Giáo án Lịch sử 8 kết nối bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Giáo án Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn sách Lịch sử 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 kết nối bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

BÀI 5: CUỘC XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
  • Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc, Trịnh – Nguyễn.
  • Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Khai thác và sử dụng thông tin, tư liệu lịch sử trong bài học theo hướng dẫn của GV.
  • Khai thác lược đồ địa phận Nam – Bắc triều và Đàng Trong – Đàng Ngoài để tìm hiểu nguyên nhân, hệ quả của các cuộc xung đột.
  • Biết suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử như các cuộc xung đột, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, tình trạng đất nước bị chia cắt.
  • Lập bảng hệ thống và tìm kiếm tư liệu để thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, yêu nước, phản đối các cuộc xung đột chiến tranh vì lợi ích của cá nhân/nhóm người mà gây hậu quả lớn đến đời sống nhân dân, đến sự phát triển chung của đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Phim tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
  • Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử do GV sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS hình ảnh một số địa danh, di tích được nhắc đến trong bài học. GV yêu cầu HS chia sẻ về những sự kiện lịch sử có liên quan đến các địa danh hoặc di tích đó.
  4. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết về sự kiện lịch sử có liên quan đến địa danh, di tích sẽ được nhắc đến trong bài học.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh sau:

  

Quảng Bình Quan

(Cổng Hạ Lũy Thầy)

Một đoạn thành nhà Mạc

(Tam Thanh, Lạng Sơn)

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

+ Các em đã từng đến các địa danh, di tích được nhắc đến trong bài chưa?

+ Nếu có, hãy chia sẻ về những sự kiện lịch sử có liên quan đến các địa danh hoặc di tích đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ một số hiểu biết về về những sự kiện lịch sử có liên quan đến các địa danh, di tích trong hình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hệ thống Lũy Thầy:

  • Là một tuyến phòng thủ kiên cố.
  • Trận đánh ác liệt nhất trong cuộc chiến Trịnh – Nguyễn vào năm 1672 đã chứng tỏ sự lợi hại của hệ thống thành lũy. Quân Trịnh liên tục tấn công mặt lũy Trấn Ninh nhưng không hạ được thành, phải rút lui, chấm dứt cuộc chiến gần 50 năm và mở ra hơn một thế kỷ hòa hoãn.

+ Thành nhà Mạc:

  • Là một trong số khá ít di tích còn lại của thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.
  • Năm 1592, thời chiến tranh Lê - Mạc, quân Nam triều (nhà Lê trung hưng) tiến ra bắc đánh chiếm Thăng Long. Vua nhà Mạc bị bắt và bị xử tử. Các quý tộc và quan lại rút về vùng núi Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang để tiếp tục chống cự. Trong thập niên cuối thế kỷ XVI, một quý tộc nhà Mạc đã tổ chức đắp thành ở núi Vệ Sơn - Đông Kinh. Thành lũy được xây dựng dựa trên địa hình tự nhiên trấn giữ con đường độc đạo qua Lạng Sơn đến Trung Quốc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự ra đời Vương triều Mạc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Tư liệu, mục Em có biết, đọc thông tin mục 1 SGK tr.23, 24 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự ra đời của nhà Mạc và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Tư liệu, mục Em có biết, đọc thông tin mục 1 SGK tr.23, 24 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- GV hướng dẫn HS thảo luận, tìm các từ khóa trong nội dung của mục và tư liệu: nhà Lê, khủng hoảng, tranh chấp, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền hành,…

 HS tóm tắt về tình hình nước Đại Việt cuối thời Lê Sơ và sự ra đời của triều Mạc (thời gian ra đời, người đứng đầu).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp cùng thảo luận (không tranh luận đúng, sai mà có sự nhìn nhận đúng về vấn đề lịch sử, đánh giá khách quan về nhân vật lịch sử):

Có hai quan điểm đánh giá về việc Mạc Đăng Dung ép

vua Lê nhường ngôi, lập ra Triều Mạc:

+ Quan điểm của các sử gia phong kiến: coi việc cướp ngôi vua là “nguy triểu, là việc làm “danh không chính, ngôn không thuận; việc không nên làm.

+ Quan điểm khoa học mới nhất chứng minh rằng: do Triều Lê đã đến lúc suy yếu, khủng hoảng nên sự ra đời của Vương triều Mạc là điều tất yếu. Nếu như không có Mạc Đăng Dung thì cũng sẽ là nhân vật khác, dòng họ khác lên thay thế.

Em ủng hộ quan điểm nào? Vì sao?

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về Mạc Đăng Dung:

Mạc Đăng Dung

http://vtv.vn/video/khat-vong-non-song-mac-dang-dung-va-viec-kien-lap-vuong-trieu-mac-nam-1527-354681.htm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác Tư liệu, đọc thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- GV mời HS xung phong trình bày quan điểm nhận xét về Mạc Đăng Dung. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận và nhấn mạnh: Mỗi quan điểm đưa ra đều có cơ sở riêng. Chúng ta cần nhìn nhận sự kiện lịch sử một cách khách quan, ghi nhận sự đóng góp (công) và cả những hạn chế (tội) của mỗi triều đại trong lịch sử dân tộc.

- GV liên hệ, mở rộng: Hiện nay ở Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước có những đường phố được đặt tên của hai vị vua Triều Mạc.

+ Hà Nội: phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông ở quận Cầu Giấy.

+ Nhiều tỉnh và thành phố lớn khác: tên đường phố là

Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh,...

 Thể hiện quan điểm đánh giá khách quan, ghi nhận đúng những đóng góp của Triều Mạc trong lịch sử dân tộc.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Sự ra đời Vương triều Mạc

- Tình hình Đại Việt cuối thời Lê:

+ Nhà Lê lâm vào thời kì khủng hoảng, suy thoái.

+ Các phe phái phong kiến xung đột và tranh chấp.

+ Khởi nghĩa nông dân nổ ra

→ Triều đình suy yếu.

- Sự ra đời của Triều Mạc:

+ Mạc Đăng Dung dần thâu tóm quyền hành.

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Triều Mạc.

+ Sau khi lên ngôi, ông thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội.

Hoạt động 2: Xung đột Nam – Bắc triều

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều.

- Nêu được những nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Lược đồ 5.2, kết hợp đọc thông tin trong mục 1a SGK tr.24 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong mục 1b SGK tr.25 và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân bùng nổ, hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nguyên nhân bùng nổ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Lược đồ 5.2, kết hợp đọc thông tin trong mục 1a SGK tr.24 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát lược đồ, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Xung đột Nam – Bắc triều

a. Nguyên nhân bùng nổ

- Năm 1533, Nguyễn Kim (một võ quan trong Triều Lê) với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” lập ra Nam triều, nhà Mạc được gọi là Bắc triều.

- Xung đột giữa hai dòng họ diễn ra trong gần 60 năm của thế kỉ XVI, họ Mạc thất bại phải chạy lên Cao Bằng.

Nhiệm vụ 2: Hệ quả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu các nhóm, đọc thông tin trong mục 1b SGK tr.25 và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

+ GV hướng dẫn HS tìm các từ khóa quan trọng có trong nội dung mục:

●       Về kinh tế: đình trệ.

●       Về chính trị: đất nước bị chia rẽ.

●       Về xã hội: nhân dân đói khổ, phải lưu tán.

- GV liên hệ, mở rộng, hướng dẫn HS đọc mục Kết nối với văn học SGK tr.25 và giới thiệu thêm về bài thơ Thương loạn:

+ Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Trạng nguyên dưới thời Mạc Đăng Doanh, được bổ nhiệm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Quốc Công nên nhân dân quen gọi ông là Trạng Trình.

+ Ông sáng tác rất nhiều thơ văn chữ Hán, chữ Nôm, vì vậy đọc thơ của ông sẽ hiểu thêm về tình hình đất nước thời kì này.

  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong mục 1b SGK tr.25, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS trình bày về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

- GV yêu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Hệ quả

- Đất nước bị chia cắt.

- Kinh tế đình trệ.

- Đời sống nhân dân đói khổ.

Hoạt động 3: Xung đột Trịnh – Nguyễn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh – Nguyễn.

- Nêu được hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 2, Hình 5.3, đọc mục Em có biết và thông tin trong mục 3a để trả lời câu hỏi: Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc mục Em có biết và thông tin trong mục SGK tr.26, trả lời câu hỏi: Nêu hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân bùng, hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nguyên nhân bùng nổ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 2, Hình 5.3, đọc mục Em có biết và thông tin trong mục 3a để trả lời câu hỏi: Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu:

+ Tranh vẽ phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII phản ánh điều gì về tình hình vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài?

3. Xung đột Trịnh – Nguyễn

a. Nguyên nhân bùng nổ

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, hai con trai còn nhỏ tuổi,  con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

- Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh, Nguyễn trở nên gay gắt. → Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 - 1672).

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

Giáo án điện tử Lịch sử 8 kết nối Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay