Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Địa lí 6 sách chân trời sáng tạo. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Địa lí 6 chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


1. VỀ BỘ SÁCH:

  • Môn địa lí nằm trong bộ sách Lịch sử và địa lí 6 chân trời sáng tạo - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Sách do Nguyễn Kim Hồng (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Hà Bích Liên (Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Thị Bình (Chủ biên phần Địa lí). Cùng các cộng sự Nguyễn Trà My -Mai Thị Phú Phương - Nguyễn Kim Tường Vy - Hà Văn Thắng - Nguyễn Hữu Bách - Huỳnh Phẩm Dũng Phát - Phan Văn Phú - Nguyễn Thị Kim Liên - Vũ Thị Bắc - Phạm Đỗ Văn Trung.

2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG ĐỊA LÍ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  • Bài mở đầu: tại sao cần học địa lí?

Chương 1: bản đồ - phương tiện thể hiện bề mặt trái đất

  • Bài 1: hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến và tọa độ địa lí
  • Bài 2: kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng
  • Bài 3: tìm đường đi trên bản đồ
  • Bài 4: lược đồ trí nhớ

Chương 2: trái đất – hành tinh của hệ mặt trời

  • Bài 5: vị trí trái đất trong hệ mặt trời, Hình dạng, kích thước trái đất
  • Bài 6: chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả
  • Bài 7: chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất và hệ quả
  • Bài 8: thực hành xác định phương hướng ngoài thực tế

Chương 3: cấu tạo của trái đất, vỏ trái đất

  • Bài 9: cấu tạo của trái đất, động đất và núi lửa
  • Bài 10: quá trình nội sinh và ngoại sinh các dạng địa hình chính. Khoáng sản
  • Bài 11: thực hành đọc lược đồ tỉ lệ và lát cắt địa hình đơn giản

Chương 4: khí hậu và biến đổi khí hậu

  • Bài 12: lớp vỏ khí. Khối khí. Khí áp và gió trên trái đất
  • Bài 13: thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất
  • Bài 14: biến đổi khí hậu và ứng phó với biển đổi khí hậu
  • Bài 15: thực hành phân tích biểu đồ Nhiệt độ và lượng mưa

Chương 5: nước trên trái đất

  • Bài 16: thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước Nước ngầm, băng hà
  • Bài 17: sông và hồ
  • Bài 18: biển và đại dương

Chương 6: trái đất và sinh vật trên trái đất

  • Bài 19: lớp đất và các nhân tố hình thành đất
  • Bài 20: sinh vật và sự phân bố
  • Các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới
  • Bài 21: tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương

Chương 7: con người và thiên nhiên

  • Bài 22: dân số và phân bố dân cư
  • Bài 23: con người và thiên nhiên
  • Bài 24: thực hành tác động của con người đến thiên nhiên

3. GIÁO ÁN WORD BÀI

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Biết được thế nào là lược đồ trí nhớ.

Vẽ lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với mỗi HS.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Vẽ lược đồ trí nhớ về một số đối tượng địa lí thân quen.
  1. Phẩm chất

Thêm gắn bó với không gian địa lí thân quen, yêu trường lớp.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Một số dụng cụ đơn giản để vẽ lược đồ trí nhớ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều lúc các em sẽ gặp tình huống hỏi đường đi từ khách du lịch hoặc những người ở nơi khác đến. Vậy làm thế nào để các em có thể giúp họ đến đúng nơi mà họ muốn tới mà không phải trực tiếp dẫn họ đi ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: Để giúp họ, em sẽ tưởng tưởng lại những địa điểm đi qua nơi họ muốn đến, địa điểm đặc trưng sau đó chỉ dẫn cho họ theo trí nhớ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Khi các em có người từ nơi khác đến hỏi đường đi một nơi họ không quen thuộc các em sẽ nghĩ mội lúc, sau đó hướng dẫn họ tìm ra nơi cần đến. Một số em sẽ sử dụng các điểm mốc như trường học, cột đền giao thông, một số em sẽ sử dụng bảng tên đường, các ngã rẽ,.. để hưỡng dân. Các em có thể đưa ra được chỉ dẫn vì các em đã có lược đồ trí nhớ về khu vực đó. Sau bài học này, các em sẽ hiểu lược đồ trí nhớ là gì và em vẽ được lược đồ trí nhớ đề thể hiện các khu vực, đối tượng địa lí thân quen. Chúng ta cùng vào Bài 4: Lược đồ trí nhớ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lược đồ trí nhớ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được lược đồ trí nhớ là gì, tác dụng của lược đồ trí nhớ trong cuộc sống.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- Gv yêu cầu HS đọc nội dung mục I Lược đồ trí nhớ SHS trang 123 và trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là lược đồ trí nhớ?

+ Lược đồ trí nhớ có tác dụng gì?

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc câu hỏi phần I SHS trang 123, các HS chú ý theo dõi: Em hãy đọc đoan văn sau và hoàn thành nhiệm vụ phía đưới:

Bằng xe máy, chứng tôi xuất phát từ Hà Nội đi về hướng nam đọc theo quốc lộ 1A. Dừng ở một trạm ven đường trong thành phố Phủ Lý (Hà Nam), sau đó chúng tôi tiếp tục đi chuyển. Sau hơn 3 giờ đồng hồ, chúng tôi đã có mặt ở thành phố Ninh Bình. Từ đây, theo đại lộ Tràng An về hướng tây khoảng 6 km, danh thắng Tràng An hiện lên trước mắt chúng tôi với khung cảnh thật đẹp.

Hãy vẽ lại hành trình của chuyến đi được mô tả trong đoạn văn trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Lược đồ trí nhớ

- Lược đồ trí nhớ là hình ảnh về một địa điểm hoặc một khu vực cụ thể trong tâm trí của con người.

- Lược đồ trí nhớ có tác dụng:

+ Giúp chúng ta định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách vẽ phác họa tuyến đường đi.

+ Giúp chúng ta hiểu về thế giới xung quanh, sắp xếp không gian và thể hiện lại các đối tượng, phác hoa hinh ảnh của một địa điểm, một hành trình một vùng nào đó.

- Hành trình của chuyến đi được mô tả trong đoạn văn:

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Vẽ lược đồ trí nhớ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các bước để thực hiện vẽ lược đồ trí nhớ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- Gv yêu cầu HS đọc nội dung mục II Vẽ lược đồ trí nhớ SHS trang 124 và trả lời câu hỏi:Em hãy nêu các bước để vẽ lược đồ trí nhớ.

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Vẽ lược đồ trí nhớ

- Các bước để vẽ lược đồ trí nhớ:

+ Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi mà em sẽ về lược đồ.

+ Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh em có về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình.

+ Vị trí bắt đầu: là địa điểm hoặc khu vực em chọn để vẽ lược đồ của mình. Nó có thể là nhà của em, trường học hoặc một địa điểm bất kì.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .
  3. Ni dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập SHS trang 124: Quan sát Hình 4.1 và trả lời những câu hỏi sau:

+ Người vẽ lược đồ này sống ở đâu? Nơi đó có thể xem là vị trí để bắt đầu vẽ lược đồ này không?

+ Từ thị trần đến trường học em sẽ đi qua những địa điểm nào?

+ Đối tượng địa lí nào kéo dài từ bắc đến nam ở rìa phía tây lược đồ?

+ Hồ nằm ở hướng nào trên lược đồ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

+ Người vẽ lược đồ này sống ở thị trấn. Nơi đó có thể xem là vị trí để bắt đầu vẽ lược đồ.

+ Từ thị trần đến trường học em sẽ đi qua những địa điểm: cánh đồng, nhà ga.

+ Đối tượng địa lí kéo dài từ bắc đến nam ở rìa phía tây lược đồ: đường giao thông.

+ Hồ nằm ở hướng Bắc trên lược đồ.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
  3. Ni dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Vận dụng SHS trang 124: Hãy tưởng tượng và vẽ lại lược đồ trí nhớ từ nhà em đến trường.

.- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS có thể tham khảo sơ đồ sau để vẽ sơ đồ từ nhà của mình đến trường học

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Phiếu học tập.

- Các loại câu hỏi vấn đáp.

 
Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo, GA trình Địa lí 6 chân trời sáng tạo, GA điện tử Địa lí 6 CTST

Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THCS

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay