Giáo án Lịch sử 8 kết nối Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Giáo án Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX sách Lịch sử 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 kết nối Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

BÀI 15: ẤN ĐỘ VÀ ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, Ấn Độ từ nửa sau thế kỉ XIX.
  • Nêu được một số sự kiện về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
  • Quan sát lược đồ, sơ đồ để xác định được địa điểm diễn ra một số cuộc cách mạng tư sản, nêu được một số sự kiện chính của cuộc cách mạng tư sản đó.
  • Tìm kiếm, sưu tầm được các tư liệu liên quan đến bài học thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng và liên hệ thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Có thái độ phê phán triều đình Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc trở thành miếng mồi cho các nước đế quốc xâu xé.
  • Đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống thực dân phong kiến, nhất là Cách mạng Tân Hợi, vai trò của Tôn Trung Sơn.
  • Ủng hộ và đánh giá cao những cải cách của Minh Trị đã đưa Nhật Bản phát triển kinh tế - xã hội nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử do GV sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi tìm nhà thông thái” – HS quan sát hình ảnh quốc kì, quốc huy,…và lần lượt gọi tên các quốc gia khu vực Đông Nam Á tương ứng với hình ảnh.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao thực dân phương Tây lại xâm chiếm Ấn Độ?

  1. Sản phẩm:

- Tên các quốc gia Đông Nam Á tương ứng theo hình ảnh quốc kì, quốc huy,….trình chiếu.

- Lý do các nước thực dân phương Tây xâm chiếm Ấn Độ.

d.Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Đi tìm nhà thông thái”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi tìm nhà thông thái”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS được chia làm 2 đội (4 HS/đội).

+ Mỗi quốc gia có 2 hình ảnh tương ứng. HS lần lượt quan sát hình ảnh số 1, hình ảnh số 2 về quốc kì, quốc huy, công trình nghệ thuật tiêu biểu,…. và gọi đúng tên quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tương ứng với hình ảnh trình chiếu.

+ HS lật mở hình ảnh số 1 được cộng 5 điểm, lật mở hình ảnh số 2 được cộng 2 điểm.

+ Đội nào trả lời được đúng và được nhiều điểm hơn, đó là đội thắng cuộc.

- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:

  

Hình 1 - Quốc gia:……………………….

  

Hình 2 - Quốc gia:……………………….

  

Hình 3 - Quốc gia:……………………….

  

Hình 4 - Quốc gia:……………………….

  

Hình 5 - Quốc gia:……………………….

  

Hình 6 - Quốc gia:……………………….

  

Hình 7 - Quốc gia:………………………. i

  

Hình 8 - Quốc gia:……………………….

  

Hình 9 - Quốc gia:……………………….

  

Hình 10 - Quốc gia:……………………….

  

Hình 11 - Quốc gia:……………………….

   

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS 2 đội quan sát nhanh hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để gọi tên quốc gia Đông Nam Á tương ứng với hình ảnh được trình chiếu.

- Các HS còn lại trong lớp cổ vũ 2 đội bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện đội chơi xung phong trả lời.

- Nếu trả lời sai, GV tiếp tục mời đội còn lại đưa ra đáp án.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Hình 1: Bru-nây

Hình 2: In-đô-nê-xi-a

Hình 3: Đông-ti-mo

Hình 4: Lào

Hình 5: Cam-pu-chia

Hình 6: Mi-an-ma

Hình 7: Ma-lai-xi-a

Hình 8: Phi-lip-pin

Hình 9: Thái Lan

Hình 10: Xing-ga-po

Hình 11: Việt Nam.

 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và dẫn dắt: Vào nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Ấn Độ và hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm chiếm.

  

Năm 1498, nhà hàng hải Ga-ma đã vượt mũi Hảo Vọng tới Ấn Độ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao thực dân phương Tây lại xâm chiếm Ấn Độ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng những kiến thức đã học về Ấn Độ ở lớp dưới và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu lí do thực dân phương Tây lại xâm chiếm Ấn Độ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, đông dân, nằm ở phía Nam châu Á, rộng gần 4 triệu km2, có nền văn hóa lâu đời, là quê hương của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Năm 1498, nhà hàng hải Ga-ma đã vượt mũi Hảo Vọng tới Ấn Độ. Tư đó, các nước phương Tây từng bước xâm nhập vào Ấn Độ.

 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em hãy cùng theo dõi bài học ngày hôm nay – Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sai thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX để hiểu rõ thực dân Anh đã thực hiện chính sách thống trị trên đất nước Ấn Độ, Đông Nam Á như thế nào? Đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ, các nước Đông Nam Á ra sao?.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 15.1, thông tin mục 1 SGK tr.65, 66 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt: Từ đầu thế kỉ XVIII, cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước đã làm cho Ấn Độ suy yếu. Việc tranh giành Ấn Độ đã dẫn tới cuộc chiến tranh Anh - Pháp trong những năm 1746 – 1763 ngay trên đất Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược và áp đặt cai trị ở nước này.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 15.1, thông tin mục 1 SGK tr.65, 66 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.

- GV cung cấp thêm cho HS tư liệu hình ảnh về tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX:

NẠN ĐÓI Ở ẤN ĐỘ

Cuối thế kỉ XIX, hàng loạt vụ mất mùa nghiêm trọng xảy ra dẫn đến nạn đói và dịch bệnh liên tục xảy ra ở Ấn Độ.

- 1860 – 1861: 2 triệu người chết.

- 1876 – 1878: 4,3 triệu người chết; thêm 1,2 triệu người ở các tỉnh Tây Bắc và Kát-mi trong năm 1877 – 1878.

- 1896 – 1897: 5 triệu người chết.

- 1899 – 1990: hơn 1 triệu người chết.

(P.G Mác-san, Chủ biên, Lịch sử vẽ

bằng tranh về đế quốc Anh của Cam-brit)

Nạn đói ở Ấn Độ: Người bản địa

chờ cứu trợ tại Ban-ga-lo

Đầu máy xe lửa đầu tiên được đưa vào sử dụng tại Ấn Độ trên tuyến đường sắt từ thành phố Mum-bai

đến thành phố Thên (thuộc bang Ma-ra-hát-tra)

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 3 HS nêu những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu suy nghĩ về chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Từ một nước phong kiến độc lập, Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh. Trong bối cảnh đó, tình hình Ấn Độ có sự chuyển biến toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX

- Về chính trị:

+ Thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở Ấn Độ.

+ Thực hiện chính sách nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

- Về kinh tế: Tiến hành cuộc khai thác quy mô, vơ vét nguồn nguyên liệu, bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

+ Nông nghiệp: Tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

Nông dân bị bần cùng, chết đói ngày càng nhiều.

+ Công nghiệp:

·        Đẩy mạnh khai thác hầm mỏ.

·        Phát triển công nghiệp chế biến.

·        Mở mang hệ thống đường giao thông.

Nhiều thành phố, hải cảng xuất hiện.

- Về xã hội:

+ Thi hành chính sách “ngu dân”.

+ Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

→ Sự xâm lược, thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn Độ.

→ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội.

→ Phong trào đấu tranh của tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc tất yếu phải nổ ra một cách quyết liệt.

+ Khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1959).

+ Phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại (1905 – 1908).

(Hình ảnh các phong trào đấu tranh đính kèm phía dưới Hoạt động 1).   

 

 

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÁC TẦNG LỚP

NHÂN DÂN ẤN ĐỘ CHỐNG THỰC DÂN ANH

Bản đồ thể hiện trung tâm của cuộc nội dậy năm 1912

Binh đoàn Xi-pay tấn công quân đội Anh tại trận Can-pua (1857)

Binh lính gốc Ấn trong quân đội Anh nổi dậy trong cuộc khởi nghĩa Xi-pay

  

Đảng Quốc Đại là đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ

Hoạt động 2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những sự kiện tiêu biểu của phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và ba nước Đông Dương nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  2. Nội dung: GV yêu HS thảo luận theo 3 nhóm, khai thác Hình 15.2 – 15.4, thông tin mục 2a, 2b SGK tr.66 – 68 và thực hiện nhiệm vụ:

- Nhóm 1 (Phiếu bài tập số 1): Nêu những sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

- Nhóm 2 (Phiếu bài tập số 2): Cho biết điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-lip-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 

- Nhóm 3 (Phiếu bài tập số 3): Nêu những nét chính trong phong trào giành độc lập của ba nước Đông Dương từ sau nửa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2, 3 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

Giáo án điện tử Lịch sử 8 kết nối Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay