Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 10 kết nối tri thức
Tin học 10 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Tin học 10 kết nối
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC
BÀI 3: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU VÀ DỮ LIỆU VĂN BẢN (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nêu được các loại thông tin và các kiểu dữ liệu sẽ gặp trong chương tình tin học phổ thông.
- Biết được các bảng mã thông dụng ASCII và UNICODE.
- Giải thích được sơ lược về việc số hóa văn bản.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
- Năng lực riêng:
- Phân biệt được các kiểu dữ liệu.
- Xác định được mã của các kí tự trong bảng mã ASCII.
- Phẩm chất
- Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, tự gải quyết vấn đề có sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: HS được gợi mở về một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản.
- b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi về các dạng thông tin, dữ liệu và các câu hỏi gợi mở.
- c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi về các dạng thông tin, dữ liệu, đưa ra nhận định về cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS: “Hãy kể tên một số dạng thông tin mà em biết và cho ví dụ minh họa”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Dạng văn bản: sách, vở, báo chí...
+ Dạng hình ảnh: tranh, ảnh, video...
+ Dạng âm thanh: tiếng chim, tiếng đàn, tiếng trống...
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- GV dẫn dắt vào bài học: Thông tin trong máy tính tồn tại dưới dạng dữ liệu nhị phân. Do đó biểu diễn thông tin trong máy tính chính là mã hóa dữ liệu để đưa vào bộ nhớ.
Chúng ta đã từng biết một số phân loại thông tin ở mức thô như thông tin văn bản, thông tin hình ảnh hay âm thanh. Khi đưa vào máy tính, mỗi loại đều có những cách biểu diễn riêng, thậm chí mỗi loại trên có thể có nhiều cách biểu diễn tùy thuộc vào cách thức xử lí.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- PHÂN LOẠI VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
Hoạt động 1: Phân loại thông tin
- a) Mục tiêu: HS phân loại thông tin, sử dụng thẻ căn cước công dân làm ví dụ.
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới, làm Hoạt động 1, trả lời Câu hỏi và bài tập củng cố 1, 2.
- c) Sản phẩm: HS nêu được một số loại thông tin như văn bản, số, hình ảnh, từ đó trả lời Câu hỏi và bài tập củng cố 1, 2 (SGK) về phân loại thông tin.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình 3.1 trang 16 và thực hiện các yêu cầu: + Trên thẻ căn cước công dân trong Hình 3.1 có những thông tin gì? + Hãy chia những thông tin đó thành các nhóm, ví dụ nhóm các thông tin có thể tách ghép được hay so sánh được để tìm kiếm và nhóm các thông tin có thể thực hiện được với các phép tính số học. - GV lưu ý: Tiêu chí để sắp xếp các dữ liệu vào cùng một nhóm là chúng có cùng một cách xử lí (do đó để xử lí bằng máy tính, chúng sẽ có cùng một cách biểu diễn). - GV cho HS quan sát Hình 3.2, thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu thông tin SGK và phân biệt các dạng dữ liệu. - GV cho HS lấy thêm ví dụ. - HS đọc lại khung kiến thức trọng tâm. - HS làm Câu hỏi và bài tập củng cố 1, 2 SGK trang 17 theo nhóm đôi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm, suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra. - HS suy nghĩ, đọc SGk - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt đông, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. - HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng bài. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | 1. Phân loại thông tin và biểu diễn dữ liệu trong máy tính - Các thông tin trên căn cước công dân: · Ảnh · Họ và tên · Giới tính · Quốc tịch · Quê quán · Nơi cư trú · Ngày sinh · Thời gian hết hạn · Quốc hiệu, tiêu ngữ · Số căn cước công dân. - Các thông tin trên được chia thành ba nhóm: dữ liệu dạng số, dữ liệu dạng văn bản và dữ liệu hình ảnh.
- Các dữ liệu dạng số là các đối tượng có thể làm việc được với các phép tính số học. - Dữ liệu dạng văn bản có nhiều loại. Kiểu kí tự có thể làm việc với các phép toán như sắp xếp hay so sánh theo thứ tự trong bảng kí tự; trong khi đó các xâu kí tự - là một chuỗi các kí tự có thể được xử lí bằng các phép toán so sánh, sắp xếp, cắt, ghép... - Dữ liệu đa phương tiện (multimedia) bao gồm một số loại như âm thanh, hình ảnh, video. - Dữ liệu logic: thể hiện các trạng thái đúng sai, được dùng để mô tả các điều kiện thực hiện của các câu lệnh trong phần mềm. Câu hỏi và bài tập củng cố 1: Thực tế số căn cước công dân là một dãy chữ số, tuy nhiên đó là mã ghép. Ví dụ ba chữ số đầu là mã tỉnh thành, chữ số tiếp theo là mã gộp thế kỉ của ngày sinh và giới tính, hai chữ số tiếp theo là năm sinh, 6 chữ số còn lại cấp tuần tự khi công dân đến làm căn cước công dân. Bản chất của căn cước công dân là dữ liệu văn bản. Câu hỏi và bài tập củng cố 2: Một vài loại hồ sơ có dùng đến số có phần thập phân, tương ứng với kiểu số thực: điểm trung bình học bạ của HS hay hệ số lương của cán bộ, viên chức. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TIN HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 1
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
NỘI DUNG BÀI HỌC
Thông tin và dữ liệu
Đơn vị lưu trữ dữ liệu
Lưu trữ, xử lí và truyền thông bằng thiết bị số
- Thông tin và dữ liệu
Thảo luận nhóm 4, nghiên cứu thông tin SGK trang 6, 7 và nêu quá trình xử lí thông tin của máy tính:
Quá trình gồm mấy bước? Nêu các bước.
Máy tính sẽ xử lí thông tin hay dữ liệu, và cho ra kết quả là gì?
Dữ liệu đầu vào có thể từ đâu? Kết quả được đưa ra như thế nào?
- a) Quá trình xử lí thông tin
- Máy tính không tự nhận thức được mà chỉ là công cụ hỗ trợ cho con người trong quá trình nhận thức.
- Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm:
Bước 1
Tiếp nhận dữ liệu
Bước 2
Xử lí dữ liệu
Bước 3
Đưa ra kết quả
b) Phân biệt dữ liệu và thông tin
Hoạt động 1
Có thể đồng nhất thông tin với dữ liệu được không?
Có các ý kiến như sau về dữ liệu của một bài giảng môn Tin học:
An: Bài ghi trong vở của em là dữ liệu.
Minh: Tệp bài soạn bằng Word của cô giáo là dữ liệu.
Khoa: Dữ liệu là tệp video ghi lại tiết giảng của cô giáo.
Theo em, bạn nào nói đúng?
KẾT LUẬN
Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được.
Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu. Dữ liệu là các yếu tố thể hiện, xác định thông tin. Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối. Cùng một thông tin có thể được thể hiện bởi nhiều loại dữ liệu khác nhau. Ngược lại một dữ liệu có thể mang nhiều thông tin khác nhau.
Với vai trò là ý nghĩa, thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác định được.
Ví dụ: biển báo bệnh viện có thể ghi rõ, “không dùng còi” bằng văn bản hoặc dùng hình ảnh
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
BÀI 3: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU VÀ DỮ LIỆU VĂN BẢN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Tìm phát biểu chính xác nhất khi nói về biểu diễn thông tin:
A. Biểu diễn thông tin là cách mã hoá thông tin thành dữ liệu nhị phân.
B. Biểu diễn thông tin là cách mã hoá thông tin
C. Biểu diễn thông tin là cách mã hoá thông tin thành thông tin nhị phân.
D. Biểu diễn thông tin là biến đổi thông tin thành dữ liệu nhị phân.
Câu 2: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Khi đưa vào máy tính thông tin chuyển thành dữ liệu
B. Dữ liệu là số có thể tính toán và so sánh.
C. Dữ liệu là văn bản không thể tách so sánh được
D. Biểu diễn thông tin là mã hoá thông tin.
Câu 3: Đâu không phải kiểu dữ liệu thường gặp?
A. Bit.
B. Văn bản.
C. Số.
D. Lôgic.
Câu 4: Tác dụng của việc phân loại dữ liệu là gì?
A. Tạo điều kiện thuận lợi cho xử lí thông tin.
B. Có cách biểu diễn phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí thông tin.
C. Dễ gọi tên và phân biệt
D. Xử lí thông tin chính xác.
Câu 5: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
- Ban đầu bảng mã ASCII thể hiện đúng 128 kí tự.
- Bảng mã ASCII mở rộng dùng 8 bit để biểu diên mọi kí tự.
- Bảng mã ASCII dùng 3 byte để biểu diễn nguyên âm.
- Mọi kí tự đều biểu diễn bằng 1 byte trong bảng mã ASCII.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 6: Trong bảng mã Unicode Tiếng Việt, mỗi kí tự được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?
A. 1 byte.
B. 2 byte.
C. 3 byte.
D. Từ 1 đến 3 byte.
Câu 7: Trong chương trình THPT, các kiểu dữ liệu nào được đề cập?
A. Văn bản, số.
B. Lôgic.
C. Văn bản, số; Lôgic; Đa phương tiện.
D. Đa phương tiện.
Câu 8: Trong bảng chữ cái La tinh không có kí tự nào sau đây?
A. Đ.
B. G
C. H
D. L
Câu 9: Việt Nam ban hành sử dụng UTF-8 từ năm nào?
A. 2015
B. 2016.
C. 2018.
D. 2017.
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TIN HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Tin học 10 kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1
MÔN: TIN HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
TT | Nội dung kiến thức/ kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng số câu |
Tổng% điểm
| ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1 | Chủ đề 1. Máy tính và xã hội tri thức | 4 | 2 | 2 | 1 | 9 | 22,5 % (2,25 điểm) | |||||
2 | Chủ đề 2. Mạng máy tính và Internet | 4 | 3 | 1 | 8 | 20,0 % (2,0 điểm) | ||||||
3 | Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số | 2 | 2 | 1 | 4 | 1 | 25,0 % (2,5 điểm) | |||||
4 | Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (Bài 16 – 20) | 3 | 2 | 1 | 1 | 1 | 7 | 1 | 32,5 % (3,25 điểm) | |||
Tổng | 13 | 0 | 9 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 28 | 2 | 100% (10,0 điểm) | |
Tỉ lệ % | 32,5% | 37,5% | 25% | 5% | 70% | 30% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: TIN HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1.Thứ tự các bước quá trình xử lí thông tin/dữ liệu bằng máy tính là:
A. Xử lí dữ liệu → Tiếp nhận dữ liệu → Đưa ra kết quả
B. Đưa ra kết quả → Tiếp nhận dữ liệu → Xử lí dữ liệu
C. Tiếp nhận dữ liệu → Đưa ra kết quả → Xử lí dữ liệu
D. Tiếp nhận dữ liệu → Xử lí dữ liệu → Đưa ra kết quả
Câu 2. Định nghĩa nào về Byte là đúng?
A. Là một ký tự.
B. Là một đơn vị dữ liệu 8 bit.
C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính.
D. Là dãy 8 chữ số.
Câu 3. Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị thông minh?
A. Đồng hồ vạn niên
B. Điện thoại Iphone 14
C. Đồng hồ kết nối điện thoại
D. Camera có kết nối wifi
Câu 4. Tại sao cần xây dựng bảng mã Unicode?
A. Dùng cho các quốc gia sử dụng chữ tượng hình.
B. Dùng một bảng mã chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số quốc gia, đáp ứng nhu cầu cần dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.
C. Để đảm bảo bình đẳng cho mọi quốc gia trong ứng dụng tin học.
D. Bảng mã ASCII mã hóa mỗi kí tự bởi 1 byte. Giá thành thiết bị lưu trữ ngày càng rẻ nên không cần phải sử dụng các bộ kí tự mã hóa bởi 1 byte.
Câu 5. Theo quy tắc cộng 2 số nhị phân, thì 0+0=?
A. 0
B. 1
C. 11
D. 10
Câu 6. Kết quả phép nhân hai số 10102 và số 1102 là:
A. 111100
B. 111000
C. 110100
D. 101101
Câu 7. Cho mệnh đề p là “Hoàng khéo tay”, q là “Hoàng chăm chỉ”. Em hãy diễn giải bằng lời các mệnh đề “p AND NOT q”?
A. Hoàng khéo tay nhưng không chăm chỉ
B. Hoàng khéo tay và chăm chỉ
C. Hoàng khéo tay hoặc chăm chỉ
D. Hoàng không khéo tay nhưng chăm chỉ
Câu 8. Điều nào sai khi nói về ảnh định dạng “.PNG”?
A. Tuy kích thước giảm đáng kể so với ảnh bitmap nhưng chất lượng ảnh đủ tốt.
B. Kích thước tệp nhỏ, giảm được chi phí lưu trữ.
C. Kích thước tệp nhỏ nên khi dùng với web tải về nhanh hơn.
D. Công nghệ web không dùng được với các định dạng ảnh khác với “.PNG”.
Câu 9. Số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh được gọi là gì?
A. Tốc độ bit.
B. Quãng đường bit.
C. Chiều dài bit.
D. Tín hiệu số.
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối trực tiếp với nhau qua cáp truyền tín hiệu.
B. Mạng LAN là mạng kết nối các máy tính trong một quy mô địa lí nhỏ.
C. Các máy tính trong mạng LAN cần được đặt trong một phòng.
D. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối qua cùng một bộ thu phát wifi.
Câu 11. Trong điện toán đám mây, thuật ngữ Nền tảng như là dịch vụ được viết tắt là gì?
A. IaaS
B. NaaS
C. PaaS
D. CaaS
Câu 12. Đâu không phải là sản phẩm của Internet vạn vật?
A. Chăn nuôi thông minh
B. Nhà thông minh
C. Thành phố thông minh
D. Nhà cao tầng
Câu 13. Phát biểu nào đúng?
A. IoT là mạng kết nối các thiết bị thông minh thông qua mạng Internet nhằm thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu.
B. IoT là mạng của các thiết bị thông minh nhằm thu thập và xử lí dữ liệu tự động.
C. IoT là mạng của các thiết bị tiếp nhận tín hiệu.
D. IoT là mạng của các máy tính, nhằm trao đổi dữ liệu với nhau.
Câu 14. Bạn A khi mở máy tính tại 1 quan nét có phát hiện 1 tài khoản facebook chưa đăng thoát. Bạn A vào sử dụng tài toàn đó, cụ thể nhắn tin vay tiền 1 vài người bạn trong nhóm.
Hành vi bạn A có vi phạm sử dụng thông tin trên mạng không?
A. Bạn A không vi phạm.
B. Bạn A vi phạm.
C. Chủ quán nét vi phạm.
D. Không ai phải chịu trách nhiệm.
Câu 15. Phần mềm độc hại là phần mềm như thế nào?
A. Viết ra với ý đồ xấu, gây ra các tác động không mong muốn.
B. Phần mềm ứng dụng được chia sẻ trên mạng.
C. Phần mềm hệ thống chia sẻ trên mạng.
D. Các trò trơi điện tử trên mạng.
Câu 16. Loại file nào được nêu sau đây có thể phát tán được virus?
A. .exe
B. .com
C. .doc
D. Tất cả các file trên
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 10 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Tin học 10 kết nối tri thức, soạn Tin học 10 kết nối tri thức
Tài liệu giảng dạy môn Tin học THPT