Giáo án Vật lí 9 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí lớp 9 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 9 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:

Ngày dạy

Tuần 1 – Bài 2 - Tiết 2

ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

- Nêu được điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

- Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.

- Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở.

  1. 2. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. 3. Phẩm chất

- Tự học, tự chủ, sống có trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: Kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số U/ I theo SGK, một số điện trở mẫu.

  1. Học sinh:

Mỗi nhóm: chuẩn bị tài liệu, bài tập ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8 phút)

a) Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

b) Nội dung:

- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: Tìm hiểu về về mối quan hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.

c) Sản phẩm: Nêu kết luận về mối quan hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Nêu kết luận về mối quan hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.

+ Từ bảng kết quả số liệu ở bài trước hãy xác định thương số . Từ kết quả thí nghiệm hãy nêu nhận xét.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu.

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

+ Thương số có giá trị không đổi.

- Giáo viên: lắng nghe để tìm ra vấn đề vào bài mới.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS đứng tại chỗ trả lời kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

+ Với dây dẫn trong TN ở bảng 1 ta thấy nếu bỏ qua sai số thì thương số có giá trị như nhau.

Vậy với các dây dẫn khác kết quả có như vậy không?

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

Muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

+ Thương số có giá trị không đổi.

 

 

 

 

 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm điện trở (15 phút)

a) Mục tiêu:

- Nêu được điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

- Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.

b) Nội dung:

- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu.

- Hoạt động chung cả lớp.

c) Sản phẩm:

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1, C2.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

+ Cho HS nghiên cứu SGK.

+ Làm C1 tính thương số U/I dựa vào bảng 2 của thí nghiệm ở bài trước.

+ Dựa kết quả C1 để trả lời C2.

+ Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm.

+ Nêu công thức tính điện trở.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Đọc SGK, tính toán và trả lời C1, C2.

Ghi từng nội dung trả lời vào bảng phụ.

- Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS.

+ Giới thiệu kí hiệu điện trở trong sơ đồ mạch điện, đơn vị tính điện trở.

+ Y/C HS vẽ sơ đồ mạch điện xác định điện trở của một dây dẫn và nêu cách tính điện trở. So sánh điện trở của dây dẫn ở bảng 1 và 2→Nêu ý nghĩa của điện trở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả

+ Các nhóm khác nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung.

 

I. Điện trở của dây dẫn

1. Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫ

 

 

C1:

 

C2:

+ Với mỗi dây dẫn thì thương số có giá trị xác định và không đổi.

+ Với hai dây dẫn khác nhau thì thương số có giá trị khác nhau.

 

2. Điện trở.

Công thức tính điện trở:

-Kí hiệu điện trở trong mạch điện:

hoặc

-Sơ đồ mạch điện:

 

 


K

 

 

Khoá K đóng:

-Đơn vị điện trở là Ôm, kí hiệu Ω.

.

Kilôôm; 1kΩ=1000Ω,

Mêgaôm; 1MΩ=1000 000Ω.

-Ý nghĩa của điện trở: Biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

Hoạt động 2: Phát biểu và viết hệ thức định luật Ôm (7 phút)

a) Mục tiêu:

- HS nắm được hệ thức ĐL Ôm và phát biểu được định luật Ôm.

b) Nội dung:

- Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu.

- Hoạt động chung cả lớp.

c) Sản phẩm:

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm:

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

+ Nghiên cứu SGK cho biết:

+ Tính I từ CT được học ở phần 1.

+ Dựa vào biểu thức định luật Ôm hãy phát biểu định luật Ôm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: từ công thức :

 

+ Dựa vào biểu thức định luật Ôm phát biểu ND định luật Ôm.

- Giáo viên:

+ Thông báo đây chính là biểu thức của định luật Ôm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

II. Định luật Ôm.

 

 

 

 

 

 

 

1. Hệ thức của định luật.

trong đó: U đo bằng vôn (V),

I đo bằng ampe (A),

R đo bằng ôm (Ω).

 

2. Phát biểu định luật.

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

a) Mục tiêu:

Hệ thống hóa KT và làm một số BT.

b) Nội dung

- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C3, C4/SGK.

- Hoạt động chung cả lớp.

c) Sản phẩm

- Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C3, C4/SGK và các yêu cầu của GV.

- Phiếu học tập của nhóm:

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

+ Lên bảng thực hiện theo yêu cầu C3, C4.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C3, C4 và ND bài học để trả lời.

- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS: Trình bày kết quả hoạt động

+ Các nhóm khác nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

 

*Ghi nhớ/SGK.

 

C3:

Tóm tắt:

R=12Ω

I=0,5A

U=?

Bài giải

Áp dụng biểu thức định luật Ôm:

Thay số: U=12Ω.0,5A=6V

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây đèn là 6V.

 

C4:

Vì cùng 1 hiệu điện thế U đặt vào hai đầu các đoạn dây khác nhau, I tỉ lệ nghịch với R. Nên R2 = 3R1 thì I1 = 3I2.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8 phút)

a) Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

b) Nội dung:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

c) Sản phẩm

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Nếu gia đình em có 1 số đồ điện bị hỏng (đèn pin, cục sạc, quạt điện..) hãy tháo ra và tìm trong đó một số điện trở có ghi kí hiệu Ôm, đọc giá trị ghi trên điện trở đó.

+ Chuẩn bị 1 số đồ dùng có khả năng dẫn điện có vỏ bọc cách điện để tiết sau TH xác định điện trở của chúng.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 2.1 -> 2.10/SBT.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Trong vở BT.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

bài 2.1 -> 2.10/SBT

 

   

* Hướng dẫn về nhà

+ Đọc thuộc nội dung phần ghi nhớ.

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Xem trước bài “thực hành”. chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.

 

 

Ngày soạn:

Ngày dạy

 

Tuần10 – Bài 19- Tiết 20

SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN

 

  1. I. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.

- Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.

- Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.

  1. 2. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. 3. Phẩm chất

- Phẩm chất chăm chỉ, sống có trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

  1. Học sinh: Đọc trước bài 18.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a) Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

b) Nội dung:

- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

c) Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d) Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Nêu các quy tác an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7.

- Học sinh tiếp nhận:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm theo yêu cầu.

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS: Trình bày kết quả hoạt động

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn phải tiếp xúc với nguồn điện 220V. Đây là điện áp có thể gây nguy hiểm cho con người nếu không thực hiện đúng biện pháp an toàn. Và sử dụng sao có hiệu quả và hợp lý các đồ dùng điện trong gia đình

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.(20 phút)

a) Mục tiêu:

- Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.

- Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.

b) Nội dung

- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm thực tế.

- Hoạt động chung cả lớp.

c) Sản phẩm:

- Phiếu học tập cá nhân: C1-C7.

- Phiếu học tập của nhóm:

d) Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Các nhóm thảo luận câu C1 đến C4 và gọi đại diện các nhóm đính lên bảng kết quả thảo luận cuả các nhóm.

+ Thảo luận trả lời C5, C6.

- Học sinh tiếp nhận:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: thảo luận nhóm trả lời.

+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày.

- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả

+ Các nhóm khác nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

- GV nêu cách sửa chữa những hỏng hóc nhỏ về điện những hỏng hóc không biết lí do không sửa được -> ngắt điện báo cho người lớn, thợ điện, không tự ý sửa chữa để đảm bảo an toàn tính mạng.

- Giới thiệu biện pháp đảm bảo an toàn điện là sử dụng nối đất cho các dụng cụ điện có vỏ bọc là vỏ kim loại.

Liên hệ với thực tế nối đất các thiết bị điện, kí hiệu nối đất ở các thiết bị, dụng cụ dùng điện đưa ra phích có 3 chốt cắm tương ứng, chốt thứ 3 nối đất.

Do điều kiện kinh tế, tài chính còn hạn chế nên biện pháp nối đất chưa được sử dụng rộng rãi.

=> Nhu cầu sử dụng điện? Đã đáp ứng đủ nhu cầu đó chưa?

I. An toàn khi sử dụng điện:

1. Nhớ lại các qui tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7

C1: Chỉ làm TN với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V

C2: Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng như tiêu chuẩn qui định

C3: Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch

C4: Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần chú ý phải rất thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện này vì nó có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người

+ Chỉ sử dụng các thiết bị điện với mạng điện gia đình khi đảm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn qui định đối với các bộ phận của thiết bị có sự tiếp xúc với tay và với cơ thể con người nói chung (như tay cầm, dây nối, phích cắm ....)

 

2. Một số qui tắc an toàn khác khi sử dụng điện

C5:

+ Nếu đèn treo dùng phích cắm, bóng đèn bị đứt dây tóc thì phải rút phích cắm khỏi ổ lấy điện trước khi tháo bóng và lắp bóng đèn khác, vì sau khi rút phích cắm điện chạy qua cơ thể người và do đó không có nguy hiểm.

+ Nếu đèn treo không dùng phích cắm, bóng đèn bị đứt dây tóc thì phải ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi tháo bóng đèn hỏng lắp bóng đèn khác vì công tắc và cầu chì trong mạng điện gia đình luôn luôn được nối với dây “nóng”. Vì thế ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi thay bóng đèn đă làm hở dây “nóng”, do đó loại bỏ trường hợp dòng điện chạy qua cơ thể .

+ Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà (như đứng trên ghế nhựa, bàn gỗ khô....) do điện trở của vật cách điện đó rất lớn nên dòng điện qua người và vật cách điện sẽ có cường độ rất nhỏ không gây nguy hiểm đến tính mạng.

C6: Dây nối dụng cụ điện với đất là chốt thứ 3 của phích cắm nối vào vỏ kim loại của dụng cụ điện nơi có kí hiệu.

+ Trong trường hợp dây điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ, nhờ có dây tiếp đất mà người sử dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng không bị nguy hiểm vì điện trở của người rất lớn so với dây nối đất -> dòng điện qua người rất nhỏ không gây nguy hiểm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và biện pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điên năng. (10 phút)

a) Mục tiêu: - Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.

b) Nội dung:

- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu.

- Hoạt động chung cả lớp.

c) Sản phẩm:

- Phiếu học tập cá nhân: C7 - C9.

- Phiếu học tập của nhóm:

d) Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Sử dụng điện như thế nào là tiết kiệm?

+ Có những lợi ích gì khi sử dụng tiết kiệm điện năng?

+ Trả lời các câu hỏi C8, C9.

- Học sinh tiếp nhận:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: thảo luận cách làm và lên bảng giải.

- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả

+ Các nhóm khác nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

Giới thiệu một hoá đơn tính tiền điện và khuyến cáo các biện pháp tiết kiệm điện năng.

II. Sử dụng tiết kiệm điện năng:

 

1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng

C7: + Các dụng cụ điện có công suất hợp lý, có giá thành rẻ hơn so với các dụng cụ điện lớn hơn mức cần thiết.

+ Ngắt điện ngay khi mọi người ra khỏi nhà tránh lãng phí điện mà còn loại bỏ nguy cơ xảy ra hoả hoạn.

+ Dành phần điện năng tiết kiệm được để xuất khẩu điện góp phần tăng thu nhập cho đất nước.

+ Giảm bớt việc xây dựng nhà máy điện, góp phần giảm ô nhiễm môi trường

 

2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng

C8: A = Pt

C9: Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lí, đủ mức cần thiết.

- Không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc không cần thiết vì sử dụng như thế là lãng phí điện năng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)

a) Mục tiêu: dùng các kiến thức vật lí để giải thích các hiện tượng thực tế.

b) Nội dung:

- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu.

- Hoạt động chung cả lớp.

c) Sản phẩm:

- Phiếu học tập cá nhân: C10,11,12.

- Phiếu học tập của nhóm:

d) Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Y/c các nhóm thảo luận làm C10-12.

- Học sinh tiếp nhận:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: thảo luận cách làm và lên bảng giải.

- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

 

 

C10: Viết lên tờ giấy dòng chữ đủ to “ tắt hết điện trước khi đi khỏi nhà” và dán tờ giấy này ở cửa ra vào, chỗ dễ nhìn thấy nhất

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút)

a) Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

b) Nội dung:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

c) Sản phẩm

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

d) Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc mục ghi nhớ và có thể em chưa biết.

+ Làm các BTVN từ 19.1 - 19.10/SBT.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..

 

 

 

* Ghi nhớ/SGK.

 

 

 

 

 

BT từ 19.1 - 19.10/SBT

Hướng dẫn về nhà

+ Hoàn thành các bài tập còn lại

+ Xem trước bài 20 “Ôn tập chương I - Điện học”.

Giáo án Vật lí 9 soạn theo công văn 5512
Giáo án Vật lí 9 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Vật lí lớp 9 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Vật lí 9. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới vật lí khối 9, vật lí 9 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an li 9 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay