Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử và địa lí lớp 6 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Vừa sách mới vừa mẫu giáo án mới có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 7: CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

  • Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
  • Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất ngày đêm luân phiên nhau, giờ trên Trái Đất (giờ địa phương giờ khu vực). Sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến
  • So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất

2. Kĩ năng và năng lực

a. Kĩ năng: Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức

b. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

- Năng lực riêng:

  • Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.
  • So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất: ở cùng một thời điểm, một sự kiện xảy ra thì giờ các nơi trên thế giới là bao nhiêu

3. Phẩm chất

  • Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung
  • Tôn trọng và thích ứng với các quy luật tự nhiên: quy luật ngày đêm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • Quả địa cầu
  • Các video, ảnh về chuyển động tự quay của Trái Đất

2. Đối với học sinh: Vở gji, sgk

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện: GV đưa hình ảnh hai người đang nói chuyện điện thoại với nhau, một người ở thời điểm ban ngày (có mặt trời), một người ở thời điểm ban đêm (có hình Mặt Trăng) và hỏi HS tại sao lại có hiện tượng đó? HS chưa cần trả lời

- GV trình bày vấn đề: “TĐ không đứng yên mà tự quay quanh trục. Điều đó dẫn tới những hệ quả có tác động lớn với đời sống với con người như hình ảnh cô vừa cho các em xem. TĐ tự quay như thế nào và dẫn tới những hệ quả gì?”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuyển động tự quanh quay trục của Trái Đất

a. Mục tiêu: Biết được hướng, góc nghiêng và thời gian TĐ quay quanh trục hết một vòng

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV chia lớp thành 4-6 nhóm, mỗi nhóm 1 quả địa cầu. GV hướng dẫn thực nghiệm tự quay quanh trục của TĐ.

+ HS thực hiện cùng, đọc sgk và trả lời yêu cầu

?Hướng tự quay quanh trục của TĐ

?Góc nghiêng của trục TĐ khi tự quay

?Thời gian tự quay quanh trục hết một vòng

? Mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Chuyển động tự quanh quay trục của Trái Đất

- Mô tả chuyển động:

+ Hướng: từ tây sang đông

+ Góc nghiêng: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’

+ Thời gian TĐ tự quay quanh trục hết 1 vòng: 24 giờ ( 1 ngày đêm)

Hoạt động 2: Ngày đêm luân phiên và giờ trên Trái Đất

a. Mục tiêu: Biết được hệ quả của sự quay quanh trục của TĐ là hiện tượng ngày đêm

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

a. Ngày đêm luân phiên

+ GV làm thí nghiệm với quả địa cầu và đèn pin

+ HS quan sát thí nghiệm và đưa ra nhận xét

? Nếu TĐ không tự quay quanh trục mà chỉ quay xung quanh Mặt trời thì hiện tượng ngày đêm sẽ diễn ra như thế nào?

? CH sgk trang 202

b. Giờ trên Trái Đất

+ GV sử dụng quả Địa cầu để giúp HS hiểu rõ hơn về việc phân chia giờ

? Căn cứ vào đâu người ta chia TĐ thành 24 múi giờ

? Cách tính giờ trên Trái Đất

? CH trang 204 sgk

c. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể

+ GV yêu cầu hs đọc sgk và trả lời câu hỏi

? Nguyên nhân nào dẫn đến các vật chuyển động đều bị lệch hướng

+ HS hoạt động theo nhóm và trả lời nhiệm vụ

+ GV mở rộng kiến thức cho HS

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Ngày đêm luân phiên và giờ trên Trái Đất

a. Ngày đêm luân phiên

- Nhận xét thí nghiệm:

+ TĐ có dạng hình cầu

+ Mặt Trời chỉ chiếu sáng được 1 nửa, nửa đưuọc chiếu sáng là ngày, nửa không đưuọc chiếu sáng là đêm

=> TĐ có ngày và đêm.

- Do hiện tượng tự quay nên ngày và đêm trên Trái Đất cũng lần lượt có ngày và đêm.

- Diễn ra ở khắp nơi trên Trái Đất, ngày đêm sẽ kéo dài 6 tháng

* CH: sử dụng quả địa cầu để trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất (lấy bóng đèn làm nguồn sáng (Mặt Trời) và quay chậm quả Địa Cầu với hướng từ tây sang đông khi đó các địa điểm trên quả Địa Cầu được chiếu sáng và đi vào bóng tối lần lượt từ đông sang tây

b. Giờ trên Trái Đất

- Vì Trái Đất (quả Địa Cầu) tự quay một vòng hết 24 giờ, vì thế người ta chia bề mặt Trái Đất ra thành 24 khu vực giờ (múi giờ)

- Cách tính giờ theo múi vực: Trái Đất ra thành 24 khu vực giờ (múi giờ), mỗi khu vực giờ rộng 150 kinh tuyến, tất cả các địa điểm trong một khu vực giờ dùng chung một giờ, hai khu vực giờ liền nhau cách nhau một giờ. Khu vực giờ số 0 có đường kinh tuyến ( đi qua chính giữa được lấy làm giờ Quốc tế (GMT), Giờ các khu vực khác được tính dựa theo giờ của khu vực số 0.

Ví dụ: Khi giờ ở khu vực số 0 là 0 giờ thì Việt Nam nằm trong khu vực giờ số 7 và 8 nhưng thống nhất sử dụng giờ khu vực số 7 sẽ là 7 giờ sáng

* CH:

+ Một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực giờ Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Canada, Braxinh.

+ Các quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam là: In-đô-nê-xi-a LB Nga, Cam-pu-chia, Lào

+ Sự kiện đêm gala nghệ thuật “Sắc màu văn hóa bốn phương” được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2019 ở Việt Nam, khi đó ở Xơ-un là 22 giờ, Mát-xcơ-va là 16 giờ, Ma-ri-la là 21 giờ.

c. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể

- Nguyên nhân: do lực Cle-ô-tít

- Ở bán cầu Bắc vật thể chuyển động bị lệch về bên phải so với hướng chuyển động ban đầu

- Ở bán cầu Nam: vật thể chuyển động bị lệch về bên trái so với hướng chuyển động

ban đầu.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Ở sảnh các khách sạn thường treo một số đồng hồ của các địa diểm khác nhau trên thế giới, các đồng hồ này chỉ các giờ khác nhau. Tại sao lại như vậy? Nếu đặt thêm đồng hồ địa điểm Hà Nội vào hình thì đồng hồ đó sẽ chỉ mấy giờ?

Câu 2: An sống ở Hà Nội và có bạn sống ở thành phố Xao Pao-lô (Bra-xin). Vào lúc 11 giờ trưa, sau khi đi học về, An định gọi điện cho bạn để nói chuyện. Bố khuyên An không nên làm như vậy. Theo em, tại sao bố lại khuyên An như thế?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Các đồng hồ chỉ giờ khác nhau trong sảnh khách sạn là do giờ ở cùng một thời điểm tại các địa điểm đó khác nhau. Cụ thể, ở Lốt An giơ lét là 2 giờ 30 phút, Niu Oóc là 5 giờ 30 phút, Luân Đôn là 10 giờ 30 phút, To-ky-ô là 7 (19) giờ 30 phút. Nếu đặt thêm đồng hồ địa điểm Hà Nội, thì đồng hồ sẽ chỉ 5 (17) giờ 30 phút

Câu 2: Khi Hà Nội (Việt Nam) là 11 giờ trước thì Xao Pao-lô là lúc 0 giờ. Lúc đó bạn của An đang là giờ ngủ vì vậy An không nên gọi điện nói chuyện

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng

  1. Ngày đêm nối tiếp nhau.
  2. Làm lệch hướng chuyển động.
  3. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
  4. Hiện tượng mùa trong năm

Câu 2: Mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do

  1. Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào.
  2. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
  3. Các thế lực siêu nhiên, thần linh.
  4. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 3: Trên Trái Đất, giờ khu vực phía đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía tây là do

  1. Trục Trái đất nghiêng
  2. Trái đất quay từ Tây sang Đông
  3. Ngày đêm kế tiếp nhau
  4. Trái đất quay từ Đông sang Tây

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 1-D, 2-B, 3-B

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

.............................................................................................................................

Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án lịch sử 6 sách mới, giáo án chân trời địa lí 6, giáo án ls và đl 6 cv 5512 sách mới, giáo án 5512 lịch sử địa lí 6 sách chân trời

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay