Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 1: Bài tập bổ trợ trong bóng rổ
Giáo án Bài 1: Bài tập bổ trợ trong bóng rổ sách Giáo dục thể chất 6 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Thể dục 6 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án Thể dục 6 sách chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án thể dục 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
PHẦN BA: THỂ THAO TỰ CHỌN
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHỦ ĐỀ 3: BÓNG RỔ
NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
NỘI DUNG | TUẦN | |||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
Bài 1: Bài tập bổ trợ trong bóng rổ (6 tiết) | ||||||||||||
Một số bài tập bổ trợ di chuyển không bóng | + |
| - |
| - | - |
|
| - | - |
|
|
Một số bài tập bổ trợ làm quen với bóng |
|
| + |
| - | - |
|
| - | - |
|
|
Bài 2: Kĩ thuật chuyền và bắt bóng (4 tiết) | ||||||||||||
Kĩ thuật chuyền bóng |
| + |
|
| - | - |
| - |
| - |
| - |
Kĩ thuật bắt bóng |
|
|
|
| + | - |
| - |
| - |
| - |
Bài 3: Kĩ thuật dẫn bóng (6 tiết) | ||||||||||||
Tại chỗ dẫn bóng cao tay | + | - |
| - | - |
| - | - | - |
| - | - |
Tại chỗ dẫn bóng thấp tay |
| + |
| - | - |
| - | - | - |
| - | - |
Bài 4: Kĩ thuật ném rổ một tay trên vai (8 tiết) | ||||||||||||
Kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên vai |
|
| + | - |
| - | - | - | - | - | - | - |
Một số điều luật cơ bản trong bóng rổ |
|
|
| + |
| - | - | - | - | - | - | - |
Một số trò chơi vận động | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + |
Kí hiệu: (+) học nội dung mới (-) nội dung ôn tập
BÀI 1: BÀI TẬP BỔ TRỢ TRONG BÓNG RỔ
(Thời lượng: 6 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện các bài tập bổ trợ trong môn bóng rổ.
- Hướng dẫn được học sinh quan sát tranh ảnh và động tác mẫu để tập luyện.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học và tự chủ: tự tìm hiểu nội bài học qua hình ảnh và ghi chú sống động, cụ thể, hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học. Tự tập luyện thường xuyên đối với học sinh trong và sau các giờ học trên lớp.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: các trò chơi vận động và phần luyện tập nhóm có thể vận dụng để giúp học sinh hình thành năng lực giao tiếp, việc phân chia nhóm tập luyện, giao nhiệm vụ tập luyện cụ thể cho hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm thực hiện những nhiệm vụ được giao.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: khuyến khích sự sáng tạo thông qua các trò chơi vận động và kiến thức của phần vận dụng được cung chủ đề đề đặt ra các vấn đề cần giải quyết, sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển năng vấn đề và sáng tạo trong giờ học
- Năng lực riêng:
+ Năng lực chăm sóc sức khoẻ: vận dụng vào trong các hoạt động trò chơi vận động cũng như kiến thức dạy học trên lớp. Thông qua đó, học sinh sẽ phát triển năng lực chăm sóc sức khoẻ.
+ Năng lực vận động cơ bản: thông qua hình thức các động tác bổ trợ và trò chơi vận động để mang tính thu hút và hấp dẫn học sinh.
+ Năng lực hoạt động thể dục thể thao: chủ đề thể thao tự chọn được đông đảo học sinh quan tâm và yêu thích, với các kĩ thuật cơ bản và đơn giản, dễ dàng tập luyện và tổ chức thực hiện.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ, không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.
- Quả bóng rổ, rổ đựng bóng, đồng hồ bám giờ, còi.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS khởi động
+ Chạy chậm vòng quanh sân trường với tốc độ chậm đến nhanh.
+ Tập hợp học sinh thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau, có thể mới một học sinh lên để đếm nhịp và thực hiện mẫu cho các bạn khác. Các động tác xoay các khớp theo thứ tự từ trên xuống dưới bao gồm đầu, cổ, tay, vai, hông, góp duỗi gối, có tay – cổ chân.
+ Các động tác căng cơ (tay vai, tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, lưng bụng, chân, toàn thân, bật nhảy, điều hoà) thực hiện nhịp nhàng đếm chậm. Giữ đều nhịp thở trong từng động tác: hít vào và thở ra trong một nhịp (nhịp 1, 3,5, 7 hít vào và nhịp 2, 4, 6, 8 thở ra).
+ Tổ chức trò chơi hồ trợ khởi động : CẶP ĐÔI ĂN Ý
Dụng cụ: Quả bóng đá, vòng nhựa, đồng hồ bấm giờ, còi.
Cách thực hiện: Người chơi chia thành các nhóm. Mỗi lượt hai bạn thực hiện. Sau hiệu lệnh xuất phát (tiếng còi hoặc tiếng vỗ tay), hai bạn giữ bóng bằng lưng, di chuyển đến rổ bóng của nhóm mình, để bóng vào, chạy về chạm tay đôi bạn tiếp theo để thực hiện tương tự. Trong lúc di chuyển, nếu bóng rơi thì hai bạn nhặt lại và tiếp tục thực hiện. Sau 5 phút, rổ của nhóm nào có nhiều bóng nhất là thắng cuộc.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện khởi động.
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, bóng rổ là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 1: Bài tập bổ trợ trong bóng rổ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Một số bài tập bổ trợ di chuyển không bóng
a. Mục tiêu: HS thực hiện được các bài tập bổ trợ không bóng
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | LƯỢNG VẬN ĐỘNG | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
TG | SL | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát tranh ảnh về Một số bài tập bổ trợ di chuyển không bóng :
– Tập hợp học sinh thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau, học sinh quan sát, giáo viên vừa thực hiện kĩ thuật vừa phân tích, giảng giải kĩ thuật 2 -3 lần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn của GV thực hiện các động tác mẫu. - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV lưu ý HS khi thực hiện cần chú ý: + Chạy biến tốc: Trong lúc di chuyển học sinh thường thay đổi tốc độ đột ngột, độ nghiêng của thân người không phù hợp với tốc độ chạy. Nên cho học sinh tập chạy chậm trước, sau đó nhanh dần. + Chạy đổi hướng: Học sinh thường không giữ được thăng bằng. Nhắc nhở học sinh chú ý, cần hạ thấp trọng tâm cơ thể, kết hợp với hai tay đánh mạnh để giữ cho thân người thăng bằng. Có thể tổ chức cho học sinh tập tại chỗ miết bàn chân xuống đất, khi đã làm tốt thì tăng dần tốc độ. + Chạy nghiêng: Học sinh khi chạy thường nghiêng cả thân và chân về hướng bóng. Nhắc nhở học sinh khi tập chạy nghiêng thì hai bàn chân phải luôn hướng về phía di chuyển. + Chạy lùi: Học sinh thường hay bị ngã hoặc khi chạy không theo dõi được ở phía sau lưng. Nhắc nhở học sinh hạ thấp người, tập làm quen với tốc độ chậm và sau đó nhanh dần, tập luyện quan sát người ở phía sau. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
|
| I. Một số bài tập bổ trợ di chuyển không bóng - Chạy biến tốc: Khi muốn tăng tốc, thân trên ngả ra trước, nửa trên hai bàn chân đạp mạnh về sau. Khi muốn chạy chậm lại, thân trên hơi ngả ra sau, chân bước dài, hai tay thả lỏng. - Chạy đổi hướng: Đạp chân ngược với hướng muốn di chuyển xuống đất, xoay cả thân trên về hướng đó để di chuyển. - Chạy nghiêng: Thân trên ngả, hai bàn chân luôn hướng về phía di chuyển và mặt quay về phía có bóng để quan sát. - Chạy lùi: Hai đầu gối luôn gập, thân trên hơi ngả ra trước, lưng quay về hướng di chuyển. Mặt quay trái nhìn theo hướng di chuyển.
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Xem toàn bộ: Giáo án thể dục 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm