Giáo án kì 2 Công dân 8 cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 công dân 8 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 công dân 8 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Công dân 8 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 1 CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU BÀI 6-10

  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 6 Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 7 Xác định mục tiêu cá nhân
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 8 Lập kế hoạch chi tiêu
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
  • Giáo án Công dân 8 Cánh diều bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

 

=> Xem nhiều hơn: Giáo án công dân 8 cánh diều đủ cả năm 

II. GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 8 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CÁ NHÂN

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CÁ NHÂN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân; các loại mục tiêu cá nhân.
  • Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.
  • Nêu được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
  • Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân; xây dựng được mục tiêu của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội về xác định mục tiêu cá nhân; bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, tình huống về xác định mục tiêu cá nhân; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được một số vấn đề về xác định mục tiêu cá nhân trong đời sống thực tế.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ, luôn vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập, lao động và các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.
  • Có trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung liên quan đến xác định mục tiêu cá nhân.

  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  3. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh phần Mở đầu SHS tr.43 và trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên của các hình ảnh và câu chuyện liên quan tới những hình ảnh đó.
  2. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đặt tên cho mỗi hình ảnh dưới đây và kết nối các hình ảnh đó thành một câu chuyện liên quan đến chủ đề bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thời gian thảo luận nhóm đôi, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời:

+ Hình ảnh 1: Thiết lập mục tiêu

+ Hình ảnh 2: Thực hiện mục tiêu

+ Hình ảnh 3: Kết quả đạt được

+ Câu chuyện: Nam thiết lập mục tiêu của mình là đạt được học sinh giỏi trong năm học này bằng việc ghi chép các việc cần làm ra giấy. Mỗi ngày, khi thực hiện được một công việc Nam sẽ đánh dấu tích dưới mỗi công việc ấy. Nam rất chăm chỉ và phấn đấu học tập để đạt được mục tiêu đặt ra. Cuối năm, Nam đã được thầy Hiệu trưởng trao tặng giấy khen học sinh giỏi. Nam đã đạt được mục tiêu của mình.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong cuộc sống của mỗi người, việc xác định mục tiêu cá nhân đóng vai trò quan trọng để hướng tới những điều tốt đẹp, giống như ngọn hải đăng có tác dụng định hướng cho ngư dân và người lái tàu giữa biển cả mênh mông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch để biến mục tiêu thành hiện thực.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7 – Xác định mục tiêu cá nhân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân.
  2. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SHS tr.44 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SHS tr.44, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 

Em hãy gọi tên các mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mỗi hình ảnh.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: 

Theo em, mục tiêu cá nhân là gì? Nếu căn cứ vào thời gian thực hiện mục tiêu thì có thể chia thành những loại mục tiêu nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh SHS tr.44, làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Mục tiêu của mỗi bạn trong từng hình ảnh:

  • Ảnh 1: mục tiêu học tập
  • Ảnh 2: mục tiêu sức khỏe
  • Ảnh 3: mục tiêu học tập
  • Ảnh 4: mục tiêu tài chính
  • Ảnh 5: mục tiêu gia đình

- GV mời HS nêu khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá 

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân

- Khái niệm:

Mục tiêu cá nhân là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định.

- Những loại mục tiêu:

+ Dựa theo tiêu chí thời gian thực hiện: mục tiêu ngắn hạn (dưới 3 tháng), mục tiêu trung hạn (từ 3-6 tháng) và mục tiêu dài hạn (trên 6 tháng).

+ Dựa theo tiêu chí lĩnh vực: mục tiêu về sức khỏe; mục tiêu về học tập; mục tiêu về gia đình; mục tiêu về sự nghiệp và mục tiêu về tài chính,...

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cần thiết của việc xác định mục tiêu cá nhân

  1. Mục tiêu: HS hiểu được vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.
  2. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện trong SHS tr.45-46 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc câu chuyện “Cuộc thi bơi của người thầy Do Thái” trong SHS tr.45.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao khi bơi về, dù rất mệt và phải gấp đôi quãng đường nhưng các bạn học sinh vẫn bơi vào bờ an toàn?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Từ câu chuyện trên, em hãy cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc câu chuyện tr.45, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày câu trả lời:

+ Theo em, khi bơi về, dù rất mệt và phải gấp đôi quãng đường nhưng các bạn học sinh vẫn bơi vào bờ an toàn bởi vì bờ biển là mục tiêu rõ ràng. 

+ Có mục tiêu rõ ràng và không còn đường lùi hay bất cứ sự hỗ trợ nào khác, các bạn ấy đã dựa vào chính mình và về đích.

- GV mời HS nêu sự cần thiết và ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tìm hiểu sự cần thiết của việc xác định mục tiêu cá nhân

- Sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân:

+ Mục tiêu cá nhân có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò định hướng, tạo động lực cho hoạt động của con người.

+ Mục tiêu có tác dụng tạo động lực để mỗi cá nhân quyết tâm hành động.

+ Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách xác định mục tiêu cá nhân

  1. Mục tiêu: HS nêu được cách xác định mục tiêu cá nhân.
  2. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.46 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về cách xác định mục tiêu cá nhân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cách xác định mục tiêu cá nhân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1-2 HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.46.

- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: 

+ Nhóm 1: Em hãy sử dụng mô hình S.M.A.R.T trong thông tin để nhận xét cách xác định mục tiêu trong trường hợp 1.

+ Nhóm 2: Em hãy sử dụng mô hình S.M.A.R.T trong thông tin để nhận xét cách xác định mục tiêu trong trường hợp 2.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách xác định mục tiêu cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp SHS và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về cách xác định mục tiêu cá nhân theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời:

+ Trường hợp 1: Bạn Khuê đã xác định mục tiêu với đủ các tiêu chí của mô hình S.M.A.R.T.

+ Trường hợp 2: Bạn Nga xác định mục tiêu thiếu tiêu chí của mô hình S.M.A.R.T, đó là Specific: Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng về thời gian, nguồn lực và cách thức thực hiện.

- GV mời HS nêu cách xác định mục tiêu cá nhân.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời phù hợp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu cách xác định mục tiêu cá nhân

- Cách xác định mục tiêu cá nhân:

+ Cụ thể (rõ ràng, chi tiết).

+ Đo lường được (có thể lượng giá được).

+ Khả thi (có khả năng thực hiện).

+ Thực tế (có giá trị với bản thân).

+ Thời gian thực hiện (có lộ trình, thời điểm).

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân

  1. Mục tiêu: HS lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.
  2. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.47, 48 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.47, 48 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy xác định tên các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân ở cột trái với nội dung tương ứng ở cột phải.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy sử dụng các bước lập kế hoạch ở thông tin để nhận xét về cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân của bạn Lan trong trường hợp trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, trường hợp SHS và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

+ 1 – G; 2 – A; 3 – C; 4 – B; 5 – E; 6 – D. 

+ Cách lập kế hoạch của bạn Lan còn thiếu rất nhiều bước:

  • Bước xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.
  • Bước thường xuyên đánh giá việc thực hiện của bản thân.
  • Bước điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.
  • Bước cam kết thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

- GV rút ra kết luận về cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời phù hợp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Tìm hiểu cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân

- Liệt kê các việc cần làm để đạt được mục tiêu.

- Ưu tiên công việc cần thực hiện trước.

- Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.

- Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.

- Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.

- Cam kết thực hiện kế hoạch.

=> Xem nhiều hơn: 

 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CÔNG DÂN 8 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint bài: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐÃ ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy cùng các bạn nêu những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình.

Những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình:

  • Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
  • Chị ngã em nâng.
  • Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

  • ...

BÀI 6

PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

NỘI DUNG BÀI HỌC

Các hình thức và tác hại của hành vi bạo lực gia đình.

Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Cách phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình.

01 Các hình thức và tác hại của hành vi bạo lực gia đình

Quan sát hình ảnh và theo dõi các trường hợp sau để trả lời câu hỏi

THẢO LUẬN NHÓM

NHÓM 1, 2

Em hãy cho biết hình thức bạo lực gia đình và tác hại của hành vi bạo lực gia đình trong trường hợp 1, 2.

  • Trường hợp 1.Do ghen tuông vô cớ, anh A thường đánh mắng vợ, gây bức xúc cho khu dân cư, thậm chí anh còn viết thư nặc danh gửi tới nơi vợ làm việc để hạ thấp nhân phẩm, danh dự của vợ.
  • Trường hợp 2.Chị B ép buộc chồng đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho chị quản lí, khi có việc cần chỉ tiêu, chồng chỉ phải hỏi xin vợ.
  • Trường hợp 3. Do nghiện chơi trò chơi điện tử, mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng K thường xuyên xin tiền của bố mẹ. Khi bố mẹ không cho, K thường bực tức, cố ý đập phá đồ đạc trong gia đình.
  • Trường hợp 4. Mặc dù sức khoẻ không cho phép, chị T vẫn bị chồng bắt ép sinh thêm con thứ ba.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ THẢO LUẬN

  • Trường hợp 1.đánh mắng vợ
  • Trường hợp 2.ép chồng đưa toàn bộ thu nhập cho vợ quản lí, khi có việc cần chi tiêu, chồng phải hỏi xin vợ.
  • Trường hợp 3. con cái bực tức, cố ý đập phá đồ đạc trong gia đình.
  • Trường hợp 4. vợ bị chồng ép sinh thêm con thứ 3

KẾT LUẬN

  1. Các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội
  • Các hình thức bạo lực gia đình
    • Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.
    • Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm,...
    • Bạo lực về kinh tế: hành vi xâm phạm các quyền lợi kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).
    • Bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép thành viên trong gia đình quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, sinh con.
  • Tác hại của bạo lực gia đình
    • Đối với người bị bạo lực
      • gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực (sức khỏe, danh dự, tính mạng, kinh tế,...)
    • Đối với gia đình
      • là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình.
    • Đối với xã hội
      • làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội.

02 Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

THẢO LUẬN NHÓM

Căn cứ vào thông tin trong SGK, em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong hai trường hợp dưới đây.

NHÓM 1, 2

Do công việc bận rộn, anh Q thường xuyên về muộn. Vợ anh Q vì nghe lời xúi giục của đồng nghiệp nên đã tìm cách theo dõi, tra hỏi, đay nghiến anh.

NHÓM 3, 4

Chồng chị H là người nóng tính và cục cằn nên thường đánh, mắng vợ con. Khi biết hàng xóm có ý định báo với cơ quan chức năng về hành vi bạo hành của mình, anh đã tìm cách ngăn cản, đe doạ họ.

NHÓM 1, 2

Trường hợp 1: Hành vi theo dõi, tra hỏi, đay nghiến chồng của vợ anh Q vi phạm mục b khoản 1 điều 3; khoản 2 điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)

NHÓM 3, 4

Trường hợp 2: Hành vi đánh, mắng vợ con, ngăn cản, đe dọa hàng xóm anh H vi phạm mục a khoản 1 điều 3; khoản 4 điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)

KẾT LUẬN

  1. Một số quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
  • Nghiêm cấm các hành vi bạo lực gia đình; kích động, xúi giục, bao che, cản trở việc khai báo, xử lí hành vi bạo lực gia đình.
  • Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình,...
  • Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí theo pháp luật dân sự xử lí theo pháp luật hình sự.
  • Cá nhân, gia đình và các cơ quan tổ chức đều có trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.

03 Cách phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình.

THẢO LUẬN NHÓM

NHÓM 1, 2

Em hãy cho biết các nhân vật ở trong hình ảnh 1, 2 đã làm gì để phòng ngừa bạo lực gia đình.

NHÓM 3, 4

Em hãy cho biết các nhân vật ở trong hình ảnh 3, 4 đã làm gì để phòng ngừa bạo lực gia đình.

NHÓM 1, 2

Đăng kí tham gia thi đua xây dựng gia đình văn hóa.

Hội Phụ nữ tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

NHÓM 3, 4

Nên khuyên nhủ, tâm sự thay bằng việc mắng và đánh con.

Chia sẻ công việc nhà với các thành viên trong gia đình.

KẾT LUẬN

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 Công dân 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Công dân 8 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án công dân 8 cánh diều

Từ khóa: Giáo án công dân 8 cánh diều, tải giáo án công dân 8 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 công dân 8 cánh diều, tải giáo án word và điện tử công dân 8 kì 2 CD

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay