Kênh giáo viên » Công dân 8 » Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều

Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn công dân 8 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

  1. Một số truyền thống dân tộc và giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam

- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn,...

- Truyền thống dân tộc góp phần tích cực vào quá trình phát triển của mỗi cá nhân, là nền tảng cho lòng tự hào, tự tôn, cho sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc của mỗi người. Giá trị truyền thống là nền tảng để xây dựng đất nước phát triển vững mạnh, là sức mạnh và bản sắc riêng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

  1. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

- Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc được thể hiện thông qua thái độ, cảm xúc, lời nói, việc làm,... giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc.

- Những việc làm cụ thể để giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc như: tìm hiểu về truyền thống, phong tục tập quán dân tộc, có thái độ tôn trọng, trân quý, giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống, biết ơn những người có công với đất nước, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các sinh hoạt văn hóa dân tộc, dân gian,...

- Cần biết đánh giá và phê phán những hành vi, việc làm gây tổn hại đến truyền thống dân tộc.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Điền vào chỗ trống từ thích hợp “Truyền thống dân tộc là những...tốt đẹp được hình thành trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được...từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

  1. Quý báu/di truyền.
  2. Giá trị/truyền.
  3. Tài sản/giữ gìn.
  4. Tiềm năng/lưu giữ.

Câu 2: Từ thời kì nào những tình cảm gắn bó mang tính địa phương được phát triển thành tình cảm rộng lớn – lòng yêu nước?

  1. Thời Tiền Lê.
  2. Dưới triều nhà Nguyễn.
  3. Trong thời kì bị giặc Pháp đô hộ.
  4. Khi hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.

Câu 3: Câu da dao, tục ngữ nào dưới đây nói về truyền thống yêu nước của dân tộc ta

  1. Ai về Hậu Lộc, Phú Điền/Nơi đây Bà Triệu trận tiền xung phong.
  2. Chị ngã em nâng.
  3. Không thầy đố mày làm nên.
  4. Một kho vàng không bằng một nang chữ.

Câu 4: Vì sao nên giáo dục cho thế hệ học sinh phải biết tôn trọng, giữ gìn các nét đẹp truyền thống của dân tộc?

  1. Vì là thế hệ tương lai làm chủ đất nước.
  2. Vì đó là thành phần dân cư đông đảo của một nước.
  3. Vì trẻ em như búp trên cành.
  4. Vì chúng ta cần phải giáo dục tốt cho thế hệ trẻ.

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Dân tộc Việt Nam chỉ có duy nhất một truyền thống đó là truyền thống yêu nước.
  2. Các truyền thống của Việt Nam được lưu giữ và phát triển bởi các nhà chức trách và chính phủ.
  3. Dân tộc việt nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động,…
  4. Truyền thống đáng quý báu nhất của dân tộc Việt Nam chính là sự đùm bọc lẫn nhau của người dân trong hoạn nạn khó khăn

Câu 6: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước….mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”. Biểu hiện của lòng tự hào về những truyền thống dân tộc được thể hiện qua đoạn trích là gì?

  1. Chăm chỉ học hành.
  2. Sáng tạo.
  3. Cần cù lao động.
  4. Yêu nước.

Câu 7: Các việc làm nào sau đây giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương?

  1. Xây dựng các tượng đài tưởng nhớ công lao của các chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc.
  2. Đặt các loại hoa quả nhập ngoại với giá thành cao.
  3. Duy trì việc mở hội đầu xuân.
  4. Cả A và C đều đúng.

Câu 8: Biểu hiện của không tự hào về truyền thống của dân tộc được biểu hiện qua hành động nào sau đây?

  1. Học hành chăm chỉ, đạt được nhiều giải thưởng lớn.
  2. Chung tay xoa dịu mất mát cùng đồng bào gặp lũ lụt.
  3. Xuyên tạc, châm biếm về các sự kiện lịch sử.
  4. Tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu 9: “Nhằm kịp thời động viên, hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Liên đoàn Lao động huyện đã đến trao tặng quà cho đội ngũ bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ tuyến đầu phòng chống dịch”. Câu trên thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?

  1. Tôn sư trọng đạo.
  2. Tương thân tương ái.
  3. Hiếu thảo.
  4. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 10: Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là?

  1. Xuyên tạc về các ngày lễ trong năm.
  2. Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn.
  3. Chê bai các mẫu cổ phục.
  4. Tư tưởng sính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống

Câu 11: Ngọc cho rằng học sinh chỉ nên tập trung vào việc học hành, không cần thiết phải tham gia các hoạt động tìm hiểu về truyền thống yêu nước. Theo em, thái độ của Ngọc đã phù hợp với truyền thống yêu nước của dân tộc ta không?

  1. Bạn Ngọc rất chăm chỉ học hành, xứng đáng là tấm gương học tốt.
  2. Bạn Ngọc chưa có thái độ đúng đắn về duy trì phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
  3. Bạn Ngọc là một học sinh mẫu mực trong học tập.
  4. Bạn Ngọc vừa chăm học vừa biết giữ gìn phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

Câu 12: Theo em vì sao cần phải tôn trọng và tự hào về truyền thống của dân tộc?

  1. Vì điều đó làm quê hương trở nên giàu mạnh hơn.
  2. Là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng xây dựng giá trị và sự tự tin của mỗi người.
  3. Giúp chúng ta ghi nhớ, gìn giữ những nét đẹp, tinh hoa văn hóa vốn có của dân tộc.
  4. Cả B và C đều đúng.

Câu 13: Đâu là việc nên làm để thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc?

  1. A. Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  2. B. Tìm đọc các sách báo, tài liệu nói về tập quán, phong tục của dân tộc.
  3. C. Tích cực tìm hiểu về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  4. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 14: Sự tự hào về truyền thống của dân tộc được thể hiện qua hành động gì sau đây?

  1. Học tập rèn luyện tốt.
  2. Thực hiện tốt các quy định điều lệ đã được đặt ra.
  3. Bảo vệ tốt chủ quyền của đất nước.
  4. Thực hiện chống giặc ngoại xâm của đất nước, bảo vệ khỏi các thế lực thù địch làm hại đến chủ quyền đất nước

Câu 15: Nhóm bạn của Khải thường xuyên trêu đùa một bạn trong lớp vì có bố là thương binh, bị mất một cánh tay trong khi làm thực hiện tác chiến. Nhóm bạn cho rằng vì bố của bạn không giống với mọi người nên thật đáng chê. Theo em thái độ của nhóm bạn trên đã đúng hay chưa, em sẽ nói gì nếu chứng kiến nhóm bạn trêu bạn học kia?

  1. Lứa tuổi học sinh tò mò bởi nhiều thứ xung quanh nên đó cũng được coi là một dạng tìm hiểu về thế giới quanh mình.
  2. Hành động của nhóm bạn là sai, thay vì trêu chọc bạn học kia, nhóm bạn của Khải phải tỏ thái độ biết ơn trước những hy sinh mà bố bạn đã cống hiến cho đất nước.
  3. Tuổi trẻ không tránh khỏi được những lần phạm lỗi, nên tỏ thái độ khoan dung với nhóm bạn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 16: Theo em lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?

  1. Từ những điều nhỏ bé, bình dị xung quanh mình.
  2. Khi được giáo dục.
  3. Khi nhìn thấy hành động yêu nước của người khác.
  4. Khi được người khác giúp đỡ.
  5. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Em hãy nêu những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Em hãy nêu những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Liệt kê những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết.

Câu 4: Nhân dịp nghỉ lễ, mẹ của Hòa làm một mẻ bánh khọt để cả nhà cùng ăn, đây là một món ăn truyền thống ở Nam Bộ. Hòa tỏ thái độ không thích vì ăn nhiều các loại bánh sẽ dễ tăng cân, nên muốn mẹ đổi sang món ăn khác. Mẹ giải đã giải thích lí do vì sao mẹ lại muốn làm bánh khọt trong dịp này nhưng thái độ của Hòa vẫn một mực không đồng ý.

Nếu em là người chứng kiến sự tình, em sẽ khuyên Hòa điều gì?

Câu 5: Trong thời đại hội nhập can đảm và mạnh mẽ và sâu rộng như lúc bấy giờ, việc giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc dựa trên những nguyên tắc nào?

Câu 6: Đối với thế hệ học sinh cần có những học hỏi, hành động giúp giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và địa phương như thế nào?

III. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

Phần trắc nghiệm

1 - B

2 - D

3 - A

4 - A

5 - C

6 - D

7 - D

8 - C

9 - B

10 - B

11 - B

12 - D

13 - D

14 - D

15 - B

16 – A

Phần tự luận

Câu 1:

Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam:

- Truyền thống dân tộc là tài sản vô giá của mỗi cá nhân, cùng góp phần tích cực vào quá trình phát triển và hình thành bản sắc của dân tộc Việt Nam.

-  Những giá trị truyền thống này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tự hào, tự tôn và sự phát triển lành mạnh của mỗi người, mà còn là nền tảng để xây dựng đất nước phát triển vững mạnh.

- Các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam như tinh thần đoàn kết, nhân nghĩa, hiếu học, lòng tự hào về dân tộc, sự tôn trọng truyền thống và bản sắc văn hóa... tất cả đều góp phần tạo nên bản sắc và sức mạnh riêng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 8 cánh diều

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án công dân 8 cánh diều

Tài liệu được tặng thêm:


Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay