Giáo án GDCD 7 kết nối bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội (4 tiết)

Giáo án bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội (4 tiết) sách giáo duc công dân 7 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của giáo duc công dân 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án GDCD 7 kết nối bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội (4 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công dân 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.
  • Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình, xã hội.
  • Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
  • Năng lực giáo dục công dân:
  • Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội; tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực, trách nhiệm: biết phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội và tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Một số hình ảnh, video về tệ nạn xã hội.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Đọc trước Bài 9 trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi gợi, dẫn dắt HS vào bài học giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát một số hình ảnh về tệ nạn xã hội, nêu yêu cầu; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tạn xã hội HS dễ bị lôi kéo vào nhiều nhất.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về tệ nạn xã hội:

             Tệ nạn ma túy                                                       Tệ nạn cờ bạc

 

 

 

 

 

 

 

 

           

 

           Tệ nạn mại dâm                                                  Tệ nạn rượu bia

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: HS dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội nào nhiều nhất?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS đưa ra tệ nạn xã hội theo em là HS dễ bị lôi kéo vào nhiều nhất, lí giải.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Tệ nạn xã hội với nhiều loại hình, biến tướng tinh vi, phức tạp mang lại hậu quả xấu cho gia đình, nhà trường, xã hội. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, trong đó có học sinh. Việc nâng cao nhận thức và thực hiện trách nhiệm của bản thân trong phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ góp phần xây dựng và phát triển đất nước tiến bộ, văn minh và giàu đẹp. Để nắm rõ hơn về các loại tệ nạn xã hội phổ biến; giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình, xã hội, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm tện nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc trường hợp 1-2 và quan sát Hình 1-3 SGK tr.51 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp 1-3 và quan sát Hình 1-3 SGK tr.51 và trả lời câu hỏi:

Nhận xét về hành vi sai trái trong những bức tranh và trường hợp trên. Nêu hậu quả của những hành vi đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Theo em, tệ nạn xã hội là gì?

+ Hãy kể tên các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp 1-2 và quan sát Hình 1-3 SGK tr.51 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến

Quan sát tranh, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

- Các bức tranh, trường hợp trên đề cập đến các tệ nạn: đua xe, cờ bạc, nghiện rượu, bia, ma tuý, mê tín dị đoan.

- Các tệ nạn xã hội này gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khoẻ, tâm lí, kinh tế của bản thân và gia đình; gây rồi loạn trật tự xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

Khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến

- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phố biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

- Các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bịa,...

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc trường hợp 1-3 SGK tr.51, 52 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin trường hợp 1-3 SGK tr.51, 52 và trả lời câu hỏi:   Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả của những tệ nạn xã hội trong các trường hợp trên. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Kể thêm những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội mà em biết.

+ Kể thêm những hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết theo gợi ý dưới đây:

 

Tệ nạn

 xã hội

Hậu quả

Đối với bản thân

Đối với gia đình

Đối với

 xã hội

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp 1-3 SGK tr.51, 52 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

2. Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội

Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi

- TH1: S tham gia tệ nạn ma tuý:

+ Nguyên nhân: S tò mò khi nghe một số thanh niên kề về ma tuý đá nên quyết định dùng thử.

+ Hậu quả: Sức khoẻ S giảm sút (gầy gò, dáng đi xiêu vẹo, khả năng tập trung trí óc suy giảm, thường xuyên xuất hiện ảo giác), không kiểm soát được hành vi (có hành vi kích động, liên tục la hét và cầm hung khí tấn công mọi người), bị công an bắt giữ.

- TH2: Bà Y tham gia tệ nạn mê tín dị đoan:

+ Nguyên nhân: Bà Y không có việc làm ổn định, lười biếng, không muốn lao động vất vả nhưng tham lam muốn kiếm được nhiều tiền.

+ Hậu quả: Gây lãng phí tiền bạc, mất an ninh trật tự,...

+ TH3: N bị lừa tham gia hình thức bốc thăm trúng thưởng:

+ Nguyên nhân: N thiếu kiến thức, ham hưởng lợi số tiền không phải do mình làm ra.

+ Hậu quả: N bị mắt toàn bộ số tiền trong tài khoản.

Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội

- Những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:

+ Về chủ quan:

·        Do nhận thức kém, thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng sống nên dễ bị lôi kéo, rủ rê, dụ dỗ thực hiện các hành vi sai trái.

·        Do thất nghiệp, nghèo đói, lười lao động, ham tiền, thích hưởng thụ, thích thể hiện.

·        Do lo lắng, sợ hãi, căng thẳng trước những biến cố của sức khoẻ, của cuộc sống.

+ Về khách quan:

·        Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp.

·        Do môi trường gia đình tiêu cực (bạo lực gia đình, nghèo đói, bố mẹ thiêu quan tâm giáo dục,...).

·        Do những hệ lụy từ sự phát triển của

·        công nghệ thông tin.

- Hậu quả của tệ nạn xã hội:

(Đính kèm bảng phía dưới hoạt động).

 

Tệ nạn

 xã hội

Hậu quả

Đối với bản thân

Đối với gia đình

Đối với xã hội

Tệ nạn ma túy

Người nghiện ma tuý sẽ bị ảnh hưởng đến thần kinh, có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch, thân kinh, lây nhiễm HIV/AIDS.

 

 

Người tham gia tệ nạn xã hội: có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh tật, ảnh

hướng kinh tế, gây mâu thuẫn, tan vỡ gia đình, bạo lực gia đình, suy đồi đạo đức gia đình, ảnh hưởng xấu đến trẻ em.

 

 

Các tệ nạn gây rối loạn trật tự xã hội, làm suy đồi đạo đức, lối sống, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mĩ tục.

Tệ nạn mại dâm

Làm con người bị tha hoá về nhân cách, bị mua bán, cưỡng bức, dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tệ nạn mê tín dị đoan

Người mê tín đị đoan sẽ bị thiệt hại về tiền bạc, gây ảnh hướng xấu đến sức khoẻ, thời gian, tính mạng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công dân 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay