Giáo án Lịch sử 8 kết nối Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896
Giáo án Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896 sách Lịch sử 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 kết nối Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 1885 - 1896
(2 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Rèn luyện phương pháp quan sát tranh, ảnh, sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử, văn học để minh họa, khắc sâu những nội dung cơ bản của bài học trên lớp.
- Phẩm chất
- Hiểu được tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta.
- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử về phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
- Nội dung: GV trình chiếu một số hình ảnh về con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi của các nhân vật: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều em biết về các nhân vật lịch sử này, cũng như các sự kiện liên quan.
- Sản phẩm: Những hiểu biết về Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và các sự kiện liên quan đến hai nhân vật này.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát một số hình ảnh về con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi của các nhân vật: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám.
Con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liền với Phan Đình Phùng | ||
Con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liền với Hoàng Hoa Thám |
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều em biết về các nhân vật lịch sử này, cũng như các sự kiện liên quan.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS những hiểu biết về Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và các sự kiện liên quan đến hai nhân vật này.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Phan Đình Phùng (1847 – 1896):
- Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Hương Khê chống lại thực dân Pháp trong phong trào Cần Vương.
- Trong thế kỷ XIX, ông là sĩ phu Nho giáo nổi bật nhất tham gia vào các chiến dịch quân sự chống Pháp. Trong thế kỷ XX, sau khi đã qua đời, Phan Đình Phùng vẫn được những người theo chủ nghĩa dân tộc tôn vinh như một vị anh hùng dân tộc.
- Ông nổi tiếng với những ý chí và nguyên tắc sắt đá của bản thân – không chịu đầu hàng ngay cả khi quân Pháp quật mồ mả tổ tiên, bắt giữ và dọa giết gia đình.
+ Hoàng Hoa Thám (1858 – 1913):
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp (1885 – 1913).
- Bằng chiến thuật du kích tài tình, ông đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sau khi buộc Triều Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), Pháp dù đã cơ bản đặt được ách thống trị trên toàn bộ Việt Nam nhưng quân Pháp còn phải mất hơn 10 năm liên tục, hao quân, tốn của, dùng quân sự hòng đàn áp các cuộc phản kháng của nhân dân Việt Nam. Vậy, phong trào chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX diễn ra như thế nào? Có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương.
- Nêu được nhận xét về phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
- Giới thiệu được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 18.2, 18.3, mục Em có biết, thông tin mục 1a SGK tr.82 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX.
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 18.4 – 18.6, thông tin mục 1b SGK tr.83, 84, trả lời câu hỏi, hoàn thành Phiếu học tập số 1:
+ Nêu nhận xét về phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
+ Giới thiệu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương.
- Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc ở nhà, sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về nhân vật Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 18.2, 18.3, mục Em có biết, thông tin mục 1a SGK tr.82 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. - GV cung cấp thêm thông tin, hình ảnh về vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, video (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV đọc cho HS một đoạn trong Dụ Cần vương do Tôn Thất Thuyết thay mặt vua soạn thảo: “Trẫm đức mỏng, gặp phải biến cố này, không thể hết sức chống giữ, để Kinh thành bị hãm, Từ cung phải lên xe lánh nạn, tội ở mình trẫm cả, hổ thẹn vô cùng. Nhưng mối luân thường quan hệ, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, chắc không nỡ xa bỏ trẫm, người trí giúp mưu, người dũng giúp sức, người giàu xuất của để giúp quân nhu, cùng nhau đoàn kết, chẳng ngại gian hiểm, làm cách gì mà có thể cứu nguy đỡ ngã, gỡ chỗ khó, giúp khi bí, thảy đều hết lòng hết sức...”. - GV hướng dẫn HS giải thích: + Khái niệm “Cần vương”: hết lòng giúp vua cứu nước. + Bản chất của phong trào: là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân dưới ngọn cờ của một vị vua yêu nước. → Tinh thần cơ bản của Dụ Cần vương thể hiện việc cố gắng gắn quyền lợi của triều đình với quyền lợi của dân tộc. Do đó, đã thúc đẩy, cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến trong những năm tiếp theo. Toàn văn Chiếu Cần Vương Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương ở Tân Sở (Quảng Trị) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương a. Phong trào Cần Vương bùng nổ Nguyên nhân bùng nổ - Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt, hực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược nước ta. - Một bộ phận quan lại trong Triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết với sự ủng hộ của nhân dân vẫn nêu cao ý chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. - Ngày 5/7/1885: cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phải chủ chiến bất thành. → Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành ra Tân Sở (Quảng Trị). → Lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ban bố Dụ Cần vương. Ý nghĩa: Kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước giúp vua cứu nước.
| |||||||||||||||||||||||||||||||
THÔNG TIN VỀ NHÂN VẬT HÀM NGHI VÀ TÔN THẤT THUYẾT 1. Hàm Nghi (1872 – 1943)
- Thực dân Pháp đưa vua Hàm Nghi sang An-giê-ri. Từ đó, nhà vua sống cuộc đời lưu đày biệt xứ, nhưng ngóng trông về quê hương đất nước, vẫn giữ vững khí tiết của một nhà vua yêu nước chống Pháp. Ông mất năm 1943 tại An -giê-ri. Quân Pháp xông vào bắt giữ vua Hàm Nghi 2. Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913)
- Về sau, Triều đình nhà Thanh thoả thuận với thực dân Pháp đã đày ông đi Thiểu Châu, nhưng nhân dân và sĩ phu yêu nước Trung Quốc vẫn yêu mến, giúp đỡ ông. Ông mất vào năm 1913. - Toàn bộ gia đình của Tôn Thất Thuyết cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hi sinh vì nước, được sử sách và nhân dân ca ngợi là “Ba đời vì nước, Toàn gia ái quốc”. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát lược đồ Hình 18.4 SGK tr.83 và trả lời câu hỏi: Nêu nhận xét của em về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Hình 18.4. Lược đồ một số địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 18.4 – 18.6, thông tin mục 1b SGK tr.83, 84, hoàn thành Phiếu học tập số 1: Giới thiệu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV cung cấp thêm cho HS thông tin về tiểu sử, hoạt động của Nguyễn Thiệt Thuật, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết: Theo em, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 HS lên bảng chỉ trên lược đồ, kể tên những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương và nêu nhận xét: + Phát triển rộng khắp, bao gồm hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ. + Địa bàn mở rộng trên phạm vi cả nước. Đặc biệt ở Bắc Kì và Trung Kì. - GV mời đại diện 3 HS lần lượt giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương: + Về khách quan: kẻ thù là thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức để đàn áp những cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ, thiếu tính thống nhất. + Về chủ quan: · Thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn (diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến – ngọn cờ Cần vương đã trở nên lạc hậu, không còn đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của lịch sử trong bối cảnh mới). · Thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến, nên giữa các cuộc khởi nghĩa chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, thiếu tính thống nhất trong toàn quốc. → Phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận và mở rộng kiến thức: Phong trào Cần vương có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập, tự do của nhân dân ta, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu. https://www.youtube.com/watch?v=HNGZuSKWd34 - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2. | |||||||||||||||||||||||||||||||
THÔNG TIN, HÌNH ẢNH VỀ TIỂU SỬ, HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NHÀ LÃNH ĐẠO KHỞI NGHĨA 1. Nguyễn Thiện Thuật (1844 – 1926): Quê ở làng Xuân Dục, huyện Đường Hào (nay là làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, thuộc dòng họ hậu duệ của Nguyễn Trãi. Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế sau này đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy lan rộng ra khắp tỉnh Hưng Yên và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, liên kết được với một số lãnh tụ Cần Vương khác như Tạ Hiện ở Thái Bình, Nam Định,... tạo thành cả một phong trào sâu rộng ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, suốt những năm (1885-1889).
https://www.youtube.com/watch?v=UC6rRCCFn8Q 2. Phan Đình Phùng (1847 – 1895): Quê ở làng Đông Thái, xã Yên Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình Nho học.Trong thế kỷ XIX, ông là sĩ phu Nho giáo nổi bật nhất tham gia vào các chiến dịch quân sự chống Pháp. Trong thế kỷ XX, sau khi đã qua đời, Phan Đình Phùng vẫn được những người theo chủ nghĩa dân tộc tôn vinh như một vị anh hùng dân tộc. Phan Đình Phùng nổi tiếng với những ý chí và nguyên tắc sắt đá của bản thân – không chịu đầu hàng ngay cả khi quân Pháp quật mồ mả tổ tiên, bắt giữ và dọa giết gia đình. Phan Đình Phùng hưởng ứng Chiếu Cần Vương, được Hàm Nghi phong làm Tán lý Quân vụ, lãnh đạo các nghĩa quân. Ông tập hợp sự ủng hộ từ các làng quê, lập đại bản doanh trên núi Vũ Quang, một nơi có thể nhìn ra pháo đài ven biển của Pháp. Tổ chức của ông cũng trở thành hình mẫu cho các nghĩa quân sau này. Ông chia nghĩa quân thành 15 thứ, mỗi thứ có từ 100 đến 500 quân. Nghĩa quân của ông được giữ kỷ luật và mặc quân phục như quân đội chính quy.
https://www.youtube.com/watch?v=rmlUCB5imp4 3. Phạm Bành (1827 – 1867)
cùng với Hoàng Bật Đạt, Đinh Công Tráng và một số tướng lĩnh khác xây dựng căn cứ Ba Đình nhằm bảo vệ cửa ngõ miền Trung Việt Nam và làm bàn đạp đánh địch ở đồng bằng. Mặc dù tuổi già sức yếu (lúc này ông đã 60 tuổi) nhưng Phạm Bành luôn có mặt ở trận địa, nơi nguy hiểm nhất để động viên và khích lệ các nghĩa binh chiến đấu. 4. Đinh Công Tráng (1842 – 1887)
Nghĩa quân tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường Bắc - Nam. https://www.youtube.com/watch?v=waP7DvjD1Wc
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 18.7, 18.8, thông tin mục 2 SGK tr.84, 85 và hoàn thành trục thời gian: Hãy thể hiện những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế trên trục thời gian và trình bày trước lớp.
- Sản phẩm: Trục thời gian thể hiện những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế trên trục thời gian và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây