Nội dung chính Lịch sử 7 cánh diều Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI sách Lịch sử 7 cánh diều Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ

TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN THẾ KỈ XVI

 

  1. TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ LỚN TRÊN THẾ GIỚI

- Thám hiểm đi qua mũi cực Nam của châu Phi của B.Đi-a-xơ năm 1487:

+ Đi-a-xơ là một thành viên trong đoàn hàng hải Bồ Đào Nha, đi dọc theo bờ biển châu Phi.

+ Ngày 3-2-1487, Đi-a-xơ đã tới mỏm cực Nam châu Phi. Ông đặt tên mũi đất cực Nam châu Phi này là mũi "Bão Táp". Vua Bồ Đào Nha Gioan II đã đổi tên thành mũi "Hải Vọng" (hi vọng tốt đẹp). Con đường "hi vọng" tốt đẹp sang ấn Độ đã mở ra trước mắt người Bồ Đào Nha.

- Hành trình đi về phía Tây, sang Ca-ri-bê (thuộc châu Mĩ ngày nay) của C.Cô-lôm-bô năm 1492

+ Cô-lôm-bô là nhà hàng hải nổi tiếng người Ý, những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá Châu Âu.

+ Đoàn thám hiểm do C.Cô-lôm-bô dẫn đầu đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12/10/1492. Theo lệnh của vua Fernando và nữ vương Isabel. Sau khi vượt qua biển Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm đã đặt chân đến một hòn đảo của lục địa châu Mỹ, nhưng lại nhầm tưởng là Ấn Độ. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của loài người.

- Hành trình vòng quanh châu Phi đến Ca-li-út (Ấn Độ) của Va-xco đơ Ga-ma năm 1497-1498

+ Va-xco đơ Ga-ma là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, một trong những nhà hàng hải châu Âu thành công nhất của kỷ nguyên khám phá và là thuyền trưởng hạm đội đầu tiên đi thẳng từ châu Âu đến Ca-li-cút tây nam Ấn Độ.

+ Chuyến thám hiểm nhằm tìm một con đường biển thuận lợi hơn để tiếp cận được những của cải quý báu của Ấn Độ (chủ yếu là hồ tiêu đen và các loại hương liệu khác).

- Chuyến đi vòng quanh Trái đất bằng đường biển của Ph.Ma-gien-lăng năm 1519-1522. 

+ Ph Ma-gien-lan là nhà hàng hải nổi tiếng, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh trái đất (1519 - 1522).

+ Cuộc thám hiểm đã khẳng định là Trái Đất hình tròn.

  1. TÌM HIỂU VỀ HỆ QUẢ CỦA CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ

- Đem lại những hiểu hiết mới về Trái đất, đặc biệt là đã chứng minh một cách thuyết phục Trái đất có dạng hình cầu.

- Tìm ra những tuyến đường và vùng đất mới.

- Góp phần thúc đẩy sư phát triển của thương nghiệp châu Âu.

- Đẩy nhanh quá trình trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và tạo tiền đề cho sự ra đời của CNTB ở châu Âu.

à Đây là hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí.

- Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

- Thúc đẩy giao lưu thương mại, phát triển văn hóa Đông – Tây.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay