Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài 16: Các dân tộc trên đất nước việt nam (4 tiết)

Giáo án bài 16: Các dân tộc trên đất nước việt nam (4 tiết) sách lịch sử 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài 16: Các dân tộc trên đất nước việt nam (4 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

BÀI 16: CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

 (4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được thành phần dân tộc theo dân số.
  • Trình bày được khái niệm ngữ hệ và việc phân chia tộc người theo ngữ hệ.
  • Nêu được nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi, thảo luận để tìm hiểu những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • Tự chủ và tự học: thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để tìm hiểu những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • Năng lực lịch sử:
  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc khai thác và sử dụng tư liệu, tranh ảnh,…để nêu được thành phần các dân tộc theo dân số, trình bày được khái niệm ngữ hệ và việc phân chia tộc người theo ngữ hệ.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc nêu được nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Góp phần phát triển phẩm chất yêu nước, trân trọng sự đa dạng, phong phú của cộng đồng các dân tộc, tự hào về tình đoàn kết, khối thống nhất của dân tộc Việt Nam.
  • Có trách nhiệm với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và sự đoàn kết dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học Các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát Hình 16.1; HS lắng nghe GV đặt vấn đề, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu tên và trình bày một vài hiểu biết về các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có trên một số mẫu tem bưu chính.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát Hình 16.6 và giới thiệu: Năm 2005, nhân dịp kỉ niệm 60 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phát hành bộ tem Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tính đến thời điểm phát hành, đây là bộ tem có quy mô đồ sộ nhất, cũng là bộ tem phổ thông có nhiều mẫu nhất trong lịch sử tem bưu chính cách mạng Việt Nam với 54 mẫu, thể hiện hình ảnh đặc trưng của 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy kể tên các dân tộc Việt Nam xuất hiện trong Hình 16.1.

+ Trình bày một số hiểu biết của em về các dân tộc này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV đặt vấn đề, quan sát Hình 16.1, vận dụng hiểu biết thực tế để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 6 HS trả lời câu hỏi, mỗi HS nêu tên và trình bày hiểu biết về một dân tộc Việt Nam xuất hiện trong Hình 16.1 (hình ảnh tính theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải):

+ Dân tộc Kinh: là dân tộc hình thành tại miền Bắc Việt Nam và miền nam Việt Nam. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng 86,2% dân số Việt Nam và được gọi chính thức là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

+ Dân tộc Tày: Người Tày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam, là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam và là dân tộc lớn thứ hai sau người Kinh.

+ Dân tộc Mường: là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Người Mường được công nhận là một thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

+ Dân tộc Ê-đê: là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là miền trung Việt Nam. Người Ê-đê được công nhận trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

+ Dân tộc Khơ-me: là dân tộc bản địa sinh sống lâu đời nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Người Khmer được công nhận là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

+ Dân tộc Chăm: là dân tộc cư trú ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Gia Lai,… Người Chăm được công nhận là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy, cộng đồng dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam có những thành phần dân tộc theo dân số và theo ngữ hệ gì? Việc phân chia tộc người theo dân số và ngữ hệ được tiến hành như thế nào? Đời sống vật chất và tinh thần của cộng động các dân tộc ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần dân tộc theo dân số

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thành phần dân tộc theo dân số.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát các hình 16.1, 16.2, bảng 16 để thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ 1: Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân trên 1 triệu người và các dân tộc thiểu số có số dân dưới 5 nghìn người.

- Nhiệm vụ 2: Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay.  

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở thành phần dân tộc theo dân số.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin và quan sát các Hình 16.1, 16.2, Bảng 16 và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân trên 1 triệu người và các dân tộc thiểu số có số dân dưới 5 nghìn người.

+ Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay.  

- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận:

+ Khai thác bảng 16 để kể được tên các dân tộc thiểu số có số dân trên 1 triệu người (Mường, Thái, Khơ-me,...), dân tộc thiểu số có dân số dưới 5 nghìn người (Brau, Bố Y, Cống,....).

+ Khai thác hình 16.2 phản ánh về cơ cấu dân số ở Việt Nam trong đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin kênh chữ, kênh hình mục 1 SGK tr.111 để tìm hiểu về thành phần dân tộc theo dân số. Sau trao đổi cặp đôi và thống nhất đáp án.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về thành phần dân tộc theo dân số.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về thành phần dân tộc theo dân số.

- GV mở rộng kiến thức: Với 54 dân tộc Việt Nam, có 4 dân tộc là Kinh (Việt), Hoa, Chăm và Khơ-me có truyền thống sống ở vùng đồng bằng.

+ Trong số này, các dân tộc Kinh, Chăm, Khơ-me vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, con người Hoa thường sống bằng nghề tiểu thủ công và kinh doanh buôn bán ở khu vực đô thị.

+ 50 dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở các vùng miền núi và trung du,...

+ Một trong những đặc điểm cư trú nổi bật của các dân tộc Việt Nam là sự xen cư. Việc xen cư đã diễn ra từ lâu đời và đặc biệt phát triển trong những thập kỉ gần đây, dưới tác động của các yếu tố di cư, giao lưu tiếp xúc văn hóa, ngôn ngữ, hôn nhân hỗn hợp dân tộc, kinh tế thị trường.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về thành phần dân tộc theo dân số

- Tổng số dân của Việt Nam là 96,2 triệu người. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 82,1 triệu người (số liệu năm 2019).

+ Dân tộc có số dân trên 1 triệu người: Tày, Thái, Mường, H’mông,  Khơ-me, Nùng.

+ Dân tộc có số dân dưới 5 nghìn người: 11 dân tộc.

- Các dân tộc cư trú phân tán và đan xen.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (3 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠ

Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài: Nội dung thực hành chủ đề 4 - Văn minh đông nam á (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CÁNH DIỀU

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài: Thực hành chủ đề 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài: Thực hành chủ đề 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài 7: Một số nền văn minh phương tây

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay