Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Giáo án bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật sách KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 24. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau khi học xong, HS sẽ:

  • Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hóa học và cấu trúc, tính chất của nước.
  • Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật, thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giao tiếp và hợp tác: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật; Nêu được thành phần hóa học và cấu trúc, tính chất của nước.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và mô tả được cấu trúc của nước. Lấy được ví dụ chứng minh nước không thể thiếu đối với sự sống.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số vấn đề trong đời sống như ăn uống đầy đủ, hợp lí,…
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ, tích cực, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
  • Có niềm say mê, hứng thú với những việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, sgk, sbt
  • Tranh ảnh về vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
  • Video về nguyên nhân gây bướu cổ
  • Giấy A3 hoạt động nhóm
  • Máy tình, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh:
  • Sgk, Sbt
  • Tìm hiểu tư liệu liên quan đến vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào bài học thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhanh, thông qua đó giúp HS củng cố lại kiến thức đã học ở bài cũ, gợi mở nội dung bài mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm, giải quyết câu hỏi mở đầu trong sgk.
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng, biết nội dung bài mới.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, HS đọc nội dung, xung phong trả lời:

Câu 1. Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?

  1. Biểu bì lá B. Gân lá C. Tế bào thịt lá        D. Trong khoang chứa khí.

Câu 2. Hai tế bào tạo thành khí khổng có dạng gì?

  1. Hình yên ngựa B. Hình lõm hai mặt
  2. Hình hạt đậu D. Có nhiều hình dạng

Câu 3. Chức năng của khí khổng là:

  1. trao đổi khí carbon dioxide với môi trường
  2. trao đổi khí oxygen với môi trường
  3. thoát hơi nước ra môi trường
  4. Cả ba chức năng trên.

Câu 4. Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến:

  1. khí quản B. phế quản C. tế bào máu           D. khoang mũi.

Câu 5. Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho đường dẫn khí:

  1. bụi B. Vi khuẩn C. Khói thuốc lá          D. Khí oxygen.

- GV chữa đáp án, đặt vấn đề câu hỏi mở đầu: Mọi cơ thể sống, dù được cấu tạo từ một tế bào hay nhiều tế bào đều chứa nước. Nước cần thiết để vận chuyển chất dinh dưỡng và oxygen khi khắp cơ thể và thành các chất thải ra ngoài. Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu nước?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe câu hỏi trắc nghiệm, xung phong trả lời.

- HS tiếp nhận và đọc kĩ câu hỏi mở đầu, đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày đáp án của mình

- HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý kiến cho bạn (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt lại đáp án câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở đầu.

1 - A

2 - C

3 - D

4 - C

5 - D

Gợi ý: Nếu cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến:

  • Mất một số chất -> ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
  • Thiếu nước -> rút nước từ tế bào -> hoạt động sinh lí của tế bào bị ảnh hưởng -> ảnh hưởng đến đời sống.
  • Nếu mất 21% lượng nước sẽ dẫn đến tử vong.

- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung bài mới: Bài 24. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT

Hoạt động 1. Tìm hiểu thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS có thể nhận biết được thành phần hóa học, cấu trúc của nước gồm những nguyên tố nào, nguyên tử của các nguyên tố đó điện tích gì để từ đó HS rút ra được các tính chất của nước.
  2. Nội dung: GV cho HS đọc thông tin sgk, quan sát kênh hình 24.1, thảo luận, trả lời câu hỏi, hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được các thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học ỏ bài 4 phần II (trang 29), cho biết thành phần hóa học và cấu trúc của phân tử nước?

- Từ câu trả lời của HS, GV rút ra kết luận về thành phần hóa học và cấu trúc của nước.

- GV đặt câu hỏi: Vậy với thành phần hóa học và cấu trúc như vậy, nước có tính chất gì?

- GV kết luận, cho HS đọc thêm phần em có biết để giải thích được hiện tượng nhện nước có thể di chuyển trên bề mặt nước.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, đọc thông tin sgk, tìm hiểu về thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước.

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin, quan sát và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi, chỉ ra được các thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức hoạt động 1, chuyển sang tìm hiểu hoạt động 2.

I. NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT

1. Thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước

- Nước là một hợp chất hóa học do sự kết hợp oxygen với hydrogen.

- Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị, có nhiệt độ sôi là 1000C, nhiệt độ đông đặc là 0oC. Nước có thể hòa tan trong nhiều chất.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 600k/học kì - 650k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Giáo án KHTN 7 cánh diều bài 1: Nguyên tử
Giáo án KHTN 7 cánh diều bài 2: Nguyên tố hóa học

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD PHẦN 3: VẬT SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần hóa học bài 2: Nguyên tố hóa học

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 3: VẬT SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay