Giáo án lịch sử 10 cánh diều bài: Nội dung thực hành chủ đề 3 - Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại (3 tiết)
Giáo án bài: Nội dung thực hành chủ đề 3 - Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại (3 tiết) sách lịch sử 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 3:
MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Lập được bảng những thành tựu văn minh tiêu biểu của một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.
- Vẽ được một công trình kiến trúc tiêu biểu của một số trong số các nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.
- Lập được bảng những thành tựu văn minh tiêu biểu của một số nền văn minh phương Tây thời cổ - trung đại.
- Thực hiện được tọa đàm về chủ đề: Dấu ấn văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại trong tiến trình lịch sử nhân loại.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức đã học về một số nền văn minh thế giới cổ - trung đại để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 3.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
- Phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
- Phiếu đánh giá bài thuyết trình.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực hành chủ đề 3: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật; HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, hàng dọc có liên quan đến bài học Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại (Phật giáo – tôn giáo của Ấn Độ có ảnh hưởng sâu sắc đến khuu vực Đông Á).
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, nêu vấn đề cho HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học. HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố, cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng.
- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:
+ Ô số 1 (có 5 chữ cái): Đất nước được xem là “tặng phẩm của sông Nin ’’
+ Ô số 2 (có 8 chữ cái): Con sông linh thiêng của người Ấn Độ.
+ Ô số3 (có 7 chữ cái): Dãy núi chia đôi Ấn Độ thành hai miền Nam - Bắc.
+ Ô số 4 (có 9 chữ cái): Di sản văn hoá thế giới cổ đại duy nhất còn nguyên vẹn đến ngày nay.
+ Ô số 5 (có 7 chữ cái): Chế độ xã hội cổ truyền khắc nghiệt của Ấn Độ gắn với Bà La Môn giáo.
+ Ô số 6 (có 4 chữ cái): Dòng sông là trái tim của Ai Cập.
+ Ô số 7 (có 7 chữ cái): Tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ, ra đời từ thiên niên kỉ I TCN.
+ Ô số 8 (có 7 chữ cái): Chữ số đặc biệt nhất trong dãy số tự nhiên của Ấn Độ.
+ Ô chữ hàng dọc: Tôn giáo của Ấn Độ, có ảnh hưởng sâu sắc đến khu vực Đông Á.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
- HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề).
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
1 |
|
| A | I | C | A | P |
|
|
|
2 |
|
| S | O | N | G | H | A | N | G |
3 | V | I | N | D | H | Y | A |
|
|
|
4 |
| K | I | M | T | U | T | H | A | P |
5 |
|
|
| Đ | A | N | G | C | A | P |
6 |
|
|
|
|
| N | I | L | E |
|
7 |
|
|
| B | A | L | A | M | O | N |
8 |
|
| S | O | K | H | O | N | G |
|
Ô chữ chủ đề: PHẬT GIÁO.
- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: Chúng ta vừa được tìm hiểu, chơi trò chơi về nền văn minh Ấn Độ cổ, trung đại – một trong những nền văn minh lớn của thế giới thời kì cổ - trung đại. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi hệ thống lại kiến thức trong Chủ đề 3 – Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại qua các hoạt động học tập.
B & C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1: Lập bảng những thành tựu văn minh tiêu biểu của một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập được bảng những thành tựu văn minh tiêu biểu của một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.
- Nội dung: GV cho HS hoạt động theo nhóm, hình thành nội dung báo cáo của nhóm và trình bày sản phẩm trước lớp.
- Sản phẩm học tập: Bảng những thành tựu văn minh tiêu biểu của một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.
- Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp học thành 4 nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Lập bảng những thành tựu văn minh tiêu biểu của một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.
Nội dung | Văn minh Ai Cập cổ đại | Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại | Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại |
Tín ngưỡng, tôn giáo |
|
|
|
Chữ viết |
|
|
|
Văn học |
|
|
|
Toán học |
|
|
|
Khoa học |
|
|
|
Nghệ thuật |
|
|
|
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm:
+ Các cá nhân trao đổi về nhiệm vụ của nhóm.
+ Hình thành nội dung báo cáo của nhóm.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin, tư liệu về thành tựu văn minh tiêu biểu của văn minh Ai Cập cổ đại, văn minh Trung Hoa cổ - ttrung đại, văn minh Ấn Độ cổ - trung đại, thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng hệ thống.
- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
Nội dung | Văn minh Ai Cập cổ đại | Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại | Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại |
Tín ngưỡng, tôn giáo | Người Ai Cập sùng bái tự nhiên, thờ nhiều thần linh, tin vào sự bất tử của linh hồn. | - Nho giáo: + Giữ vai trò quan trọng. + Người đầu tiên khởi xuống là Khổng Tử. + Là công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, ảnh hưởng tới nhiều nước khác. - Đạo giáo: + Là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. + Đạo giáo thờ “Đạo” và tôn Lão Tử (Thái Thượng Lão Quân) làm giáo chủ. - Phật giáo: + Phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. + Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Án Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo. | - Là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn như Hin-du giáo, Phật giáo, là nơi du nhập và phát triển của Hồi giáo,... - Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ.
|
Chữ viết | - Cư dân viết chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình. - Viết chữ trên giấy Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá. | - Sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời nhà Thương, với nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Hành thư,... - Có ảnh hướng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam... | - Cư dân sớm sáng tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Bra-mi, chữ San-krít (Phạn). - Ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia khác, như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,... |
Văn học | - Là một sự thống nhất về ngôn ngữ nhưng đa dạng về chữ viết. - Gắn liền với đời sống xã hội và với hệ tư tưởng của xã hội, chịu ảnh hưởng chủ yếu của tôn giáo. | - Thơ Đường: phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, các nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... - Tiểu thuyết chương hồi: đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biêu là Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thị Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa An, Hông lâu mộng của Tào Tuyết Cần. | Đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nôi bật là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na), kịch (tiêu biêu là tác phâm Sơ-cun-tơ-la). |
Toán học | Cư dân nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học và đã tính được số Pi bằng 3,16, đo đạc ruộng đất. | Các phương pháp tính diện tích, khối lướng; tính số Pi đến 7 chữ số thập phân,…
| Người Ấn Độ thời cổ - trung đại sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, trong đó đóng góp lớn nhất là phát minh ra số 0. Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã biết về quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác. |
Khoa học | - Thiên văn học và Lịch pháp: ra đời do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tính thời gian vụ mùa,... - Ý học: hữa bệnh, ướp xác. | - Kĩ thuật: + Kĩ thuật in và làm giấy có vai trò lớn trong lĩnh vực văn học, phố biến tri thức và phát triển văn hoá. + Thuốc súng có ảnh hưởng lớn đến kĩ thuật quân sự. + La bàn có tác động lớn trong lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân. - Thiên văn học: là những người đầu tiên ghi chép về nhật thực, nguyệt thực, đặt ra lịch để phục vụ sản xuất. - Về y - dược học: chuẩn đoán, lí giải và chữa trị các bệnh bằng nhiều phương pháp. | - Y học Ấn Độ cổ đại để lại hai quyển sách là“Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị liệu” có giá trị đến thời hiện đại. |
Nghệ thuật | Xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ như kim tự tháp, tượng Nhân sư,... | Tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành,…
| - Phổ biến ở Ấn Độ là các công trình đền, chùa, tháp, tượng Phật,... - Nghệ thuật thời trung đại nối tiếp nghệ thuật thời cổ đại, nhiều công trình kiến trúc điêu khắc được xây dựng, tiêu biểu là lăng Ta-giơ Ma-han, Pháo đài Đỏ (La Ki-la), đền Kha-giu-ra-hô,... |
- GV yêu cầu các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây