Giáo án Lịch sử 8 kết nối bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Giáo án Bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX sách Lịch sử 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 kết nối bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

CHƯƠNG 2: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI

ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

BÀI 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á.
  • Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
  • Mô tả được những nét cơ bản của cuộc đấu tranh ở các nước Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
  • Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhận định, liên hệ thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Cảm thông với nhân dân các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân đô hộ.
  • Có thái độ phê phán, lên án chủ nghĩa thực dân.
  • Đồng tình và khâm phục các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống chủ nghĩa thực dân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Lược đồ khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
  • Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử do GV sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát lược đồ Đông Nam Á, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xác định và nêu nhận xét về vị trí các nước trong khu vực.
  4. Sản phẩm: HS chỉ trên lược đồ và nêu nhận xét về vị trí các nước trong khu vực.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát lược đồ các nước Đông Nam Á.

- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi: Xác định vị trí và nhận xét về vị trí của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS đứng trước bảng lớp, chỉ trên sơ đồ và nhận xét.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Do vị trị chiến lược của khu vực nên Đông Nam Á sớm bị các nước tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

+ Những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV, đã mở đường cho các thương nhân phương Tây, theo sau đó là các nhà truyền giáo tiến vào Đông Nam Á mở ra một thời kì đầy biến động cho các quốc gia trong khu vực, tiếp xúc văn hoá, giao lưu buôn bán, các nước Đông Nam Á phong kiến đang trong quá trình suy yếu dần trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 4.2, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.19, 20 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, khai thác Hình 4.2, nội dung thông tin trong bảng SGK tr.19, 20 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

- GV giới thiệu cho HS nội dung liên quan đến con tàu Phlo-đơ Ma:

+ Con tàu có trọng tải 400 tấn, là một tàu chiến của Bồ Đào Nha được đóng ở Li-xbon năm 1502.

+ Trong lịch sử hoạt động của tàu, nó đã từng tham gia nhiều trận đánh lớn, do thuyền trưởng đồng thời là vị tướng hải quân nổi danh của Bồ Đào Nha An-phông-xô đơ An-búc-cơ chỉ huy.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây

- Ở In-đô-nê-xi-a:

+ Thế kỉ XVI: Thực dân Bồ Đào Nha xâm nhập.

+ Giữa thế kỉ XIX: Hà Lan đã hoàn thành xâm lược.

 

- Ở Ma Lai, Miến Điện:

+ Thế kỉ XVI: Anh, Pháp, Hà Lan tranh chấp.

+ Cuối thế kỉ XIX: thực dân Anh tiến hành tranh chấp.

- Ở Phi-líp-pin:

+ Giữa thế kỉ XVI: Tây Ban Nha đánh chiếm.

+ Năm 1898: Mỹ xâm lược và biến nước này thành thuộc địa.

- Ở ba nước Đông Dương:

+ Thế kỉ XVI: nhiều nước thực dân tranh giành ảnh hưởng.

+ Cuối thế kỉ XIX: Pháp độc chiếm ba nước Đông Dương.

- Ở Xiêm: giữ được nền độc lập tương đối.

Hoạt động 2: Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây (ở mức độ đơn giản) và lấy được một số dẫn chứng chứng minh (ở mức độ cao hơn).
  2. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác tư liệu, thông tin sơ đồ Hình 4.3 SGK tr.20, 21 và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nhóm 1: Trình bày những nét chính về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- Nhóm 2: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- Nhóm 3: Trình bày những nét chính về tình hình văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Tư liệu SGK tr.21, tổ chức cho HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Khai thác tư liệu giúp em biết điều gì về chính sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á?

+ GV hướng dẫn HS tìm những cụm từ nói về chính sách cai trị của thực dân phương Tây: chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng, miền với các hình thức khác nhau; tạo ra sự mâu thuẫn; hòa trộn ba khu vực này vào nhau; chia thành bốn khu vực mới với chế độ chính trị khác nhau.

GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác tư liệu, thông tin sơ đồ Hình 4.3 SGK tr.20, 21 và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Nhóm 1: Trình bày những nét chính về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

+ Nhóm 2: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

+ Nhóm 3: Trình bày những nét chính về tình hình văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh có liên quan đến tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây:

 

2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

- Về chính trị:

+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đầu hàng, phụ thuộc, làm tay sai cho thực dân.

+ Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh do các quan chức thực dân điều hành.

- Về kinh tế:

+ Bóc lột người dân bản xứ. + Không chú trọng mở mang công nghiệp nặng.

+ Xây dựng ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Mở rộng hệ thống đường giao thông.

+ Cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang.

- Về văn hóa:

+ Du nhập văn hóa phương Tây.

→ Xung đột văn hóa, tôn giáo.

+ Thực hiện chính sách nô dịch (đồng hóa, ngu dân).

- Về xã hội: phân hóa sâu sắc:

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

Giáo án điện tử Lịch sử 8 kết nối Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay