Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (2 tiết)

Giáo án bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (2 tiết) sách lịch sử 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

 (2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
  • Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hoá; tác động của sự phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực Công nghiệp văn hoá đối với việc quảng bá lịch sử, văn hoá của dân tộc và nhân loại.
  • Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch; tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.
  • Vận động các bạn và mọi người cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở địa phương.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập về mối quan hệ của Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.
  • Năng lực lịch sử:
  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác, sử dụng các nguồ sử liệu để phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa; tác động của sự phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực Công nghiệp văn hóa đối với quảng bá lịch sử, văn hóa của dân tộc và nhân loại; giải thích được vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch; tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ trong học tập, tích cực tìm tòi và khám phá kiến thức mới.
  • Có trách nhiệm đối với việc học tập của bản thân; tôn trọng các ngành nghề hiện đại khác nhau; có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại nói chung.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Giấy A0, Phiếu học tập để tổ chức hoạt động nhóm.
  • Tranh vẽ, hình ảnh và tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, đưa ra quan điểm, câu nói về di sản thiên nhiên; HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về quan điểm bảo vệ di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu quan điểm: "Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại. Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới". Em hiểu như thế nào về quan điểm nêu trên?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và đưa ra quan điểm của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trình bày quan điểm trước lớp: Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên không chỉ được lưu lại trong sử sách, mà còn hiện diện trên mọi miền dân tộc thông qua hàng vạn di tích lịch sử - văn hóa và cùng với đó là kho tàng đồ sộ về di sản văn hóa phi vật thể với những giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật to lớn. Từ trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô giá đó, mỗi chúng ta được học tập, được hiểu biết về những giá trị lịch sử, văn hóa, những bài học quý giá về cách ứng xử, truyền thống tốt đẹp, nhân văn và giàu bản sắc dân tộc. Mỗi di sản hiện diện là một minh chứng sống động về hình ảnh một dân tộc  qua các thời kỳ lịch sử hào hùng. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu. Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung. Bất kỳ di sản nào trong số đó nếu biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.

- GV mời đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ quan điểm mà chúng ta vừa phân tích và đưa ra ý kiến ở trên, vậy theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, Sử học có đóng góp như thế nào trong sự phát triển của một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
  2. Nội dung: GV cho HS cả lớp làm việc nhóm, HS đọc thông tin kết hợp quan sát Hình 4.2, 4.3 để hoàn thành nhiệm vụ theo bảng.
  3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành bảng theo mẫu vào vở.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tại. Sử học và các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó mật thiết.

- GV chia cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc thông tin kết hợp quan sát Hình 4.2, 4.3 để hoàn thành nhiệm vụ theo bảng mẫu:

Nội dung

Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Mối quan hệ

 

Lấy ví dụ phân tích

 

- GV hướng dẫn HS khai thác các Hình 4.2, 4.3 kết hợp mục Góc khám phá và mục Em có biết SGK tr.26, 27.

à Sử học có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp); thấy được nếu các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên được bảo tồn và phát huy sẽ giúp cho Sử học khái thác được giá trị của di sản và đưa giá trị đó đến với nhân dân.

- GV mở rộng kiến thức: Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:

+ Bổ sung và sửa đổi Luật Di sản văn hóa; bổ sung các điều, khoản về vai trò của cộng đồng đối với bảo tồn di sản; vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

+ Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu đối với di sản.

+ Di tích có giá trị, nhưng không có điều kiện bảo tồn tại chỗ, trong khi yêu cầu xây dựng công trình phát triển kinh tế - xã hội thấy cần được ưu tiên.

+ Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử cách mạng.

+ Tuyên truyền, giáo dục truyền thống công tác giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về di sản văn hoó, di sản thiên nhiên.

+ …..

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin kết hợp quan sát Hình 4.2, 4.3 để hoàn thành nhiệm vụ theo bảng mẫu.

- GV quan sát quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm báo cáo trước lớp theo bảng mẫu. Phân tích mối quan hệ và lấy ví dụ về Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Nhờ có Sử học, chúng ta biết được các sự kiện lịch sử từng xảy ra gắn với di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Ví dụ, lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của Dân ca Quan họ, lịch sử ra đời của Nhã nhạc cung đình Huế, lịch sử của Hoàng thành Thăng Long,….Qua mỗi đợt tham quan, tìm hiểu một số di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, chúng ta càng thấy rõ Sử học có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đôi với cộng đồng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Kết quả thảo luận theo nhóm: Đính kèm bảng phía dưới hoạt động.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (3 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠ

Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài: Nội dung thực hành chủ đề 4 - Văn minh đông nam á (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CÁNH DIỀU

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài: Thực hành chủ đề 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài: Thực hành chủ đề 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài 7: Một số nền văn minh phương tây

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay