Giáo án chuyên đề Tin học 10 theo định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập định hướng tin học ứng dụng 10 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Bản xem trước: Giáo án chuyên đề Tin học 10 theo định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH LÀM VIỆC VỚI CÁC TỆP VĂN BẢNBÀI 1: LẬP DÀN Ý VÀ ĐỊNH DẠNG VỚI CÁC CÔNG CỤ NÂNG CAO
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu được thế nào là phong cách trình bày văn bản.
- Hiểu được thế nào là định dạng văn bản với các mẫu định dạng.
- Nắm được các tính năng và ưu điểm của định dạng văn bản với các mẫu định dạng.
- Biết được ưu điểm của việc lập dàn ý văn bản trước khi thực hiện chi tiết. Lập được dàn ý của cuốn Cẩm nang du lịch cho nhóm mình.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm lập dàn ý và định dạng với các công cụ nâng cao.
- Năng lực riêng:
- Biết, áp dụng được, chỉnh sửa được và vận dụng thành thạo các mẫu văn bản được thiết kế sẵn.
- Vận dụng kiến thức đã học để lên ý tưởng và lập dàn ý cho cuốn Cẩm nang du lịch cho nhóm mình.
- Biết tra cứu thông tin trên internet và từ các nguồn khác để tham khảo, thu thập thông tin cần thiết.
- Lên kế hoạch, phân công và làm việc nhóm hiệu quả.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, vận dụng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách chuyên đề học tập Định hướng tin học ứng dụng 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
- Tệp văn bản ở Hình 1.1 đã được gõ trước nội dung.
- Tệp văn bản ở Hình 1.4.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
Sách chuyên đề học tập Định hướng tin học ứng dụng 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- HS lắng nghe GV giới thiệu Dự án chung của ba chuyên đề và Dự án ở từng giai đoạn cụ thể.
- Dẫn dắt, gợi mở cho HS về việc cần khám phá công cụ định dạng văn bản nâng cao để thực hiện dàn ý của Cẩm nang du lịch.
- Nội dung:
- GV cho HS đọc và giải thích cho HS về Dự án chung của ba chuyên đề và Dự án ở từng giai đoạn cụ thể.
- GV cho HS quan sát Hình 1.1. HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập:
- HS nắm được Dự án chung của toàn chuyên đề và Dự án theo từng giai đoạn.
- HS mô tả được định dạng của văn bản mẫu.
- HS hình dung được công cụ đã học cần sử dụng để định dạng được như mẫu.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS tự đọc nội dung thông tin phần Khởi động tr.5 và giải thích cho HS về Dự án chung của ba chuyên đề và Dự án ở từng giai đoạn cụ thể.
+ Dự án chung: HS sẽ được khám phá và sử dụng các công cụ Tin học văn phòng để thực hiện Dự án quảng bá dịch vụ du lịch, giới thiệu vẻ đẹp quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Mỗi nhóm HS sẽ đóng vai một công ty du lịch, lựa chọn địa danh mà các em yêu thích để giới thiệu dự án.
+ Dự án ở từng giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: Thiết kể Cẩm nang du lịch với phần mềm soạn thảo văn bản.
Giai đoạn 2: Xây dựng Chương trình Báo giá với phần mềm bảng tính.
Giai đoạn 3: Truyền thông, quảng bá dịch vụ du lịch với phần mềm trình chiếu.
à Kết thúc 3 giai đoạn, các nhóm sẽ báo cáo, trưng bày sản phẩm Dự án của nhóm mình tại “Hội chợ du lịch ba miền”.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 tr.5 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết cần sử dụng các công cụ đã học nào của phần mềm soạn thảo văn bản để định dạng văn bản được như vậy.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để hiểu được thế nào là phong cách trình bày văn bản, là định dạng văn bản với các mẫu định dạng, nắm được các tính năng và ưu điểm của định dạng văn bản với các mẫu định dạng, cũng như những ưu điểm của việc lập dàn ý văn bản trước khi thực hiện chi tiết, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Lập dàn ý và định dạng với các công cụ nâng cao.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Phong cách trình bày văn bản và mẫu định dạng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được mẫu định dạng là gì, cách định dạng một văn bản, định dạng tương đồng của một văn bản và một số mẫu định dạng văn bản.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc mục 1, quan sát Hình 1.2, 1.3; HS trả lời phần hoạt động 1 và câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở:
- Phong cách định dạng văn bản.
- Cấu phần của một văn bản cần có định dạng tương đồng.
- Mẫu định dạng và một số mẫu định dạng văn bản.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin phần phong cách định dạng văn bản tr.5 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu phong cách định dạng văn bản. - GV trình chiếu cho HS một số văn bản mẫu (sách, truyện, tiểu luận, bài báo khoa học).
- GV yêu cầu HS đọc mục định dạng tương đồng của văn bản tr.6 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cách định dạng tương đồng của một văn bản để đáp ứng yêu cầu khoa học, nhất quán, dễ dàng theo dõi và quản lí. - GV lưu ý HS: Tùy thuộc vào thể loại, nội dung và đối tượng bạn đọc mà văn bản có cấu trúc, định dạng khác nhau.
- GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 1 tr.7: Chỉ ra tiêu đề chính, tiêu đề phụ, các mục, tiểu mục trong văn bản tại Hình 1.1.
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số thể loại văn bản với cấu trúc tương ứng:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin một số mẫu định dạng văn bản (Styles), quan sát Hình 1.2 tr.6 và cho biết: Nêu tên các kiểu định đạng mẫu trong Hình 1.2. Hoạt động 1 - GV cho HS quan sát Hình 1.3, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: + Mẫu định dạng trong Hình 1.3 có tên là gì? + Hãy miêu tả một số định dạng của mẫu đó: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ, kiểu căn lề, khoảng cách dãn dòng.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời Câu hỏi 2 tr.7: Chỉ ra các mẫu định dạng sẵn có trên Hình 1.2 có thể áp dụng cho tiêu đề chính, tiêu đề phụ, các mục chính và tiểu mục của văn bản tại Hình 1.1.
- GV hướng dẫn HS đọc mục Ghi nhớ và chốt kiến thức: + Một văn bản có thể có nhiều cách định dạng khác nhau, tùy thuộc vào sở thích, thẩm mĩ của mỗi người. Để có được một văn bản mang tính chuyên nghiệp, cần đảm bảo tính khoa học, nhất quán trong định dạng. + Mẫu định dạng là tập hợp các định dạng được thiết kế sẵn cho phép sử dụng trực tiếp hoặc tùy chỉnh hay làm cơ sở để tạo mẫu định dạng mới cho riêng người sử dụng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung thông tin mục 1, quan sát Hình 1.2, 1.3, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi các câu hỏi trong phần Hoạt động 1 và Câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Phong cách trình bày văn bản và mẫu định dạng - Phong cách định dạng văn bản: + Là việc lựa chọn phông chữ, màu chữ, cỡ chữ, căn lề, khoảng cách giữa các dòng và đoạn văn bản. + Phụ thuộc vào: sở thích, thẩm mĩ của mỗi người. + Để có một văn bản có bố cục hợp lí, cân đối, đẹp mắt, ta cần chọn phong cách trình bày văn bản sao cho khoa học, nhất quán, phù hợp với nội dung văn bản và đối tượng bạn đọc. - Để đáp ứng yêu cầu khoa học, nhất quán, dễ dàng theo dõi và quản lí, cần định dạng tương đồng một văn bản như sau: + Tiêu đề chính (title): tên văn bản được định dạng nổi bật. + Tiêu đề phụ (Sub-title): sử dụng để giải thích, bổ sung thêm thông tin cho tiêu đề chính. + Mục chính (Heading 1), tiểu mục (Heading 2), tiểu mục con (Heading 3). Mỗi phân cấp mục nên có định dạng khác với các phần nội dung còn lại (Normal) trong văn bản và thống nhất trong toàn văn bản để dễ phân biệt từng cấp độ. - Trong Hình 1.1 có: + Tiêu đề chính: Mù Cang Chải. + Tiêu đề phụ: Cẩm nang du lịch. + Các mục: · Vị trị địa lí · Văn hóa con người · Ẩm thực · Các điểm đến không thể bỏ lỡ + Các tiểu mục: · Vị trí · Địa hình · Khí hậu · Những nét văn hóa đặc sắc · Con người, phong tục, tập quán · Cốm Tú Lệ · Táo méo · Măng, rau rừng · Đồi mâm xôi · Đồi móng ngựa · Lim Mông, Lim Thái · Đèo Khau Phạ.
- Các kiểu định dạng mẫu: + Mẫu định dạng Normal, gợi ý áp dụng cho nội dung chính của văn bản. + Mẫu định dạng Heading 1, gợi ý áp dụng cho các mục chính. + Mẫu định dạng Title, gợi ý áp dụng cho tiêu đề chính.
- Mẫu định dạng trong Hình 1.3: Title. - Miêu tả một số định dạng: + Phông chữ: Cambria. + Cỡ chữ: 28. + Màu chữ: đỏ. + Kiểu căn lề: căn giữa,…
- Mẫu định dạng Title: tiêu đề chính (Mù Cang Chải). - Mẫu định dạng Sub-title: tiêu đề phụ Cẩm nang du lịch. - Các mục chính Heading 1: Vị trị địa lí, Văn hóa con người, Ẩm thực, Các điểm đến không thể bỏ lỡ. - Tiểu mục Heading 2: Vị trí, Địa hình, Khí hậu, Những nét văn hóa đặc sắc,…
|
Hoạt động 2: Quản lí các mục, tiểu mục bằng ngăn điều hướng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách quản lí các mục chính, tiểu mục của văn bản bằng ngăn điều hướng.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc mục 2, quan sát Hình 1.4; HS trả lời phần hoạt động 1 và câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở:
- Cách quản lí các mục, tiểu mục bằng ngăn điều hướng
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS quán sát Hình 1.4 và giới thiệu kiến thức: Khi các mục chính, tiểu mục của văn bản được định dạng bằng mẫu định dạng Heading 1, Heading 2,…ta có thể quản lí chúng trong mục Headings của ngăn điều hướng (Navigation Pane).
Hoạt động 2 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát Hình 1.4 – Nội dung trong ngăn điều hướng của một văn bản về thực đơn. Hãy quan sát và cho biết: a. Đâu là các mục chính được áp dụng mẫu định dạng Heading 1. b. Đâu là các tiểu mục được áp dụng mẫu định dạng Heading 2. c. Đâu là các tiểu mục con được áp dụng mẫu định Heading 3. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Làm thế nào để thêm vào danh sách món ăn trong thực đơn ở Hình 1.4 một món canh cua, ví dụ Canh cua nấu rau? - GV hướng dẫn HS: + Món cần thêm vào là gì? + Món này sẽ nằm ở đâu trong thực đơn? + Phân cấp của mục này là gì? + Các bước cần thực hiện là gì? - GV hướng dẫn HS tự đọc mục Ghi nhớ và chốt kiến thức: Khi áp dụng mẫu định dạng cho các mục chính, tiểu mục trong văn bản, ta có thể quản lí chúng dễ dàng bằng ngăn điều hướng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung thông tin mục 2, quan sát Hình 1.4, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi các câu hỏi trong phần Hoạt động 2 và Câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Quản lí các mục, tiểu mục bằng ngăn điều hướng - Trong Hình 1.4 : + Các mục chính được áp dụng mẫu định dạng Heading 1: · Khai vị · Món chính · Tráng miệng. + Các mục chính được áp dụng mẫu định dạng Heading 2: · Súp gà · Súp ngô · Với gà · Với cá · Canh, rau · Hoa quả · Kem + Các mục chính được áp dụng mẫu định dạng Heading 3: · Gà luộc · Gà rang · Cá rán · Cá hấp · Canh cá nấu chua · Rau cải xào nấm
- Các bước cần thực hiện để thêm vào danh sách món ăn Canh cua nấu rau trong thực đơn Hình 1.4: + Chèn tên món ăn vào đúng vị trí trong văn bản. + Áp dụng Styles phù hợp cho dòng văn bản đó. + Kiểm tra trong Navigation pane. |
Hoạt động 3: Thực hành
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành lập nhóm, lựa chọn dự án và lập dàn ý cho Cẩm nang du lịch, đáp ứng các yêu cầu về nội dung của sản phẩm đầu ra của chuyên đề.
- Nội dung: GV chia HS thành các nhóm và hướng dẫn HS thực hành lựa chọn dự án và lập dàn ý cho Cẩm nang du lịch, đáp ứng các yêu cầu về nội dung của sản phẩm đầu ra của chuyên đề.
- Sản phẩm học tập: HS thực hành theo các nhiệm vụ:
- Lập nhóm và lựa chọn dự án.
- Soạn thảo dàn ý cho Cẩm nang du lịch của nhóm.
- Lựa chọn phong cách văn bản và xác định các thành phần của văn bản.
- Định dạng dàn ý bằng công cụ Syles.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS nội dung thực hành của chuyên đề: + Sản phẩm đầu ra của chuyên đề là cuốn Cẩm nâng du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá về một địa danh du lịch mà nhóm em yêu thích và lựa chọn để giới thiệu đến khách hàng tại Hội chợ du lịch ba miền. + Về nội dung: Cuốn cẩm nang du lịch cần có thông tin của địa danh đó, cụ thể : · Vị trị địa lí · Địa hình · Thời tiết · Phong cảnh · Văn hóa · Con người · Ẩm thực + Về hình thức: Thông tin ở dạng văn bản và hình ảnh. + Tiêu chí đánh giá sản phẩm đầu ra của chuyên đề: - GV phổ biến cho HS nhiệm vụ thực hành: Lập nhóm, lựa chọn dự án và lập dàn ý cho Cẩm nang du lịch. Nhiệm vụ 1: Lập nhóm và lựa chọn Dự án - GV chia lớp thành các nhóm Dự án. Mỗi nhóm gồm 5-7 HS. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, chọn ra một địa danh mà các em yêu thích nhất để giới thiệu trong Dự án này. - GV yêu cầu các nhóm lên ý tưởng và lập kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Nhiệm vụ 2: Soạn thảo dàn ý cho Cẩm nang du lịch của nhóm - GV gợi ý cho HS: + Sử dụng các công cụ đã biết: phần mềm Sơ đồ tư duy, tra cứu trên internet,… + Bám sát vào yêu cầu về nội dung của Cẩm nang du lịch để có dàn ý đầy đủ: · Vị trí, địa hình của địa danh đó? · Văn hóa, con người ở đây ra sao? · Thời tiết ở đây như thế nào? · Phong cảnh, những điểm ấn tượng không thể bỏ lỡ khi đến địa danh này gồm những gì? · Ẩm thực ở đây ra sao? Liệt kê các món ăn nhất định phải nếm thử khi đã đến nơi này? Nhiệm vụ 3: Lựa chọn phong cách văn bản và xác định các thành phần của văn bản - GV hướng dẫn các nhóm quan sát Hình 1.5 tr.9 để xác định phong cách định dạng văn bản cho nhóm.
Nhiệm vụ 4: Định dạng dàn ý bằng công cụ Styles - GV hướng dẫn HS: + Các Styles có sẵn không phải syles nào cũng có định dạng như chúng ta mong muốn, ví dụ phông chữ không hỗ trợ tiếng Việt. + Chúng ta có thể hoàn toàn chỉnh sửa style này rồi mới áp dụng. - GV lưu ý HS: Ta có thể tạo ra một style mới hoàn toàn, nhưng chỉnh sửa một style sẵn có sẽ tiết kiệm thời gian hơn vì tận dụng được định dạng phức tạp sẵn có. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hành theo các nhiệm vụ: + Lập nhóm và lựa chọn dự án. + Soạn thảo dàn ý cho Cẩm nang du lịch của nhóm. + Lựa chọn phong cách văn bản và xác định các thành phần của văn bản. + Định dạng dàn ý bằng công cụ Syles. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS lưu lại bài đã hoàn thành và báo cáo kết quả thực hành với GV. - GV nhận xét, đánh giá bài thực hành của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 3. Thực hành Soạn thảo dàn ý cho Cẩm nang du lịch của nhóm - Bước 1: Tạo mới và lưu tệp. Tạo mới và lưu văn bản với tên Camnangdulich. <Tên nhóm>. <Ngày tạo>.docx - Bước 2: Đặt tiêu đề chính, tiêu đề phụ cho văn bản + Tiêu đề chính: tên địa điểm du lịch nhóm lựa chọn để giới thiệu, ví dụ Mù Cang Chải. + Tiêu đề phụ: chọn một câu ngắn gọ, hấm dẫn để giới thiệu về địa điểm đó, ví dụ Niềm tự hào nơi địa đầu Tổ quốc. - Bước 3: Lập dàn ý cho cẩm nang du lịch + Xác định các mục chính, tiểu mục để lập được dàn ý đầy đủ. + Soạn thảo văn bản dàn ý sao cho mỗi mục, tiểu mục là mỗi đoạn văn riêng biệt. Lựa chọn phong cách văn bản và xác định các thành phần của văn bản
Định dạng dàn ý bằng công cụ Styles - Bước 1: nháy nút phải chuột vào mẫu cần chỉnh sửa, chọn lệnh Modify
- Bước 2: Chỉnh sửa tùy ý các định dạng trong phần Formatting. - Bước 3: nháy chuột chọn OK để lưu các thay đổi. Sau khi chỉnh sửa các mẫu định dạng trên, thực hiện áp dụng cho các thành phần của dàn ý: + Bước 1: chọn đoạn văn bản cần áp dụng mẫu định dạng. + Bước 2: nháy chuột chọn mẫu định dạng phù hợp.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập việc quản lí các mục, tiểu mục bằng Navigation pane; HS nhìn được tổng thể cấu trúc văn bản của mình với sự hỗ trợ của Navigation pane
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS; HS thực hành thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện dàn ý Cẩm nang du lịch của nhóm.
- Sản phẩm học tập: HS chỉnh sửa và hoàn thiện dàn ý Cẩm nang du lịch của nhóm một cách đầy đủ nhất.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Mở ngăn điều hướng Navigation pane bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+F. Khi ngăn điều hướng hiện ra ở bên trái màn hình soạn thảo như Hình 1.4, nháy chuột chọn Heading. Quan sát cấu trúc của cẩm nang du lịch hiển thị trong ngăn điều hướng. Thảo luận để bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện dàn ý Cẩm nang du lịch của nhóm em. Nháy chuột vào từng đoạn văn trong ngăn điều hướng, theo dõi vị trí của con trỏ soạn thảo.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS nháy chuột vào từng đoạn văn trong ngăn điều hướng, theo dõi sự thay đổi vị trí của con trỏ soạn thảo và khám phá tính năng hữu ích của Navigation pane
- Nếu đoạn văn nào có trong văn bản, nhưng chưa xuất hiện trong Navigation pane, hoặc xuất hiện trong Navigation pane nhưng với cấp độ chưa phù hợp, nghĩa là HS áp dụng style hoặc chọn style chưa phù hợp cho đoạn văn đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập nâng cao, thực hiện làm cho văn bản thêm đẹp mắt và chuyên nghiệp.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS; HS thực hành thảo luận, khám phá cách sử dụng công cụ Themes để áp dụng một mẫu văn bản yêu thích cho sản phẩm của nhóm.
- Sản phẩm học tập: Sản phẩm cẩm nang du lịch của nhóm sau khi đã được chỉnh sửa cho đẹp mắt và chuyên nghiệp hơn.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Sau khi định dạng dàn ý bằng công cụ Stylesm, em có thể áp dụng các mẫu văn bản có sẵn bằng công cụ Theme trên dải lệnh Design để văn bản thêm đẹp mắt và chuyên nghiệp. Hãy khám phá cách sử dụng cộng cụ Themes để áp dụng một mẫu văn bản yêu thích cho sản phẩm của nhóm.
- GV hướng dẫn HS: Themes là các chủ đề được thiết kế sẵn bao gồm phối hợp các gam màu, phông chữ và các hiệu ứng định dạng đồ họa trong văn bản. Chúng ta có thể áp dụng, thay đổi chủ đề hoặc tùy chỉnh phông chữ, màu sắc, hiệu ứng của chủ đề đó.
- GV trình chiếu cho HS quan sát 2 văn bản có nội dung, cấu trúc giống hệt nhau nhưng được áp dụng 2 themes khác nhau:
- GV hướng dẫn HS: Phần mềm soạn thảo văn bản World cung cấp công cụ Themes trên dải lệnh Design, với nhiều chủ đề được thiết kế chuyên nghiệp, phù hợp với nhiều loại văn bản khác nhau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Bước 1: nháy chuột vào nút lệnh Themes trên dải lệnh Design. Chọn kiểu Themes trong danh sách có sẵn.
- Bước 2: nháy chuột chọn kiểu thiết kế phù hợp cho Themes vừa chọn. Chỉnh sửa các thiết có sẵn:
+ Màu sắc bằng lệnh Color
+ Phông chữ bằng lệnh Font
+ Khoảng cách đoạn bằng lệnh Paragrap Spacing.
+ Hiệu ứng đồ họa dùng lệnh Effects
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
* Hướng dẫn về nhà
- HS ôn lại các kiến thức đã học.
- HS tiếp tục vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện cuốn Cẩm nang du lịch cho nhóm mình.
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập định hướng tin học ứng dụng 10 sách kết nối tri thức với cuộc sống, giáo án chuyên đề định hướng tin học ứng dụng 10 kết nối, giáo án định hướng tin học ứng dụng chuyên đề 10 sách KNTT
Tài liệu giảng dạy môn Tin học THPT