lôgic bên trong chương trình.
Thảo luận cặp đôi và trả lời Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 142:
Câu 1. Khi gõ sai cú pháp một lệnh, chương trình sẽ dừng lại và báo lỗi, đó là lỗi loại gì?
Câu 2. Bài toán yêu cầu sắp xếp dãy số ban đầu thành dãy tăng dần. Giả sử dãy số ban đầu là [3, 1, 8, 10, 0]. Kết quả thu được dãy [1, 3, 8, 10, 0]. Chương trình có lỗi không? Nếu có thì lỗi đó thuộc loại gì?
- Một số lỗi ngoại lệ thường gặp
Đọc thông tin SGK mục 2 trang 143 và cho biết: Em hãy kể tên và mô tả một số lỗi ngoại lệ thường gặp trong chương trình Python.
Câu hỏi và bài tập củng cố
Hãy nêu mã lỗi ngoại lệ của mỗi lệnh sau nếu xảy ra lỗi?
- a) A[1.5] b) int("abc")
- c) "10"*3.5 d) 12 + x(10)
- a) Lỗi kiểu dữ liệu: TypeError.
- b) Lỗi giá trị dữ liệu: ValueError.
- c) Lỗi kiểu dữ liệu: TypeError.
- d) Có thể là các loại lỗi sau đây:
- TypeError nếu dữ liệu (số 10) truyền vào đối số của hàm x() bị sai kiểu.
- NameError nếu hàm x() chưa được định nghĩa trước đó.
- TypeError nếu giá trị trả lại của hàm x(10) không cùng kiểu để có thể thực hiện phép toán.
THỰC HÀNH
Lập trình và kiểm tra khả năng sinh lỗi khi chạy chương trình
Nhiệm vụ 1: Viết chương trình nhập các số nguyên m, n từ bàn phím, cách nhau bởi dấu cách. Chương trình đưa ra tổng hiệu của hai số đã nhập.
Các khả năng sinh lỗi của chương trình là:
- Các số m, n nhập vào không phải là số nguyên.
- Giữa hai số m, n không có dấu cách.
- Số n nhập vào là số 0.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tin học 10 kết nối tri thức