Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều

Giáo án lịch sử 10 học kì 2 bộ sách cánh diều. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 lịch sử 10 cánh diều. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13: VĂN MINH CHĂM-PA, VĂN MINH PHÙ NAM

 (3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cơ sở hình thành và trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.
  • Biết vận dụng hiểu biết về các nền văn minh cổ nói trên để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.
  • Nhận thức được giá trị trường tồn của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
  • Có ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
  • Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: thông qua sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để nhận thức được giá trị trường tồn của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, làm việc nhóm, trao đổi, thảo luận, có ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam; có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.
  • Năng lực lịch sử:
  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc khai thác hình ảnh, lược đồ và đọc thông tin, tư liệu để nêu được cơ sở hình thành và trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua tìm hiểu hình ảnh minh họa để biết vận dụng hiểu biết về các nền văn minh cổ để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
  • Có trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS xem đoạn phim tư liệu về Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) và đặt câu hỏi: “Đoạn phim tư liệu phản ánh những nội dung gì về di tích lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn?”.
  4. Sản phẩm học tập: Nội dung về di tích lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn được phản ánh trong đoạn phim tư liệu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem đoạn phim tư liệu về di tích Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

https://www.youtube.com/watch?v=SfZRQsrpL2w

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn phim tư liệu phản ánh những nội dung gì về di tích lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn?

- GV hướng dẫn HS: địa điểm, thời gian xây dựng, quần thể gồm có những di tích gì, phong cách nghệ thuật của hệ thống đền tháp, tượng điêu khắc, hoa văn trang trí,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem đoạn phim tư liệu, nêu những nội dung mà đoạn phim tư liệu phản ánh.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn minh Chăm-pa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cơ sở hình thành và trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và tư liệu, quan sát các Hình 13.3, 13.4 và sơ đồ 13 để trả lời các câu hỏi sau:

- Hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên và cơ sở về dân cư góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa.

- Trình bày những thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi vào vơ cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin SGK mục 1.1, kết hợp quan sát Hình 13.3 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên và cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Chăm-pa.

- GV hướng dẫn HS khai thác hình ảnh về khu vực hạ lưu sông Thu Bồn kết hợp với mục Em có biết? để làm rõ về yếu tố địa hình và sông ngòi (đất đai màu mỡ, tạo điều kiện cho sự định cư) đã góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa.

- GV hướng dẫn HS so sánh về cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa với văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

à Gợi ý: Cùng hình thành trên lưu vực các con sông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 1.1. kết hợp quan sát Hình 13.3 và mục Em có biết SGK tr.88, 89 để tìm hiểu về cơ sở hình thành văn minh Chăm-pa.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về cơ sở hình thành văn minh Chăm-pa.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về cơ sở hình thành văn minh Chăm-pa.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 1.2, kết hợp quan sát Hình 13.4 SGK tr.89, 90 và cho biết: Trình bày những thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của nền văn minh Chăm-pa.

- GV hướng dẫn HS khai thác Hình 13.4 để thấy được khả năng sáng tạo, sự khéo léo, kĩ thuật làm gốm, kĩ thuật xây dựng đền tháp của cư dân Chăm-pa rất phát triển.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục Đời sống vật chất, kết hợp quan sát Hình 13.4 SGK tr.89, 90 để tìm hiểu về đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục Đời sống tinh thần SGK tr.90 và cho biết: Trình bày những thành tựu về đời sống tinh thần trong nền văn minh Chăm-pa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân nêu những thành tựu về đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa. Sau đó, từng cặp đôi thảo luận, chốt đáp án.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày thành tựu về đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận thành tựu về đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

Nhiệm vụ 4

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục Tổ chức xã hội và nhà nước, kết hợp quan sát Sơ đồ 13 SGK tr.91 và cho biết: Nêu những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm-pa.

- GV hướng dẫn HS quan sát Sơ đồ 13 kết hợp đoạn tư liệu để thấy được vua là người có quyền lực cao nhất, tổ chức bộ máy nhà nước đã được thống nhất từ TW đến địa phương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân nêu những thành tựu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm-pa. Sau đó, từng cặp đôi thảo luận, chốt đáp án.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày thành tựu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm-pa.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận thành tựu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm-pa.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về văn minh Chăm-pa

a) Cơ sở hình thành

Điều kiện tự nhiên

- Hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.

- Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.

- Có những cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn.

à Tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.

- Đường bờ biển dài.

à Là nơi tiếp nhận nhiều luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hoá từ bên ngoài.

Dân cư

- Cư dân bản địa sinh sống ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung là những người nói tiếng Môn cổ.

- Một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.

à Nhóm cư dân cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm-pa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Những thành tựu tiêu biểu

Đời sống vật chất

- Ăn: Gạo nếp, gạo tẻ, các loại kê, đậum cá, tôm, ốc...

- Trang phục:  quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức.

- Ở:

+ Vua thường ở trong lầu cao.

+ Dân thường ở nhà sàn dựng bằng gỗ.

- Đi lại: thuyền là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền đều uốn cong.

- Kĩ thuật làm đồ gồm và xây dựng đền tháp phát triển.

+ Sản phẩm từ nghề gốm: tượng phù điêu trang trí kiến trúc đền tháp, gốm trắng men, gốm gia dụng....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đời sống tinh thần

- Chữ viết: tiếp thu chữ Phạn, sử dụng phổ biến trên các văn bia.

- Văn học:

+ Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, văn bị kí, sử thi,...

+ Văn học viết: thơ, trường ca,...

- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mộ chum.

- Tôn giáo:

+ Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, sùng bái các vị thần Hin-đu.

+ Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong các tầng lớp xã hội.

- Nghệ thuật: Tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo thể hiện qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác đồ trang sức,...

- Âm nhạc và ca múa: phát triển với các loại nhạc cụ, như đàn cầm, trống,...

Tổ chức xã hội và nhà nước

- Tổ chức xã hội:

+ Sinh sống trong làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.

+ Cư dân nhận ruộng đất cày cấy và thực hiện nghĩa vụ thuế khoá, lao dịch với nhà nước.

- Tổ chức nhà nước:

+ Được tổ chức theo thể chế quân

chủ chuyên chế.

·        Nhà vua là chủ sở hữu tối cao.

·        Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương.

+ Cả nước chia thành nhiêu châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là làng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về văn minh Phù Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cơ sở hình thành và trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam.
  2. Nội dung:

- GV cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin và đoạn tư liệu để hoàn thành Phiếu học tập về cơ sở hình thành của văn minh Phù Nam.

- GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát các hình từ 13.5 – 13.8, tìm hiểu về những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Phù Nam, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: Nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Phù Nam.

+ Nhiệm vụ 2 : Nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân văn minh Phù Nam.

+ Nhiệm vụ 3: Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước và kể tên các tầng lớp trong tổ chức xã hội của nền văn minh Phù Nam.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi vào vơ cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Phù Nam.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin và đoạn tư liệu SGK tr.91, 92 để hoàn thành Phiếu học tập về cơ sở hình thành của văn minh Phù Nam.

PHIẾU HỌC TẬP

1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí

- Sông ngòi

- Địa hình

……………………………………………………………………………………………………….

2. Dân cư

…………………………………………………..

- GV hướng dẫn HS khai thác đoạn tư liệu để thấy được điều kiện tự nhiên rất thuận lợi (khí hậu ấm áp, nhiều sản vật như vàng, trầm hương,…) đã góp phần hình thành nên nền văn minh Phù Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, thảo luận về cơ sở hình thành văn minh Phù Nam và hoàn thành Phiếu học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về cơ sở hình thành văn minh Phù Nam theo Phiếu học tập.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về cơ sở hình thành văn minh Phù Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình từ 13.5 – 13.8 và thực hiện một nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Phù Nam.

+ Nhóm 3, 4 : Nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân văn minh Phù Nam.

+ Nhóm 5, 6: Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước và kể tên các tầng lớp trong tổ chức xã hội của nền văn minh Phù Nam.

- GV hướng dẫn HS khai thác:

+ Hình 13.5 và hình 13.7 để thấy được kĩ thuật chế tác đồ thủ công tinh xảo với nhiều họa tiết hoa văn.

+ Hình 13.6 và Hình 13.8 phản ánh sự tiếp xúc, giao lưu với văn hóa bên ngoài, đặc biệt là văn minh Ấn Độ.

 

+ Tư liệu ở mục Tổ chức xã hội và nhà nước để thấy được uyền lực của nhà vua (là người có quyền lực tối cao, mọi người đều phải quy phụ nhưng ông cũng là người rất thương dân,...).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thảo luận về những thành tựu văn minh tiêu biểu. Sau đó, thảo luận và thống nhất đáp án.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Phù Nam.

+ Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân văn minh Phù Nam.

+ Sơ đồ tổ chức nhà nước và các tầng lớp trong tổ chức xã hội của nền văn minh Phù Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về thành tựu văn minh Chăm-pa.

2. Tìm hiểu về văn minh Phù Nam

a) Cơ sở hình thành

Đính kèm bên dưới hoạt động: Phiếu học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Những thành tựu tiêu biểu

Đời sống vật chất

- Ăn: lúa gạo, các loại rau, củ, quả, tôm, cá,...

- Trang phục:

+ Dân nghèo dùng vải may quân áo; nhà giàu dùng tơ lụa, gấm.

+ Phổ biến là mặc áo chui đầu hoặc ở trần, dùng vải quấn làm váy.

+ Thích đeo đồ trang sức làm bằng đá quý, vàng, bạc,...

- Ở: sống chủ yếu trong các nhà sàn băng gỗ.

- Đi lại: thuyền bè trên kênh rạch, sông, biển.

Đời sống tinh thần

- Chữ viết: các loại văn tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn.

- Nghệ thuật: kĩ thuật chế tác đồ trang sức, kĩ thuật dệt vải, làm gốm, điêu khắc, kiến trúc.

- Tín ngưỡng và tôn giáo: Hin-đu giáo và Phật giáo được tôn sùng; sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn.

Tổ chức xã hội và nhà nước

- Tổ chức xã hội: Các xóm làng (phum, sóc), gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống, cùng sinh sống trên một khu vực.

- Tổ chức nhà nước:

+ Được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế, vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.  Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại, tăng lữ.

+ Tiến hành chinh phục nhiều vương quốc.

 

PHIẾU HỌC TẬP

1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lí

- Hình thành trên lưu vực châu thô sông Cửu Long.

- Tiếp giáp biển, có nhiều nơi thuận lợi cho việc tránh bão, neo đậu thuyên bè của các thương nhân nên cư dân Phù Nam sớm có điều kiện giao lưu với nền văn minh của nhiều quốc gia khác, đặc biệt là nền văn minh Ấn Độ.

Sông ngòi

Sông ngòi, kênh rạch chăng chịt đồ ra biển.

Địa hình

Khu vực thấp, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp trồng lúa nước.

2. Dân cư

Chủ nhân của văn minh Phù Nam chủ yếu là cư dân bản địa (người Môn cổ) kết hợp

với một bộ phận cư dân đên từ bên ngoài.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào việc giải quyết một số tình huống/bài tập nhận thức, thông qua đó góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm; HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế về Văn minh Chăm-pa, Phù Nam và thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát Phiếu bài tập trắc nghiệm cho HS và yêu cầu HS làm tại lớp.

Trường THPT:............

Lớp:..............................

 

PHIẾU BÀI TẬP

Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Phù Nam

Thời gian làm bài: 7 phút

Họ và tên:........

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Nền văn minh Chăm-pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Vùng duyên hải và một phân cao nguyên miền Trung.

B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trưng Bộ.

C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung.

D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ.

Câu 2. Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nền

văn minh Chăm-pa:

A. Phù sa sông Thu Bồn tạo nên những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.

B. Khi hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp.

C. Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.

D. Bờ biển dài tạo điều kiện để giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh bên ngoài.

Câu 3. Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm-pa là:

A. Những người nói tiếng Thái và tiếng Môn - Khơ-me.

B. Sự hòa hợp giữa người Lạc Việt và người Âu Việt.

C. Những người nói tiếng Môn có và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.

D. Cư dân nó tiếng Mã Lai - Đa Đảo với cư dân đến từ bên ngoài.

Câu 4. Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của cư dân Chăm-pa là kĩ thuật:

A. Làm đồ gốm và xây đựng đền tháp.

B. Đúc đồng và kĩ thuật in.

C. Rèn sắt và làm thuốc súng.

D. Đúc đồng và làm thuốc súng.

Câu 5. Nền văn minh Phù Nam được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung.

D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Phù Nam?

A. Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực đồng bằng sông Cửu Long.

B. Nguồn nước dồi dào, hệ thông sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đi lại.

C. Có vị trí địa li tiếp giáp biển, thuận lợi cho việc giao lưu với các nền văn minh bên ngoài.

D. Chủ nhân của nên văn minh Phù Nam là cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.

Câu 7. Văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh:

A. Trung Hoa.

B. Ấn Độ.

C. Ai Cập.

D. Hy Lạp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam để hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS đọc đáp án trước lớp:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

A

B

C

A

A

D

B

- GV mời HS khác nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố kiến thức đã học.

- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

  1. Nội dung: GV giao cho HS làm việc cá nhân ở nhà, sưu tầm tư liệu về một di tích thuộc văn minh Chăm-pa hoặc văn minh Phù Nam còn tồn tại đến ngày nay.
  2. Sản phẩm: Tư liệu, hình ảnh sưu tầm về di tích thuộc văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.
  3. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu cho HS làm việc cá nhân ở nhà: Hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với bạn học về một di tích thuộc văn minh Chăm-pa hoặc văn minh Phù Nam còn tồn tại đến ngày nay.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu theo một số gợi ý: tên di tích, thời gian tồn tại, mục đích, đặc điểm, giá trị đối với ngày nay,....

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp sưu tầm thông tin, hình ảnh về di tích thuộc văn mình Chăm-pa hoặc Phù Nam để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Cơ sở hình thành văn minh Chăm-pa, Phù Nam.

+ Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa, Phù Nam.

- Trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.94.

- Hoàn thành bài tập bài 13 Sách bài tập.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 14 – Cơ sở hình và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt.

Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều, Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều đầy đủ, Giáo án kì 2 lịch sử 10 cánh diều bản word

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Tin học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Quốc phòng an ninh 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 thiết kế công nghệ cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Âm nhạc 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều
 
Soạn giáo án Địa lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Sinh học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Vật lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
 
Soạn giáo án Hoá học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Thể dục 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Toán 10 cánh diều theo công văn mới nhất

Giáo án điện tử đủ các môn

Giáo án điện tử tin học 10 cánh diều
Giáo án điện tử âm nhạc 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 bản 1 cánh diều
 
Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều
Giáo án điện tử sinh học 10 cánh diều
Giáo án điện tử vật lí 10 cánh diều
 
Giáo án điện tử hoá học 10 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án điện tử toán 10 cánh diều

Chat hỗ trợ
Chat ngay