Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 cánh diều

Xem: => Giáo án sinh học 7 cánh diều (bản word)

CHƯƠNG VIII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 24 - VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SINH VẬT

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày thành phần hóa học và cấu trúc của nước.

Trả lời:

Thành phần hóa học và cấu trúc của nước: Nước là một hợp chất hóa học do sự kết hợp của 1 nguyên tử O với 2 nguyên tử H.

 

Câu 2: Nước có tính chất gì?

Trả lời:

Tính chất của nước:

-      Nước là một chất lỏng trong suốt, cho ánh sáng chiếu qua, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100°C, đông đặc ở 0°C (nước đá).

-      Nước có thể hoà tan được nhiều chất như muối ăn, đường,... nhưng không hoà tan được dầu, mỡ.

-      Nước cũng có thể tác dụng với nhiều chất hoá học để tạo thành các hợp chất khác.

 

Câu 3: Nêu vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật.

Trả lời:

Nước là nhân tố quan trọng đối với các cơ thể sống:

-      Là thành phần quan trọng trong tế bào và cơ thể sinh vật.

-      Là môi trường và nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng của tế bào và cơ thể.

-      Là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào và mô.

-      Giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.

-      Nước cho ánh sáng chiếu qua nên các sinh vật quang hợp vẫn có khả năng sống trong nước.

-      Sự sống trên Trái Đất liên quan và phụ thuộc vào nước.

-      Sinh vật cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống. Nhu cầu nước của sinh vật khác nhau tùy từng loài, từng giai đoạn phát triển, trạng thái hoạt động,…

-      Sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào nguồn nước.

 

Câu 4: Em hiểu như thế nào về chất dinh dưỡng? Chất dinh dưỡng được chia thành mấy loại?

Trả lời:

-      Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hoá học được cơ thể sinh vật lấy từ bên ngoài vào.

-      Phân loại: Nhóm chất cung cấp năng lượng (carbohydrate, protein, lipid) và nhóm chất không cung cấp năng lượng (vitamin, chất khoáng và nước).

 

Câu 5: Nêu vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

Trả lời:

Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống như tham gia đổi mới các thành phần của tế bào hoặc kiến tạo tế bào, tham gia các phản ứng hoá học trong cơ thể, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống, tham gia điều hòa các hoạt động sống,…

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Cacbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể?

Trả lời:

Vai trò: cung cấp năng lượng, cấu tạo nên tế bào và mô

 

Câu 2: Protein có vai trò gì đối với cơ thể?

Trả lời:

Vai trò: tham gia cung cấp năng lượng, là nguyên liệu xây dựng tế bào, tham gia điều hòa hoạt động sống, vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể,...

 

Câu 3: Chất khoáng có vai trò gì đối với cơ thể?

Trả lời:

Vai trò: là thành phần thiếu yếu cấu tạo nên tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể

 

Câu 4: Vitamin có vai trò gì đối với cơ thể?

Trả lời:

Vai trò: là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, bảo vệ tế bào và cơ thể.

 

III. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao nên ăn trực tiếp hoa quả hơn là uống nước ép, sinh tố?

Trả lời:

-      Thực chất, lượng chất xơ và các thành phần dinh dưỡng trong nước ép, sinh tố trái cây đã bị giảm đi đáng kể sau quá trình chế biến, thậm chí chúng còn chứa một lượng lớn đường – nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh chóng.

-      Mặt khác, các loại nước ép hoặc sinh tố trái cây được đóng gói hay đóng hộp chứa rất ít trái cây thật, thậm chí mùi vị không phải là trái cây. Đối với những loại nước ép hoặc sinh tố trái cây này, lượng chất dinh dưỡng nạp vào sẽ không như mong đợi Do đó, việc ăn trái cây trực tiếp sẽ tốt hơn và mang đến nhiều lợi ích về dinh dưỡng hơn.

 

Câu 2: Gạo lứt và gạo trắng khác nhau như thế nào về mặt dinh dưỡng?

Trả li:

Cả gạo trắng và gạo lứt đều có hàm lượng carbohydrate cao. Tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng, gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng tổng thể hơn so với gạo trắng, đặc biệt là chất xơ, các chất chống oxy hóa như mangan, selen, các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác như magie, folate. Trong khi đó, gạo trắng không cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu.

 

Câu 3: Gạo lứt và gạo trắng tác động như thế nào đối với người mắc bệnh tiểu đường type 2?

Trả lời:

-      Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và magie hơn gạo trắng. Đây là hai chất quan trọng giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt nói chung và gạo lứt nói riêng một cách thường xuyên hơn sẽ làm giảm lượng đường trong máu trên bệnh nhân tiểu đường type 2, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh này.

-      Trong khi đó, ăn nhiều gạo trắng hơn thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn, vì gạo trắng nằm trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm cao. Chỉ số này của gạo trắng là 89, trong khi gạo lứt là 50. Vì vậy, mức độ làm tăng đường trong máu khi ăn gạo trắng sẽ cao hơn so với gạo lứt.

 

Câu 4: Khi thiếu kẽm thì cơ thể có biểu hiện như thế nào? Kể tên một số thực phẩm giúp bổ sung kẽm.

Trả lời:

-      Khi thiếu kẽm thì cơ thể có biểu hiện: rụng tóc; móng chân, móng tay giòn, dễ gãy, có đốm trắng; loét miệng; mụn cùng những vấn đề khác ở da; yếu xương; ăn mất ngon; thường cảm thấy cáu kỉnh; dễ mắc bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy; gặp vấn về mắt,...

-      Một số thực phẩm giúp bổ sung kẽm: hàu, tôm, cua, lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, thịt gà,...

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Thường xuyên không ăn rau gây ra hậu quả gì?

Trả lời:

-      Cơ thể luôn trong tình trạng yếu đuối, mệt mỏi: rau xanh chứa rất nhiều vitamin (vitamin A, B, C, E, K) và khoáng chất tốt cho cơ thể. Nếu không ăn rau, bạn sẽ bị thiếu hụt rất nhiều vitamin cần thiết, cơ thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều mối lo bệnh tật.

-      Tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón: rau xanh chứa rất nhiều chất xơ, chất xơ từ rau xanh không bị hòa tan trong quá trình tiêu hóa. Từ đó chúng sẽ làm tăng kích thước của thức ăn tiêu hóa, góp phần kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, dễ dàng đẩy thức ăn thừa ra ngoài.

-      Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Việc thiếu chất xơ từ rau cũng khiến bạn có thể mắc phải các chứng bệnh về tim mạch như tắc nghẽn mạch máu, đau tim, thậm chí là đột quỵ.

-      Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Các chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C và carotenoid có trong rau xanh có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng cách bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các gốc tự do.

 

Câu 2: Lượng calo cần cho một người lớn là khoảng 1500 - 2000 calo/ngày.Em hãy xây dựng thực đơn khoảng 2500 calo cho người cần phải luyện tập. Biết tỷ lệ chất đạm, carbs và chất béo là 30:20:50, đây là chế độ ăn tăng chất béo và giảm tinh bột, giúp no nhanh nhưng hạn chế nguy cơ tăng cân béo phì.

Trả lời:

-      Bữa sáng: 4 quả trứng ốp la hoặc tráng, 1 miếng pho mai, 2 lát bánh mì đen nướng, 1 trái bơ kích thước trung. Với chế độ này, cơ thể nhận được 726 calo, gồm 44g chất béo, 39g carbs và 41 g protein.

-      Giữa buổi sáng: 1 muỗng bột yến mạch kết hợp 30 g hạnh nhân. Với chế độ này, cơ thể nhận được 337,4 calo, gồm 19g chất béo, 11g carbs và 30,6 g protein.

-      Buổi trưa: 150 g thịt nạc bò, 1 thìa dầu oliu, 40 g hành cắt nhỏ, 85 g rau diếp thái nhỏ, sốt cà chua, 25 g pho mai, kem phủ vừa đủ. Với chế độ này, cơ thể nhận được 591 calo, gồm 36,6g chất béo, 14,5g carbs và 51 g protein.

-      Bữa chiều: 2 thìa bơ đậu phộng, 1 trái táo, 1 cốc sữa chua . Với chế độ này, cơ thể nhận được 395 calo, gồm 17g chất béo, 37,5g carbs và 23 g protein.

-      Bữa tối: 170 g thịt cá ngừ, 85 g đậu cô ve, 1 miếng pho mai con bò cười. Với chế độ này, cơ thể nhận được 457 calo, gồm 22g chất béo, 27,5g carbs và 37,3 g protein.

® Thực đơn chứa 2496 calo, 139 g chất béo, 120 g carbs, 183 g chất đạm.

 

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay