Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài: Nội dung thực hành chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (2 tiết)

Giáo án nội dung thực hành chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (2 tiết) sách lịch sử 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài: Nội dung thực hành chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 7:

CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 (2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên 5 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân nhiều nhất (tính đến năm 2019) và tạo trang thông tin cho mỗi dân tộc đó.
  • Tạo được sơ đồ tư duy về đời sống tinh thần của một dân tộc.
  • Thiết kế được một tấm áp phích hoặc vẽ một bức tranh cổ động thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam chống lại đại dịch Covid-19.
  • Tổ chức được cuộc thi “Ai là triệu phú” để tìm hiểu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của các dân tộc Việt Nam.
  • Tạo được một cuốn sách ảnh thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đã đưa tới những biến đổi sâu sắc về đời sống kinh tế - xã hội của nhiều dân tộc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
  • Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 7.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
  • Phiếu đánh giá bài thuyết trình.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực hành chủ đề 7 – Cộng động các dân tộc Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật; HS vận dụng kiến thức đã học trong chủ đề 7, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, hàng dọc có liên quan đến các bài học trong chủ đề 7.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, nêu vấn đề cho HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học. HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố, cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng.

- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:

+ Ô chữ số 1 (7 chữ cái): Di sản văn hoá của người Tày, Nùng, Thái được Tổ chức UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại năm 2009.

+ Ô chữ số 2  (10 chữ cái): Không gian văn hoá nào ở Tây Nguyên được Tổ chức UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới năm 2005.

+ Ô chữ số 3 (7 chữ cái): Bí danh của người thiếu niên anh hùng Nông Văn Dền (dân tộc Nùng).

+ Ô chữ số 4 (3 chữ cái): Người anh hùng dân tộc Ba Na, là anh em kết nghĩa của Chủ tịch Cuba F. Castro.

+ Ô chữ số 5 (8 chữ cái): Tác phẩm văn học của Nguyên Ngọc viết về nhân vật Tnú (A Tranh).

+ Ô chữ số 6 (8 chữ cái): Người anh hùng dân tộc Tày đã dũng cảm lấy thân mình làm giả súng và hi sinh trong kháng chiến chống Pháp (1953).

+ Ô chữ số 7(6 chữ cái): Kiến trúc nhà ở độc đáo của người Ê Đê.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, HS vận dụng kiến thức đã học trong chủ đề 7, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề).

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

 

H

A

T

T

H

E

N

 

 

2

C

O

N

G

C

H

I

E

N

G

3

 

K

I

M

Đ

O

N

G

 

 

4

 

 

N

U

P

 

 

 

 

 

5

R

U

N

G

X

A

N

U

 

 

6

 

B

E

V

A

N

Đ

A

N

 

7

 

N

H

A

D

A

I

 

 

 

Ô chữ chủ đề: ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, trình chiếu hoàn chỉnh các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thực hành chủ đề 7 – Cộng động các dân tộc Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nhiệm vụ 1: Kể tên 5 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân nhiều nhất (tính đến năm 2019) và tạo trang thông tin cho mỗi dân tộc đó.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên 5 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân nhiều nhất (tính đến năm 2019) và tạo trang thông tin cho mỗi dân tộc đó.
  2. Nội dung: GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Tên 5 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân nhiều nhất (tính đến năm 2019) và trang thông tin cho mỗi dân tộc đó.
  4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: Kể tên 5 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân nhiều nhất (tính đến năm 2019) và tạo trang thông tin cho mỗi dân tộc đó.

- GV hướng dẫn các nhóm tạo trang thông tin cho mỗi dân tộc theo các gợi ý sau: + Tên dân tộc.

+ Đặc trưng về ẩm thực, ngôn ngữ, trang phuc, nhà ở.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày về 5 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân nhiều nhất theo trang thông tin đã tạo.

+ Dân tộc Tày (Thổ): 1.845.492 người.

  • Ẩm thực: Một số món ăn nổi tiếng là: thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua; canh cá lá chua và tất cả các loại quả chua như khế, sấu, trám, tai chua...; xôi trứng kiến, xôi ngũ sắc, măng chua, nhộng ong đất, khâu nhục, lạp xưởng, thịt lợn hong khô, trám đen, cơm lam, lợn vịt quay, coóng phù (trôi tàu).
  • Ngôn ngữ: nói tiếng Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái của hệ ngôn ngữ Kra-Dai.
  • Trang phục: Người Tày mặc các bộ trang phục có màu. Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, được nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Phụ kiện trang trí là các đồ trang sức làm từ bạc và đồng như khuyên tai, kiềng, lắc tay, xà tích,....
  • Nhà ở: Những nhà truyền thống thường là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Phổ biến là loại nhà đất 3 gian, 2 mái (không có chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản khoảng 15 đến 20 hộ.

+ Dân tộc Thái (Thái trắng, Thái đen, Thái đỏ): 1.820.950 người.

  • Ẩm thực: Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng. Dân tộc Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của món nướng. Gia vị để ướp là “mắc khén” (một loại tiêu rừng), ớt, tỏi, gừng, muối…
  • Ngôn ngữ: Nhóm nói tiếng Thái - ngữ hệ (họ ngôn ngữ) Kra-Dai (hay còn gọi là Tai-Kadai) .
  • Trang phục: Nam giới mặc áo cánh ngắn xẻ ngực, quần xẻ đũng. Nữ giới mặc áo cánh ngắn mầu sáng, cổ áo hình chữ V váy mầu đen không trang trí hoa văn.
  • Nhà ở: Nhà sàn người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày-Nùng. Nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Nh

+ Dân tộc Mường (Mol, Mual): 1.452.095 người.

  • Ẩm thực: Người Mường thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn.
  • Ngôn ngữ: Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường trong ngữ chi Việt của ngữ hệ Nam Á.
  • Trang phục: Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Nữ mặc yếm, áo cánh
  • Nhà ở: Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối... ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ. Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít. Đại bộ phận ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái.

+ Dân tộc H’Mông (Mông, Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc): 1.393.547 người.

  • Ẩm thực: Mèn mén, chế biến từ ngô hạt đem xay nhỏ.
  • Ngôn ngữ: ngữ hệ H'Mông-Miền (hay Miêu-Dao).
  • Trang phục: váy có hình nón cụt, phần eo hông bó sát, phần thân váy xòe rộng do kỹ thuật xếp nếp sóng váy độc đáo, thân váy được trang trí bằng hoa văn vẽ từ sáp ong, ghép vải màu với những hoạ tiết bậc thang, đan chéo.
  • Nhà ở: nhà nền đất, thường là cột kê, có ba gian, hai chái, mái chảy.

+ Dân tộc Khơ-me: 1.319.652 người.

  • Ẩm thực: Các món tiêu biểu như: mắm bò hóc, canh chua, canh som lo, bún nước lèo, cốm dẹp, bánh thốt nốt, nước thốt nốt.
  • Ngôn ngữ: ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á.
  • Trang phục: khá cầu kỳ và rực rỡ, có sự kết hợp hài hoà giữa áo tầm- vông (hay còn gọi là áo cổ vòng), vận sà rông và "Sbay" cùng với những hạt cườm, hạt kim sa lấp lánh được đính trên nền hoa văn tinh xảo.
  • Nhà ở: chủ yếu ở nhà sàn, vì đồng bào sinh sống ở vùng sông nước, nhà sàn tránh được ẩm thấp.

- GV yêu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trình bày của HS.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Sự phân bố của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

+ Liên hệ anh hùng Núp, người dân tộc thiểu số đã có tinh thần đấu tranh anh dũng trong công cuộc giải phóng dân tộc.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tạo sơ đồ tư duy về đời sống tinh thần của một dân tộc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tạo được sơ đồ tư duy về đời sống tinh thần của một dân tộc.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy để tìm hiểu về đời sống tinh thần của một dân tộc mà em thấy ấn tượng nhất.
  3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy về đời sống tinh thần của một dân tộc.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ học tập: Vẽ sơ đồ tư duy về đời sống tinh thần của một dân tộc.

- GV hướng dẫn HS tạo sơ đồ tư duy theo các gợi ý:

+ Tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Phong tục, tập quán, lễ hội.

+ Nghệ thuật.

- GV lưu ý HS chọn các dân tộc khác nhau, phân bố theo vị trí địa lí vùng miền để tránh trùng lắp thông tin.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, tìm hiểu thông tin, sưu tầm tư liệu, hình ảnh về một dân tộc để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về đời sống tinh thần của một dân tộc theo sơ đồ tư duy.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.

- GV khen ngợi, khuyến khích HS có sơ đồ tư duy trình bày khoa học, sáng tạo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Thiết kế một tấm áp phích vẽ một bức tranh cổ động thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam chống lại đại dịch Covid-19

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ: Thiết kế một tấm áp phích vẽ một bức tranh cổ động thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam chống lại đại dịch Covid-19.

- GV trình chiếu cho HS tham khảo một số hình ảnh:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, kĩ năng thực tế về vẽ tranh, thiết kế để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổ chức cho HS cả lớp trình bày trên bảng theo kĩ thuật phòng tranh.

- GV cho HS chấm điểm chéo nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và khen ngợi, khuyến khích HS có sản phẩm thiết kế sáng tạo, đẹp mắt, có ý nghĩa.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 4: Tổ chức cuộc thi Ai là triệu phú để tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu và nêu được một số nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Việt Nam.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, sử dụng phương pháp dạy học dự án để HS tìm hiểu về khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.
  3. Sản phẩm:

- Tiểu dự án 1: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước.

- Tiểu dự án 2: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình giữ nước.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV sử dụng phương pháp dạy học dự án, yêu cầu HS tìm hiểu về khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

+ Tên dự án: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

+ Các tiểu dự án:

  • Tiểu dự án 1: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước.
  • Tiểu dự án 2: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình giữ nước.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV theo dõi, giải đáp thắc mắc.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm HS báo cáo, trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

- GV mở rộng kiến thức: Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, có rất nhiều sự kiện nói về sức mạnh đoàn kết dân tộc. Ví dụ sức mạnh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên: Hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình để thực hiện kế vườn không nhà trống, nhân dân đã mang lương thực chuyển hết khỏi kinh thành Thăng Long, triệt nguồn lương thực tại chỗ của địch. Cùng với đó, ở các vùng sau lưng địch, các đội dân binh phối hợp chặt chẽ với một bộ phận phân tán tại chỗ của quân triều định, ngày đêm hoạt động ráo riết, liên tiếp đánh vào căn cứ đóng quân và các đội đi cướp lương thực, gây cho địch nhiều tổn thất.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 5: Hãy tạo một cuốn sách ảnh thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã đưa tới những biến đổi sâu sắc về đời sống kinh tế, xã hội của nhiều dân tộc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tạo được một cuốn sách ảnh thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã đưa tới những biến đổi sâu sắc về đời sống kinh tế, xã hội của nhiều dân tộc.
  2. Nội dung: GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm chọn một dân tộc để tạo một cuốn sách ảnh minh họa cho sự thay đổi nhờ có các chính sách của Đảng và Nhà nước.
  3. Sản phẩm: Cuốn sách ảnh thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã đưa tới những biến đổi sâu sắc về đời sống kinh tế, xã hội của nhiều dân tộc.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy tạo một cuốn sách ảnh thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã đưa tới những biến đổi sâu sắc về đời sống kinh tế, xã hội của nhiều dân tộc.

- GV gợi ý cho các nhóm: dân tộc H’mông, Thái, Tày,…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV theo dõi, giải đáp thắc mắc.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm HS báo cáo, trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.

- GV mở rộng kiến thức: Nhà nước thực hiện các chính sách phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống nhân dân như giúp đỡ đồng bào về phương thức canh tác, đưa phương thức và kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; mở mang trường học, cơ sở y tế,…

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học trong chủ đề 7.

- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra cuối năm.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (3 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠ

Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài: Nội dung thực hành chủ đề 4 - Văn minh đông nam á (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CÁNH DIỀU

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài: Thực hành chủ đề 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài: Thực hành chủ đề 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài 7: Một số nền văn minh phương tây

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay