Giáo án Thể dục 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn thể dục lớp 6 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Vừa sách mới vừa mẫu giáo án mới có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án Thể dục 6 sách chân trời sáng tạo
Bản xem trước: Giáo án Thể dục 6 sách chân trời sáng tạo
Một số tài liệu quan tâm khác
Giáo án thể dục 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 1: Động tác bổ trợ kĩ thuật chạy, kĩ thuật chạy giữa quãng
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 2: Kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 3: Kĩ thuật về đích
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 1: Động tác bổ trợ kĩ thuật ném bóng
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 2: Kĩ thuật ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 3: Kĩ thuật chạy đà
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 1: Động tác bổ trợ kĩ thuật chạy, kĩ thuật chạy giữa quãng
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 2: Kĩ thuật xuất phát và về đích
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 1: Bài thể dục liên hoàn
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 2: Bài thể dục liên hoàn (tiếp theo)
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 1: Bảy bước cơ bản Thể dục Aerobic
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 2: Nghe nhạc và đếm nhịp
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 3: Các tư thế cơ bản của tay trong Thể dục Aerobic
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 4: Bài Thể dục Aerobic liên hoàn cơ bản
Giáo án Thể dục 6 chân trời Bài 1: Bài tập bổ trợ đá bóng
....Phần trình bày nội dung giáo án
PHẦN MỘT: KIẾN THỨC CHUNG
Chế độ dinh dưỡng trong luyện tập TDTT
PHẦN HAI: VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHỦ ĐỀ 1: CHẠY CỰ LI NGẮN (60m)
NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
NỘI DUNG | TUẦN | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
Bài 1: Động tác bổ trợ chạy kĩ thuật chạy, kĩ thuật chạy giữa quãng (4 tiết) | |||||
- Động tác căng cơ | + | - | - | ||
- Động tác bước nhỏ | + | - | - | ||
- Động tác nâng cao đùi | + | - | - | ||
- Động tác đạp sau | + | - | - | - | |
- Động tác đánh tay | + | - | - | - | |
- Kĩ thuật chạy giữa quãng | + | - | - | ||
Bài 2: Kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát (4 tiết) | |||||
- Kĩ thuật xuất phát | + | - | - | ||
- Kĩ thuật chạy lao sau xuất phát | + | - | |||
Bài 3: Kĩ thuật về đích (2 tiết) | |||||
- Kĩ thuật về đích | + | - | |||
- Một số điều luật cơ bản trong môn chạy | + | - | |||
Một số trò chơi phát triển sức nhanh | + | + | + | + | + |
Kí hiệu: (+) học nội dung mới (-) nội dung ôn tập
BÀI 1: ĐỘNG TÁC BỔ TRỢ CHẠY KĨ THUẬT CHẠY, KĨ THUẬT CHẠY GIỮA QUÃNG
(Thời lượng: 4 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Thực hiện các động tác căng cơ,các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy.
- Làm quen kĩ thuật chạy giữa quãng.
- Yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc, đủ lượng vận động, tích cực trong các hoạt động.
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học và tự chủ: tự tìm hiểu nội bài học qua hình ảnh và ghi chú sống động, cụ thể, hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học. Tự tập luyện thường xuyên đối với học sinh trong và sau các giờ học trên lớp.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: các trò chơi vận động và phần luyện tập nhóm có thể vận dụng để giúp học sinh hình thành năng lực giao tiếp, việc phân chia nhóm tập luyện, giao nhiệm vụ tập luyện cụ thể cho hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm thực hiện những nhiệm vụ được giao.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: khuyến khích sự sáng tạo thông qua các trò chơi vận động và kiến thức của phần vận dụng được cung chủ đề đề đặt ra các vấn đề cần giải quyết, sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển năng vấn đề và sáng tạo trong giờ học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực chăm sóc sức khoẻ: vận dụng vào trong các hoạt động trò chơi vận động cũng như kiến thức dạy học trên lớp. Thông qua đó, học sinh sẽ phát triển năng lực chăm sóc sức khoẻ.
+ Năng lực vận động cơ bản: thông qua hình thức các động tác bổ trợ và trò chơi vận động để mang tính thu hút và hấp dẫn học sinh.
+ Năng lực hoạt động thể dục thể thao: chủ đề thể thao tự chọn được đông đảo học sinh quan tâm và yêu thích, với các kĩ thuật cơ bản và đơn giản, dễ dàng tập luyện và tổ chức thực hiện.
- Phẩm chất
- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hằng ngày.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ, không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.
- Rổ, quả bóng nhỏ, phần viết, đồng hồ bấm giờ, còi.
- Đối với học sinh
- SGK.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho học sinh chạy với tốc độ chậm đến nhanh dần quanh sân trường.
- GV tập mẫu các động tác khởi động chung : động tác xoay các khớp theo thứ tự từ trên xuống dưới bao gồm đầu, cổ, tay, vai, hồng, gập duỗi gối, cổ tay – cổ chân.
- Tổ chức trò chơi hỗ trợ khởi động : ĐÀN KIẾN THA MỐI
+ Dụng cụ: Rổ (hoặc vật đựng), các quả bóng nhỏ, phấn viết, đồng hồ bấm giờ, còi.
+ Cách thực hiện: Người chơi chia thành các nhóm. Khi có hiệu lệnh (tiếng còi hoặc tiếng vỗ tay), bạn đầu tiên nhanh chóng chạy trên đường kẻ sẵn tới vị trí rổ đựng bóng và nhặt một quả, sau đó chạy về vạch xuất phát theo đường kẻ ban đầu, bỏ bóng vào rổ, chạm tay bạn tiếp theo và về đứng ở cuối hàng. Lần lượt mỗi bạn thực hiện cho đến hết nhóm. Nhóm nào hoàn thành nhanh nhất là chiến thắng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện khởi động. HS tập hợp thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau, một học sinh lên để đếm nhịp và thực hiện mẫu cho các bạn khác.
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, chạy cư li ngắn là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 1: Động tác bổ trợ chạy kĩ thuật chạy, kĩ thuật chạy giữa quãng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Các động tác căng cơ
- Mục tiêu: HS biết thực hiện các động tác căng cơ
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | LƯỢNG VẬN ĐỘNG | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
TG | SL | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát tranh anh về các động tác căng cơ. - GV cho HS tập hợp thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau để quan sát GV tập động tác mẫu các kĩ thuật bổ trợ chạy giữa quãng 2-3 lần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn của GV thực hiện động tác mẫu. - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV đưa ra một số lưu ý về các động tác cần chú ý thực hiện đúng: + Căng cơ tay vai trước: Học sinh thường không duỗi thẳng tay được căng cơ. Giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh duỗi thẳng tay, sử dụng tay còn lại giữ ở khuỷu để tay đang căng cơ không bị gập, đồng thời ép sát tay được căng cơ vào gần thân mình. + Căng cơ tay vai sau: học sinh chú ý tay được căng cơ gập ở khuỷu, đưa lên cao sao cho lòng bàn tay chạm vào lưng, sử dụng tay còn lại đưa cao qua đầu chạm vào khuỷu tay của tay đang căng cơ và kéo ép theo hướng xuống sao cho căng cơ ở vai và bắp tay. + Nghiêng lườn: học sinh chú ý nghiêng lườn bên nào thì tay bên đó thắng và ép sát vào đầu, tay còn lại chống và đầy hồng theo hướng ngược lại để căng cơ lưỡng + Căng cơ ngực: học sinh chủ ý tay đan vào nhau ở sau lưng và kéo căng về sau sao cho ngực và vai mở rộng để căng cơ. + Gập thân: học sinh cố gắng chạm tay vào cổ chân hoặc ngón chân, chú ý giữ chân thẳng, không co gối. + Ép dẻo dọc: học sinh chú ý cố gắng ép thân theo hướng xuống dưới để căng cơ chân sau. + ép dẻo ngang: Nhắc nhở học sinh chủ ý cố gắng ép thần theo hướng xuống dưới để căng cơ chân + Căng cơ đùi sau: học sinh chú ý khi chân gập ở gối, chân còn lại duỗi thẳng về trước sao cho gót chân chạm đất, hai tay đặt lên đầu gối của chân duỗi và cố gắng ép chân thẳng sao cho căng cơ đùi sau. + Căng cơ đùi trước: học sinh cố gắng đứng thăng bằng và kéo bàn chân theo hướng lên trên để căng đùi trước. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Các động tác căng cơ a. Căng cơ tay vai trước - Hai chân đứng rộng bằng vai, tay trái duỗi thẳng, tay phải giữ khuỷu tay trái áp sát thân trên, thân trên thẳng. Thực hiện tương tự nhưng đổi tay. b. Căng cơ tay vai sau Hai chân đứng rộng bằng vai, tay trái gập ra sau, bàn tay úp đặt trên lưng, tay phải giữ khuỷu tay trái áp sát đầu, thân trên thẳng. Thực hiện tương tự nhưng đổi tay. c. Nghiêng lườn - Hai chân đứng rộng hơn vai, tay trái đưa lên cao, áp nhẹ vào tai, tay phải chống hông, thân trên nghiêng lườn sang phải. Thực hiện tương tự nhưng đổi bên. d. Căng cơ ngực - Hai chân đứng rộng bằng vai, hai bàn tay đan vào nhau ở sau lưng, kéo căng hai tay ra sau, thân trên thẳng. e. Gập thân Hai chân khép, thân trên gập, hai tay hướng vào hai bàn chân, gối thẳng. f. Ép dẻo dọc Chân trái bước lên trước một bước dài, khuỵu gối, chân phải thẳng, hai tay đặt trên gối trái, thân và hông ép xuống. Thực hiện tương tự nhưng đổi chân. g. Ép dẻo ngang Chân trái bước sang ngang rộng hơn vai, khuỵu gối, chân phải thẳng, hai tay đặt trên gối trái, thân và hông ép xuống. Thực hiện tương tự nhưng đối chân. h. Căng cơ đùi sau Chân trái bước lên trước một bước ngắn, thẳng chân, đặt gót chân chạm đất, chân phải khuỵu gối, hai tay đặt gối trái, ép gối ra sau. Thực hiện tương tự nhưng đối chân. i. Căng cơ đùi trước Đứng thẳng, cẳng chân trái gập về sau, chân phải thắng, hai tay giữ bản chân phải, kéo lên trên, thân trên thẳng. Thực hiện tương tự nhưng đổi chân. |
Hoạt động 2: Động tác bước nhỏ
- Mục tiêu: HS biết thực hiện động tác bước nhỏ
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | LƯỢNG VẬN ĐỘNG | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
TG | SL | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát tranh ảnh về động tác chạy bước nhỏ và thực hiện mẫu 2 lần. - GV tổ chức cho học sinh thực hiện các bài tập dẫn dắt trước như tại chỗ nhón đổi từng chân, tại chỗ nhấc chân sau đó miết chân xuống đất, di chuyển chậm miết chân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn của GV thực hiện các động tác mẫu - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV lưu ý một số lỗi thường gặp: chú ý mắt nhìn thẳng, không cúi đầu hay gập thân. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Động tác bước nhỏ - Hai chân luân phiên thực hiện tiếp đất bằng nửa trước bàn chân, miết nhẹ. Sau khi kết thúc miết bàn chân, chân duỗi tháng. động tác gần như động tác bước đi. Thân trên thắng, hơi ngả ra trước. Hai tay hơi co, đánh phối hợp tự nhiên.
|
Hoạt động 3: Động tác nâng cao đùi
- Mục tiêu: HS biết thực hiện động tác nâng cao đùi
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | LƯỢNG VẬN ĐỘNG | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
TG | SL | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát tranh ảnh về động tác nâng cao đùi và thực hiện mẫu 2 lần. – Tập hợp học sinh thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau, học sinh quan sát, giáo viên vừa thực hiện kĩ thuật vừa phân tích, giảng giải. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn của GV thực hiện các động tác mẫu - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV lưu ý HS: Khi chạy cần nâng cao đầu gối gắn ngang hông, thân trên khi chạy không ngả quá nhiều ra trước hay ra sau; chú ý phần hông cần nâng cao hướng về trước, chân trụ không khuỵu gối vì sẽ làm thấp trọng tâm cơ thể. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 3: Động tác nâng cao đùi - Hai chân luân phiên thực hiện nâng sao cho đầu gối cao ngang thắt lưng, đùi gần vuông góc với cẳng chân. Chân trụ thẳng, tiếp đất bằng nửa trước bàn chân. Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước. Hai tay hơi co, đánh phối hợp tự nhiên.
|
Hoạt động 4: Động tác đạp sau
- Mục tiêu: HS biết thực hiện động tác đạp sau
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | LƯỢNG VẬN ĐỘNG | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
TG | SL | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát tranh ảnh về động tác đạp sau và thực hiện mẫu 2 lần. – Tập hợp học sinh thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau, học sinh quan sát, giáo viên vừa thực hiện kĩ thuật vừa phân tích, giảng giải. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn của GV thực hiện các động tác mẫu - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV lưu ý HS cần chú ý chân trước co gối và nâng cao ngang hông, chân thẳng, thần trên không ngả quá nhiều ra trước hay ra sau. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 4: Động tác đạp sau - Chân trước co, nâng gối cao ngang thắt lưng, chân sau đạp duỗi thẳng. Hai chân luân phiên thực hiện. Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước. Hai tay co, đánh phối hợp tự nhiên. |
Hoạt động 5: Động tác đánh tay
- Mục tiêu: HS thực hiện được động tác đánh tay
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | LƯỢNG VẬN ĐỘNG | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
TG | SL | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát tranh ảnh về động tác đánh tay: – Tập hợp học sinh thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau, học sinh quan sát, giáo viên vừa thực hiện kĩ thuật vừa phân tích, giảng giải kĩ thuật 2 -3 lần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn của GV thực hiện các động tác mẫu - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV lưu ý HS: Khi thực hiện đánh tay tại chỗ, học sinh thường gồng, đánh tay quá cao hoặc quá thấp. Nhắc nhở học sinh chú ý chọn điểm chuẩn để thực hiện đúng kĩ thuật. Nên đếm nhịp cho học sinh thực hiện từ chậm tới nhanh dần. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 5. Động tác đánh tay - Hai chân đứng trước sau, gối hơi khuỵu, thân trên thằng. Hai tay hơi co, bàn tay nắm hờ, luân phiên đánh trước sau, tay đánh rà trước cao ngang ngực, tay còn lại đánh rộng ra sau sao cho khuỷu tay nâng cao gần ngang vai. |
Hoạt động 6: Kĩ thuật chạy giữa quãng
- Mục tiêu: HS biết được kĩ thuât chạy giữa quãng
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | LƯỢNG VẬN ĐỘNG | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
TG | SL | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát tranh ảnh về kĩ thuật chạy giữa quãng : – Tập hợp học sinh thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau, học sinh quan sát, giáo viên vừa thực hiện kĩ thuật vừa phân tích, giảng giải kĩ thuật 2 -3 lần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn của GV thực hiện các động tác mẫu - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV lưu ý HS: chú ý khi chạy, tư thế thân trên thắng, không ngả ra trước quá nhiều và phải kết hợp đánh tay tự nhiên. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 6. Kĩ thuật chạy giữa quãng - Kĩ thuật chạy cự li ngắn gồm bốn giai đoạn xuất phát chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quảng và về đích, trong đó giai đoạn chạy giữa quãng có cự li chạy dài nhất so với các giai đoạn khác. Trong giai đoạn này, thân trên hơi ngả ra phía trước, phối hợp đánh tay trước sau tự nhiên, mắt nhìn thẳng và nâng đùi vừa phải chân tiếp xúc đường chạy bằng nửa trước bàn chân, chân sau duỗi thẳng. Cố gắng hoàn thành cự li chạy với tốc độ cao. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: củng cố và luyện tập các kiến thức vừa học về kĩ thuật chạy giữa quãng
- Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện
- Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
- Tổ chức thực hiện:
* Luyện tập cá nhân
- Tổ chức luyện tập cho từng 1 học sinh các nội dung:
+ Thực hiện các động tác căng cơ tại chỗ theo nhịp đếm.
+ Thực hiện động tác đánh tay tại chỗ chậm đến nhanh dẫn.
+ Thực hiện chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau 1 chậm đến nhanh dẫn trong cự li 10-15 m.
* Luyện tập theo nhóm hoặc theo lớp
– Tổ chức luyện tập cho nhóm hoặc lớp theo đội hình tuỳ thuộc vào đặc điểm của sân trường.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 5 – 8 học sinh, phân công nội dung để tự luyện tập và kiểm I tra lẫn nhau.
– Có thể chỉ định một học sinh đã thực hiện tốt I làm người chỉ huy để quan sát, hỗ trợ các bạn trong nhóm nhằm tăng khả năng giao tiếp và hợp tác (việc tổ chức rèn luyện theo nhóm nhỏ nên tiến hành sau khi giáo viên hướng dẫn luyện tập cho cả lớp).
-Tập hợp học sinh thành đội hình vòng tròn hoặc hàng ngang xen kẽ nhau để luyện tập các nội dung:
+Thực hiện các động tác căng cơ theo nhịp đếm.
+ Thực hiện động tác đánh tay tại chỗ chậm đến hànhanh dần.
– Tập hợp học sinh thành đội hình hàng dọc tuần tự một lượt 2 – 3 học sinh luyện tập các nội dung:
+ Thực hiện các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy 1 chậm đến nhanh dần, cự li từ 10 – 20 m.
+Thực hiện kĩ thuật chạy giữa quãng chậm đến nhanh dần, cự li từ 40 – 50 m.
– Tổ chức luyện tập cho từng
- Tổ chức luyện tập cho nhóm hoặc lớp theo học sinh các nội dung:
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 5 – 8 học sinh, phân công nội dung đề tự luyện tập và kiểm tra lẫn nhau.
+ Thực hiện các động tác căng cơ tại chỗ theo nhịp đếm.
+ Thực hiện động tác đánh tay tại chỗ chậm đến nhanh dần.
+ Thực hiện chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau 1 chạm đến nhanh dân trong cự li 10-15 m.
* Tổ chức trò chơi phát triển sức nhanh: CHẠY CON THOI 4 X 10m
- Mục đích: Phát triển tố chất nhanh, khéo léo và phối hợp vận động.
- Dụng cụ: Phấn viết, còi, đồng hồ bấm giờ.
- Cách thực hiện: Sử dụng phần vẽ hai vạch kẻ song song và cách nhau 10 m. Sau khi ghe hiệu lệnh (tiếng còi hoặc tiếng vỗ tay), người chơi thực hiện xuất phát từ vạch 1, chạy hanh đến vạch 2, chạm chân (hoặc tay) vào vạch và nhanh chóng chạy nhanh về vạch 1, tiếp tục thực hiện như vậy bốn lần. Người chơi nào thực hiện trong thời gian ngắn nhất là chiến thắng.
- Công bố kết quả, nhận xét ưu điểm và hạn chế của từng nhóm.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
- Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện.
- Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
+ Kể tên các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy mà em biết?
+ Em thực hiện khởi động tác khởi động nhẹ nhàng sau khi thức dậy để tỉnh táo, linh hoạt để thực hiện các hoạt động trong ngày và trước khi luyện tập để phòng tránh chấn thương.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện và vận dụng vào thực tiễn.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- GV hướng dẫn cho HS thả lỏng, hồi tĩnh.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Qúa trình vận động. - Bài tập thể dục, động tác, kĩ thuật - Trao đổi, thảo luận |
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
………………………………………………………………………………………
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án thể dục 6 sách Chân trời sáng tạo, giáo án được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình thể dục lớp 6.
Phí tải giáo án:
- 250.000/học kì
- 400.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: giáo án thể dục 6 sách mới, giáo án chân trời thể dục 6, giáo án thể dục 6 cv 5512 sách mới, giáo án 5512 thể dục 6 sách chân trờiTài liệu giảng dạy môn Thể dục THCS