Giáo án Lịch sử 8 kết nối bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Giáo án Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX sách Lịch sử 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 kết nối bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 14: TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.
  • Trình bày được sơ lược về Cách mạng Tân Hợi; nhận biết được nguyên nhân thắng lợi và nêu được ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.
  • Nêu được những nội dung chính, ý nghĩa lịch sử của cuộc duy tân Minh Trị.
  • Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
  • Quan sát lược đồ, sơ đồ để xác định được địa điểm diễn ra một số cuộc cách mạng tư sản, nêu được một số sự kiện chính của cuộc cách mạng tư sản đó.
  • Tìm kiếm, sưu tầm được các tư liệu liên quan đến bài học thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng và liên hệ thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Có thái độ phê phán triều đình Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc trở thành miếng mồi cho các nước đế quốc xâu xé.
  • Đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống thực dân phong kiến, nhất là Cách mạng Tân Hợi, vai trò của Tôn Trung Sơn.
  • Ủng hộ và đánh giá cao những cải cách của Minh Trị đã đưa Nhật Bản phát triển kinh tế - xã hội nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử do GV sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV dẫn dắt và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật – Thiên hoàng Minh Trị, Tôn Trung Sơn và sự kiện gắn với hai nhân vật này - cuộc Duy tân (1868), Cách mạng Tân Hợi (1911).
  4. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị, Tôn Trung Sơn và hai sự kiện cuộc Duy tân (1868), Cách mạng Tân Hợi (1911).

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và dẫn dắt: Nếu lịch sử Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX gắn với Thiên hoàng Minh Trị và cuộc Duy tân (1868) thì lịch sử Trung Quốc thời kì này không thể không nhắc đến nhân vật Tôn Trung Sơn với cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911).

Thiên hoàng Minh Trị (1852 – 1912)

Tôn Trung Sơn (1866 – 1925)

Cuộc Duy Tân (1868)

Cách mạng Tân Hợi (1911)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật lịch sử và hai sự kiện nêu trên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật lịch sử và hai sự kiện.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Thiên hoàng Minh Trị (1852 – 1912): là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 13 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.

+ Cuộc Duy tân (1868): Vào ngày 12/10/1868, Thiên hoàng Minh Trị làm lễ đăng quang tại Tử Thần điện ở cố đô Kyoto, lấy thụy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng. Việc làm đầu tiên đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Thiên hoàng Minh Trị là rời thủ đô từ cố đô Kyoto về Tokyo, cải cách đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa, lịch sử gọi là cuộc Duy tân Minh Trị.

+ Tôn Trung Sơn (1866 - 1925): là một chính khách, triết gia chính trị và bác sĩ Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại nhà Thanh của người Mãn Châu và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Ông được tôn xưng là Quốc phụ tại Trung Hoa Dân Quốc và được coi là người tiên phong của cách mạng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông cũng nổi tiếng nhờ việc đề xuất và phát triển chủ nghĩa Tam Dân.

+ Cách mạng Tân Hợi (1911): là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc do những người trí thức cấp tiến ở trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo với tuyệt đại đa số là người Hán nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh. Sau cuộc cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc đã kết thúc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển mạnh mẽ ở đây, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á khác.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình xâm lược của các nước đế quốc với Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Cách mạng Tân Hợi (1911) cũng như Cuộc Duy tân Minh Trị (1868), Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

- Nêu được diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.1, đọc thông tin mục 1a SGK tr.60, 61 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.2, 14.3, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục 1b SGK tr.61, 62 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quá trình xâm lược của các nước đế quốc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1a SGK tr.60 và trả lời câu hỏi: Thực chất của Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) là gì?

Gợi ý:

+ Vào thời cận đại, các nước tư bản, trước hết là Anh, bắt đầu nhòm ngó Trung Quốc (nước đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản, chính quyền phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, thối nát).

+ Thực dân Anh lấy cớ triều đình Mãn Thanh thực hiện tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, gây ra cuộc Chiến tranh thuốc phiện vào tháng 6 - 1840, mở đầu cho quá trình xâm lược của các nước đế quốc đối với Trung Quốc.

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát lược đồ Hình 14.1 và yêu cầu 1 HS: Chỉ trên lược đồ khu vực chịu ảnh hưởng của từng đế quốc.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 14.1 kết hợp đọc thông tin mục 1a SGK tr.60, 61 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

- GV gợi ý, trình chiếu thêm cho HS quan sát bức tranh Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc và yêu câu HS trả lời câu hỏi:

+ Bức tranh này nói lên điều gì?

+ Tại sao người ta lại ví Trung Quốc như cái bánh khổng lồ bị chia cắt như vậy?

Gợi ý:

+ Vào cuối thế kỉ XIX - đấu thế kỉ XX, Trung Quốc như một miếng mồi béo bở khiến các nước đế quốc phải tranh chấp, giành giật lẫn nhau, nhưng đó lại là “chiếc bánh khống lổ” mà không một đế quốc nào có thể “nuốt” trọn một mình, buộc phải chia xẻ với nhau.

+  Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc được miêu tả qua hình ảnh cái bánh ngọt lớn bị cắt rời từng phần. Ngồi xung quanh là 6 người với chiếc dĩa trong tay, từ trái qua phải là chân dung của Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tống thống Mỹ và Thủ tướng Anh đương thời.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

a. Quá trình xâm lược của các nước đế quốc

-  Giữa thế kỉ XIX:

+ Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

+ Lấy cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, thực dân Anh gây chiến với Trung Quốc (Chiến tranh thuốc phiện).

Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh.

- Nửa sau thế kỉ XIX:

+ Các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc.

+ Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

Nhiệm vụ 2: Cách mạng Tân Hợi (1911)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.2, 14.3, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục 1b SGK tr.61, 62 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911)

Diễn biến chính

 

Nguyên nhân thắng lợi

 

Ý nghĩa lịch sử

 

Một số hạn chế

 

- GV giới thiệu thêm cho HS về Tôn Trung và chủ nghĩa Tam dân của ông (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, một số hạn chế của Cách mạng Tân Hợi theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Sau cuộc cách mạng Tân Hợi, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc đã kết thúc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển mạnh mẽ ở đây, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á khác.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Cách mạng Tân Hợi (1911)

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

 

TƯ LIỆU VỀ TÔN TRUNG SƠN

VÀ CHỦ NGHĨA TAM DÂN CỦA ÔNG

1. Tôn Trung Sơn là nhà chính trị, nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc. Sau nhiều năm sinh sống ở nước ngoài, ông trở về nước năm 1911 và lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi. Sau khi Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải nhậm chức Tổng thống.  

 

2. Chủ nghĩa Tam Dân là cương lĩnh chính trị do Tôn Trung Sơn đề xuất, với tinh thần biến đất nước Trung Hoa thành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh. Việc kế thừa và hiện thực ngày nay thể hiện rõ nhất trong tổ chức chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Triết lý này cũng xuất hiện trong dòng đầu tiên của Quốc ca Trung Hoa Dân Quốc.

3. Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam. Thế hệ các nhà cách mạng Việt Nam, từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cho tới Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Tam Dân Chủ nghĩa của Cách mạng Tân Hợi. Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh Hội do Tôn Trung Sơn sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Tiêu ngữ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc được Hồ Chí Minh lấy từ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn vẫn được nhà nước Việt Nam dùng cho đến nay.

Quang cảnh đường Nam Kinh sau cuộc khởi nghĩa Thượng Hải năm 1911

Tôn Dật Tiên với thành viên

Đồng Minh hội

Khởi nghĩa Vũ Xương bắt đầu cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911)

Diễn biến chính

- Tháng 5 – 1911: chính quyển Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt”.

Làn sóng căm phẫn trong quần chúng nhân dân, châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi (1911).

- Ngày 10/10/1911: cách mạng bùng nổ, giành thắng lợi ở Vũ Xương, lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.

https://www.youtube.com/watch?v=C8d7cG80Kns&t=25s

- Cuối tháng 12/1911: Trung Hoa Dân quốc thành lập, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời.

- Sau khi vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức tháng 2/1912, Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Tổng thống.

- Cách mạng chấm dứt.

Nguyên nhân thắng lợi

- Sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn, tiến tới một nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

- Nhận được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

Ý nghĩa lịch sử

- Lật đổ sự thống trị của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng đản tộc ở một số nước châu Á.

Một số hạn chế

- Không xoá bỏ giai cấp địa chủ phong kiến.

- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Không chống lại các nước để quốc xâm lược.

Hoạt động 2. Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được nội dung chính, kết quả, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

- Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.4, mục Em có biết, thông tin trong mục 2a SGK tr.62 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày nội dung chính, kết quả, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.5, Tư liệu 2, thông t9n mục 2b SGK tr.64, 64 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

Giáo án điện tử Lịch sử 8 kết nối Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay