Câu hỏi tự luận Vật lí 7 cánh diều Bài 16: Từ trường Trái Đất

Bộ câu hỏi tự luận Vật lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Từ trường Trái Đất. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 cánh diều.

Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ VII: TÍNH CHẤT TỪ CỦA CHẤT

BÀI 16 - TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT

I. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Mô tả từ trường Trái Đất.

Trả lời:

Do cấu tạo bên trong lõi và chuyển động quay nên Trái Đất có từ trường, giống như một thanh nam châm.

 

Câu 2: La bàn dùng để làm gì?

Trả lời:

La bàn giúp con người tìm hướng địa lí, đặc biệt giúp các thủy thủ hay ngư dân đi trên biển tìm đúng phương hướng địa lí khi di chuyển tàu, thuyền.

 

Câu 3: Nêu cấu tạo của la bàn.

Trả lời:

Gồm các bộ phận:

-      Kim nam châm quay tự do trên trục quay.

-      Mặt chia độ được chia thành 360o có ghi bốn hướng: Bắc (N); Đông (E); Nam (S); Tây (W) gắn cố định với vỏ kim loại của la bàn và quay độc lập với kim nam châm.

-      Vỏ kim loại kèm mặt kính có lắp.

 

Câu 4: Nêu cách sử dụng la bàn xác định hướng địa lí.

Trả lời:

-      Bước 1: Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang.

-      Bước 2: Khi kim nam châm nằm ổn định (hướng Nam Bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ Bắc của kim nam châm.

-      Bước 3: Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm A.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu nguyên lý hoạt động của la bàn.

Trả lời:

La bàn là một dụng cụ gồm kim nam châm có hai cực bắc - nam quay tự do quanh một trục. Do ảnh hưởng của từ trường trái đất mà dù đặt ở bất cứ đâu song song với trái đất, chiếc kim từ tính kia cũng quay về hướng bắc, từ hướng bắc sẽ tìm ra hướng nam, sau đó là đông và tây.

 

Câu 2: Vùng nào của Trái Đất có từ trường mạnh nhất?

Trả lời:

Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.

 

Câu 3: Từ trường tạo ra hiện tượng nào trên Trái Đất?

Trả lời:

Từ trường tạo ra hiện tượng cực quang trên Trái Đất.

 

Câu 4: Ngài sử dụng la bàn, còn có các cách nào để xác định phương hướng?

Trả lời:

-      Quan sát Mặt Trời: Mặt Trời mọc hướng đông, lặn hướng tây

-      Quan sát ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm: đó là ngôi sao Bắc cực

-      Sử dụng GPS trên điện thoại thông minh.

 

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tại sao la bàn được gọi là kim chỉ nam?

Trả lời:

-      La bàn được người Trung Quốc phát minh từ thế kỷ 1, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tận dụng triệt để tính năng này của la bàn. Các đoàn quân từ thời nhà Tần cho đến sau này vẫn có thói quen bành trướng lãnh thổ bằng các cuộc hành trình bình định về phương Nam.

-      Mỗi đạo quân đều có một la bàn thô sơ với chiếc kim chỉ nam sơn đỏ chói. Bất luận thế nào, cuộc chinh phục cũng chỉ nhìn về một phía đó thôi. Việt Nam có nền văn hóa ảnh hưởng rất sâu nặng của văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ bị đô hộ, nên đây là cơ sở chính làm nên ngữ nghĩa hàm ẩn cho cụm từ “kim chỉ nam” trong tiếng Việt.

 

Câu 2: Có mấy loại la bàn thường được dùng hiện nay?

Trả lời:

Có 2 loại la bàn thường được dùng hiện nay: La bàn từ và la bàn trên điện thoại thông minh.

 

Câu 3: Ngoài Trái Đất, em còn biết hành tinh nào trong hệ Mặt Trời có từ trường?

Trả lời:

Hành tinh trong hệ Mặt Trời có từ trường: Thủy Tinh, Mộc Tinh, Hỏa Tinh.

 

Câu 4: Hành tinh nào có từ trường mạnh nhất trong hệ Mặt Trời?

Trả lời:

Mộc Tinh có từ trường mạnh nhất trong hệ Mặt Trời.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong thế kỷ 21 với công nghệ hiện đại, la bàn còn có ích không?

Trả lời:

-      Trong hoạt động dã ngoại và leo núi: La bàn vẫn được sử dụng để định hướng và định vị trong các hoạt động leo núi, và các hoạt động dã ngoại khác.

-      Định hướng trên biển: Trên các tàu biển và tàu cá, la bàn vẫn được sử dụng như một phương tiện định hướng truyền thống.

-      Trong môi trường tự nhiên: Trong một số trường hợp, la bàn vẫn là một công cụ quan trọng cho các nhà thám hiểm và nhà nghiên cứu môi trường để định vị và định hướng trong môi trường tự nhiên.

-      Trong các tình huống khẩn cấp: Trong trường hợp mất hướng do mất điện thoại hoặc GPS, la bàn có thể trở thành một công cụ quan trọng để định hướng.

 

Câu 2: Hiện nay, từ trường được ứng dụng để chữa được bệnh gì?

Trả lời:

-      Giảm đau lưng bằng từ trường cho kết quả tương đương và ít tai biến hơn dùng thuốc.

-      Ở những người bị di chứng bại liệt, chức năng tủy sống bị mất, thường có hội chứng đau. Đặt vào các điểm đau các viên nam châm nhỏ có cường độ thấp sẽ giảm được đau.

-      Mặt khác, từ trường cũng tác động đến các hormon, các enzym, qua đó ảnh hưởng tới các yếu tố tái tạo, tăng trưởng tế bào thần kinh. Ứng dụng hiệu năng quý giá này, người ta dùng từ trường tái tạo, phát triển các tế bào thần kinh, hồi phục lại chức năng tủy sống.

-      Trên động vật, các thử nghiệm từ trường đem lại kết quả không ngờ: kích thích tái tạo lại cả tủy sống, thần kinh ngoại biên và phục hồi chức năng của chúng. Vài nơi trên thế giới đã ứng dụng điều này vào việc phục hồi chức năng cho người bị tổn thương tủy sống và ghi nhận được những cải thiện đáng kể.

-      Chụp hình ảnh bằng cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) là một trong những phương pháp hiện đại giúp ta nhìn thấy rõ hơn các tổn thương não bộ và tủy sống. Từ đó có thể dùng liệu pháp " kích thích từ trường chức năng" giúp làm tăng khả năng tiểu tiện, đại tiện, phòng tránh hiện tượng tắc mạch sâu, tăng cường hô hấp của người bệnh.

 

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài 16: Từ trường trái đất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay