Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều Bài 15: cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược của nhà lý (1075 – 1077)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược của nhà lý (1075 – 1077). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV

BÀI 15: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC CỦA NHÀ LÝ (1075 – 1077)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của nhà Lý trước âm mưu xâm lược của nhà Tống (Trung Quốc)?

A. Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.

B. Chủ động tiến hành các biện pháp đối phó

C. Đập tan ý đồ phối hợp tiến công của quân Tống với Chăm-pa.

D. Triệu tập Hội nghị Bình Than (Bắc Ninh) để bàn kế sách đánh giặc.

Câu 2: Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075) là:

A. Tích cực luyện tập quân sĩ.

B. Cho quân mai phục, sẵn sàng chiến đấu.

C. Chủ động thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”.

D. Chặn các ngả đường mà quân xâm lược có thể tiến vào.

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến việc xâm lược Đại Việt của nhà Tống là:

A. Để giải quyết khủng hoảng trong nước.

B. Một số võ tướng muốn tiến công lập nghiệp.

C. Thấy vận thế của nhà Lý sắp suy.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Để đánh chiếm Đại Việt, trước khi đưa quân sang xâm lược, nhà Tống đã có hành động gì?

A. Xúi giục Chăm-pa đánh lên Đại Việt từ phía nam

B. Ngăn cản việc buôn bán của người dân hai nước và tìm cách mua chuộc các tù trưởng miền núi ở phía bắc Đại Việt.

C. Điều Lâm Xung về làm giáo đầu 80 vạn quân ở Vân Nam và điều Viên Thiệu về làm Thống soái Quảng Tây, nhằm nâng cao chất lượng quân đội.

D. Cả A và B.

Câu 5: Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt của Tông Đàn chỉ huy bao nhiêu quân sang tấn công vào đất Tống?

A. 1 vạn quân

B. 10 vạn quân

C. 100 vạn quân

D. 1 triệu quân

Câu 6: Quách Quỳ và Triệu Tiết đã đưa bao nhiêu người sang tấn công Đại Việt?

A. Khoảng 10 vạn

B. Khoảng 20 vạn

C. Khoảng 30 vạn

D. Khoảng 50 vạn

Câu 7: Từ nào sau đây phản ánh đúng nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077)?

A. Chủ động.

B. Đấu tranh.

C. Rút lui.

D. Phòng ngự.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Tướng giặc chỉ huy cánh quân bộ xâm lược Đại Việt là:

A. Quách Quỳ.

B. Toa Đô.

C. Ô Mã Nhi.

D. Hoà Mẫu.

Câu 2: Sớm phát hiện ý đồ xâm lược của nhà Tống, năm 1075 Lý Thường Kiệt có hành động nào sau đây để ứng phó?

A. Tổ chức cuộc tập trận lớn.

B. Cho quân mai phục ở biên giới.

C. Chủ động đàm phán.

D. Thực hiện chủ trương “Tiên phát chế nhân”.

Câu 3: Nội dung nào sau đây là công tác chuẩn bị kháng chiến của nhà Lý sau khi hoàn thành phá huỷ các căn cứ, kho tàng quân sự trên đất Tống?

A. Nhờ sự giúp đỡ của quân Chăm-pa.

B. Đóng cửa biên giới giữa hai nước.

C. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.

D. Cử người sang nhà Tống giảng hoà.

Câu 4: Ý nào sau đây đánh giá không đúng vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 – 1077)?

A. Lên kế hoạch và tấn công vào đất Tống để tự vệ.

B. Đảm nhận vai trò chỉ huy trong suốt cuộc kháng chiến.

C. Chủ trương kết thúc chiến tranh bằng giảng hoà.

D. Tổ chức phòng ngự trong suốt cuộc kháng chiến.

Câu 5: Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà với quân Tống để kết thúc cuộc chiến tranh năm 1077 đã

A. Giảm bớt được tổn thất cho cả hai nước.

B. Chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của phương Bắc.

C. Mở đầu thời kì độc lập tự chủ dài lâu của Đại Việt.

D. Buộc nhà Tống phải thừa nhận quốc hiệu Đại Cồ Việt.

Câu 6: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dân đến thắng lợi của cu kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý?

A. Sức mạnh đoàn kết của quân dân Đại Việt.

B. Quân Tống không quen với khí hậu, thời tiết.

C. Nhờ có sự giúp đỡ của quân đội Chăm-pa.

D. Quân Tống không có sự chuẩn bị chu đáo.

Câu 7: Dưới đây là các diễn biến trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077):

1. Trên đường kéo quân vào Thăng Long, quân Tống bị quân đội nhà Lý chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt.

2. Trong tình thế quân Tống khó khăn, bế tắc, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, giảng hoà. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

3. Tháng 1-1077, quân Tống vượt qua ải Nam Quan (Lạng Sơn), nhà Lý đem quân chặn đánh, cản bước tiến của địch.

4. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông Như Nguyệt đánh thẳng vào doanh trại địch, quân Tống thua to.

5. Cuối năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy 10 vạn bộ binh, 1 vạn kị binh, cùng 20 vạn dân phu tiến vào Đại Việt.

Hãy sắp xếp lại theo đúng thứ tự.

A. 1, 3, 5, 2, 4

B. 5, 3, 1, 4, 2

C. 2, 4, 5, 3, 1

D. 2, 5, 3, 1, 4

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở bờ nam sông Như Nguyệt vì:

A. Sông Như Nguyệt vừa rộng và sâu nên quân giặc khó có thể vượt qua.

B. Địa hình bên bờ bắc của sông Như Nguyệt không thuận lợi cho quân ta phòng ngự.

C. Sông Như Nguyệt như một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

D. Sông Như Nguyệt có vị trí hiểm yếu, chặn ngang con đường bộ tiến vào Thăng Long.

Câu 2: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc tấn công sang đất Tống của quân nhà Lý?

A. Phá được các kho lương thảo, vũ khí của quân Tống.

B. Đẩy kẻ thù vào thế bị động, tạo điều kiện có lợi để đánh bại khi chúng kéo sang xâm lược nước ta.

C. Thể hiện sức mạnh của quân dân Đại Việt.

D. Làm thất bại ý đồ tấn công nước ta của quân Tống.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là kế sách của Lý Thường Kiệt khi chuẩn bị kháng chiến ở giai đoạn thứ hai (năm 1077)?

A. Hạ lệnh cho các tù trưởng dân tộc ít người gần biên giới bố trí quân đánh chặn để kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch.

B. Bố trí lực lượng thuỷ binh ở vùng Đông Bắc, phá kế hoạch phối hợp quân thuỷ – bộ của giặc.

C. Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” quân dân rút khỏi Thăng Long.

D. Xây dựng phòng tuyển kiên cố, bố trí lực lượng đóng giữ ở bờ nam sông Như Nguyệt.

Câu 4: Ý nào không phản ánh đúng tác dụng trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?

A. Tránh được sự hi sinh xương máu của quân sĩ.

B. Bảo toàn được lực lượng của quân ta.

C. Làm cho quân Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

D. Góp phần giữ được mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Tống.

Câu 5: Câu nào sau đây là sai?

A. Trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã đánh tan cuộc xâm lược của quân Tống.

B. Chiến thắng Như Nguyệt đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

C. Chiến thắng Như Nguyệt đã thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt.

D. Chiến thắng Như Nguyệt thể hiện sự lãnh đạo tài ba của Lý Công Uẩn.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Nét độc đáo trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt là:

A. Giả thua để cho quân giặc kiêu căng rồi bất ngờ phản công tiêu diệt chúng.

B. Giam chân địch ở phía bờ bắc sông Như Nguyệt khiến chúng cạn kiệt lương thực, rệu rã tinh thần rồi bất ngờ mở trận tấn công quyết định.

C. Kết hợp tấn công quân sự với vận động tâm lí để làm nhụt ý chí xâm lược của quân Tống.

D. Khi địch lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng thì chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh.

=> Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược nhà lý (1075 – 1077) (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay