Giáo án GDCD 7 kết nối bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng (3 tiết)

Giáo án bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng (3 tiết) sách giáo duc công dân 7 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của giáo duc công dân 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án GDCD 7 kết nối bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng (3 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công dân 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các tình huống gây căng thẳng.
  • Kể được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
  • Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.
  • Nêu được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
  • Năng lực giáo dục công dân:
  • Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, thực hành được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: điều chỉnh tâm lí của bản thân để có đời sống tinh thần vui vẻ, thoải mái,
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Câu chuyện, tấm gương, những ví dụ thực tế gắn với nội dung bài học Ứng phó với tâm lí căng thẳng.
  • Đồ dùng đơn giản để sắm vai.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Đọc trước Bài 6 trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi gợi dẫn dắt HS vào bài học và có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ trải nghiệm; HS chia sẻ trước lớp.
  4. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS về một lần em bị căng thẳng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, khai thác để HS chia sẻ trải nghiệm:  Em hãy chia sẻ về một lần em bị căng thẳng. Khi đó em đã làm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ câu chuyện thực tế của bản thân.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có thể gặp phải những tình huống gây ra tâm lí căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và tinh thần. Tuy nhiên, nếu biết cách ứng phó, chúng ta sẽ vượt qua được và trưởng thành, vững vàng hơn. Để nắm rõ hơn về nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng và nêu được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể gây căng thẳng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát tranh SGK tr.31, 32, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể gây căng thẳng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1-4 SGK tr.31, 32, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong mỗi bức tranh trên.

- GV hướng dẫn HS: HS có thể so sánh trải nghiệm của bản thân và của bạn để có thêm thông tin về các tình huống gây căng thẳng, hiểu và nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi: Theo em, ngoài các tình huống đã nêu, còn có những tình huống nào khác gây tâm lí căng thẳng cho học sinh?

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, quan sát tranh SGK tr.32 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu biểu hiện của cơ thể khi gặp tâm lí căng thẳng được mô tả trong mỗi bức tranh.

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn, cho HS trả lời câu hỏi: Em hãy xếp các biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng vào một trong bốn nhóm: (1) Thể chất, (2) Tinh thần, (3) Hành vi, (4) Cảm xúc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh SGK tr.31, 32, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể gây căng thẳng.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

Các tình huống gây căng thẳng

Những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong các bức tranh:

+ Tranh 1: Bạn bị nói xấu, tẩy chay nên cảm thấy buôn phiên, lo lắng.

+ Tranh 2: Bạn bị mệt mỏi đo quá nhiêu bài tập, kiến thức cần ôn tập.

+ Tranh 3: Bạn bị điểm kém và lo lắng, căng thẳng vì sợ bố mắng.

+ Tranh 4: Bạn cảm thấy sợ hãi khi bố mẹ cãi nhau.

- Tình huống khác gây tâm lí căng thẳng cho học sinh:

+ Thay đổi chỗ ở, tài chính gia đình, kì vọng của gia đình, áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè như bị tẩy chay, bị bắt nạt,...

+ Các tình huống đến từ bên trong như sự thay đổi cơ thể, sức khoẻ có vấn đề, tâm li tự ti, suy nghĩ tiêu cực, nhận thức chưa đúng về bản thân...

Biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

- Biểu hiện của cơ thể khi gặp tâm lí căng thẳng được mô tả trong mỗi bức tranh:

+ Tranh 1: đau đầu.

+ Tranh 2: đổ mồ hôi tay.

+ Tranh 3: khóc, buồn bã.

+ Tranh 4: đau bụng.

+ Tranh 5: tức giận, la hét.

+ Tranh 6: không muốn ăn, uống.

+ Tranh 7: thu mình, tự cô lập bản thân.

- Các biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng: (đính kèm bảng phía dưới hoạt động).

 

 

 

Thể chất

Tinh thần

Hành vi

Cảm xúc

- Đau đầu

Đau bụng

- Đau vai

- Đau lưng

- Đau mắt, mỏi mắt, khô mắt

- Tức ngực

- Khó thở

- Đổ mồ hôi

- Cơ thể mệt mỏi

- Ngủ nhiều hơn người bình thường.

- Mệt mỏi

- Căng thẳng

- Thu mình

- Dễ nổi nóng

- Gây gổ

- Bạo lực

- Đập phá đồ đạc

- Cô lập bản thân

- Dễ khóc

- Lo lắng

- Buồn bã

- Nghi ngờ

- Tức giận

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc 4 tình huống SGK tr.33, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành làm 4 nhóm.

- GV yêu cầu mỗi nhóm đọc một tình huống của nhóm mình trong SGK tr.33, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp trên.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc 4 tình huống SGK tr.33, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi

- Nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp SGK đưa ra:

(Đính kèm bảng phía dưới hoạt động).

Những nguyên nhân khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh

- Nguyên nhân từ bên ngoài: hoàn cảnh sống, hoàn cảnh gia đình, áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kì vọng của gia đình,...

- Nguyên nhân từ bản thân HS như: tâm lí tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ, ngoại hình cơ thể, so sánh bản thân với người khác,...

à  Những ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng đến cuộc sống và việc học tập của HS:

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày và sự phát triển cơ thể của HS.

+ Một số ảnh hưởng thường thấy như: kết quả học tập giảm sút, mất tập trung, đau nhức cơ thề, suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực...

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công dân 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay