Giáo án Lịch sử 8 kết nối Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Giáo án Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) sách Lịch sử 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 kết nối Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 16: VIỆT NAM DƯỚI THỜI NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn.
  • Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thời Nguyễn.
  • Mô tả được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương phản ánh tình hình xã hội phong kiến, nhận xét về các thành tựu nghệ thuật thời kì này.
  • Biết phân tích giá trị những thành tựu đã đạt được về khoa học – kĩ thuật ở nước ta thời kì này.
  • Có những việc làm phù hợp để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng lòng tự hào về nền văn học Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc ở thời kì này.
  • Tự hào về những di sản và những thành tựu trong các lĩnh vực của nước ta nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
  • Tự hào về quá trình khai thác, thực thi chủ quyền biển đảo, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của ông cha ta.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử về Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) do GV sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học để lật mở mảnh ghép.

- GV trình chiếu hình ảnh vua Gia Long và vua Minh Mạng. HS trình bày một số hiểu biết về hai vi vua này và triều đại mà các ông trị vì.

  1. Sản phẩm:

- Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

- Hiểu biết về hai vị vua Gia Long, Minh Mạng và triều đại mà các ông trị vì.

d.Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lần được một mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX).

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Ai đã đánh bại Triều Tây Sơn, lập ra Triều Nguyễn?

  1. Nguyễn Phúc Nguyên.
  2. Nguyễn Hoàng.
  3. Nguyễn Ánh.
  4. Nguyễn Kim.

Mảnh ghép số 2: Minh Mạng - con trai thứ tư của vua Gia Long, trị vì đất nước trong 20 có tên là:

  1. Nguyễn Phúc Đảm.
  2. Nguyễn Phúc Cảnh.
  3. Nguyễn Phúc Phổ.
  4. Nguyễn Phúc Chẩn.

Mảnh ghép số 3: Nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật nào dưới thời vua Gia Long để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền?

  1. Quốc triều Hình luật.
  2. Hoàng Việt luật lệ.
  3. Hình thư.
  4. Luật Hồng Đức.

Mảnh ghép số 4: Bức tranh dưới đây thuộc dòng tranh nào?

Đám cưới chuột

  1. Tranh Kim Hoàng (Hà Nội).
  2. Tranh Làng Sình (Thừa Thiên Huế).
  3. Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
  4. Tranh Hàng Trống (Hà Nội).

Mảnh ghép số 5: Lắng nghe điệu nhạc dưới đây và cho biết điệu nhạc đó thuộc thể loại âm nhạc truyền thống nào?

https://www.youtube.com/watch?v=JxZg1U_NWUU (từ đầu đến 1 phút).

  1. Nhã nhạc cung đình Huế.
  2. Đờn ca tài tử.
  3. Ca trù.
  4. Xẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: C

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: C

Mảnh ghép số 4: C

Mảnh ghép số 5: A

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử:

Toàn cảnh Đại Nội Huế (Thừa Thiên Huế) hiện nay

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trình bày hiểu biết về vua Gia Long, Minh Mạng và triều đại hai ông trị vì.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về vua Gia Long, Minh Mạng:

Vua Gia Long (1762 – 1820)

Vua Minh Mạng (1791 – 1841)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Trình bày một số hiểu biết về vua Gia Long, vua Minh Mạng và triều đại mà các ông trị vì.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt trình bày một số hiểu biết về vua Gia Long, vua Minh Mạng và triều đại mà các ông trị vì.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Vua Gia Long (1762 – 1820):

  • Là vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ.
  • Ông tiến hành các chính sách xây dựng chính quyền tập quyền trung ương; duy trì nhiều chính sách trung dung, mềm dẻo và thực dụng từ thời chiến tranh với Tây Sơn; thay thế các cải cách mang xu hướng mới của nhà Tây Sơn bằng kiểu cai trị và một nền giáo dục nghiêm khắc theo phong cách Nho giáo chính thống.

+ Vua Minh Mạng (1791 – 1841):

  • Là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn trị vì từ năm 1820 đến khi ông qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Ông là vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn, nhưng đến cuối thời ông thì nhà Nguyễn đã dần suy yếu cả về kinh tế và quân sự.
  • Trong 21 năm trị vì, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách về hành chính. Tuy nhiên, không đưa ra cải cách nào về kinh tế. Về đối ngoại, Minh Mạng không đưa ra cải cách nào, ông tiếp tục duy trì chính sách của Gia Long. Đối với các nước láng giềng, Minh Mạng sử dụng vũ lực nhiều lần.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về sự ra đời của nhà Nguyễn; những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thời Nguyễn cũng như quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nhà Nguyễn thành lập và củng cố quyền thống trị

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được nét chính về sự thành lập nhà Nguyễn.

- Kể được tên đơn vị hành chính trên cả nước vào thời Nguyễn.

- Nêu được tình hình chính trị dưới thời Nguyễn.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục 1a SGK tr.69 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết Vương triều Nguyễn được thành lập như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác lược đồ Hình 16.3 SGK tr.70 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về đơn vị hành chính thời Nguyễn.

- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Hình 16.2, thông tin mục 2b SGK tr6.9 – 71 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những nét chính về tình hình chính trị dưới thời Nguyễn.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về sự thành lập, củng cố chính trị của nhà Nguyễn và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Sự thành lập Vương triều Nguyễn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục 1a SGK tr.69 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết Vương triều Nguyễn được thành lập như thế nào?

- GV mở rộng kiến thức, trình chiếu hình ảnh, video và giới thiệu thêm thông tin về Nguyễn Ánh:

- Nguyễn Ánh (Nguyễn Phúc Ánh) là con trai của Nguyễn Phúc Luân, cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát.

- Năm 1777, bị quân Tây Sơn truy đuổi, Nguyễn Ánh lánh nạn ở nhiều nơi và tìm cách khôi phục lực lượng, chờ thời cơ trở về phục hồi địa vị dòng họ Nguyễn.

Vua Gia Long

 (1762 – 1820)

https://www.youtube.com/watch?v=x0c3muBuJTM

(Từ đầu đến 1p46s).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự thành lập Vương triều Nguyễn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Nhà Nguyễn thành lập và củng cố quyền thống trị

a. Sự thành lập Vương triều Nguyễn

- Năm 1792:

+ Vua Quang Trung qua đời.

+ Triều Tây Sơn mất đi trụ cột quan trọng.

Mâu thuẫn nội bộ sâu sắc, uy tín giảm sút, lực lượng suy yếu.

- Năm 1802: Đươc sự ủng hộ của Gia Định, Nguyễn Ánh đánh bại Triều Tây Sơn.

→  Lập ra Triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).  

(Hình ảnh kinh đô Phú Xuân đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

KINH ĐÔ PHÚ XUÂN (HUẾ)

  

Kinh đô Phú Xuân (Huế) dưới thời Nguyễn

Nhiệm vụ 2: Nhà Nguyễn củng cố quyền thống trị

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Gia Long thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế đố quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất. Nhờ sự cai trị khôn khéo, Gia Long có thời gian để xây dựng pháp luật, hành chính, ngoại giao,….

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác lược đồ Hình 16.3 SGK tr.70 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về đơn vị hành chính thời Nguyễn.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 16.2, thông tin mục 2b SGK tr6.9 – 71 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những nét chính về tình hình chính trị dưới thời Nguyễn.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lĩnh vực

Tình hình nổi bật

Pháp luật

 

Tổ chức bộ máy hành chính

 

Ngoại giao

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về vua Minh Mạng và tình hình chính trị thời Nguyễn (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS nhận xét về đơn vị hành chính qua lược đồ Hình 16.3: Trên một lãnh thổ đất nước được thống nhất từ mục Nam Quan (Lạng Sơn) đến mũi Cà Mau (Cà Mau), rộng lớn nhất từ trước đến nay, nhà Nguyễn đã chia thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên với ranh giới khá rõ ràng.

→ Triều đình nhà Nguyễn (vua Minh Mạng) rất quan tâm và chú trọng đến cải cách hệ thống chính quyền địa phương, tăng cường sự quản lí thống nhất của nhà nước đối với địa phương.

- GV yêu cầu 2 nhóm lần lượt nêu những nét chính về tình hình chính trị dưới thời Nguyễn theo Phiếu học tập số 1.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Nhà nguyễn củng cố quyền thống trị

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư liệu 1:

Vua Minh Mạng (1791 – 1841) là con trai thứ tư của vua Gia Long, trị vì đất nước trong 20 năm (1820 – 1840), là một vị vua tài năng của Triều Nguyễn. Trong những năm 1831 – 1832, ông tiến hành một cuộc cải cách, thường gọi là Cải cách Minh Mạng.

 

Tư liệu 2: Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã tồn tại trong suốt 143 năm (1802 – 1945) với 13 đời vua:

Thế phả các vua nhà Nguyễn

Lễ phục mạng (tâu với vua hoàn tất công việc được giao)

 – nghi thức thường triều của nhà nước quân chủ thời Nguyễn

Tư liệu 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn

     Đặc điểm nổi bật của bộ máy chính quyền dưới thời Gia Long là sự tồn tại của hai khu vực hành chính là Bắc Thành và Gia Định Thành, thiếu thống nhất trong tổ chức hành chính giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi.

     Vua Minh Mạng lên ngôi đã sớm nhận ra những hạn chế này. Minh Mạng đã từng bước khắc phục tình trạng phân quyến, thống nhất tổ chức hành chính thông qua cuộc cải cách lớn tiến hành trong các năm 1831 - 1832. Trọng tâm cải cách hành chính của Minh Mạng là hệ thống chính quyền địa phương. Năm 1831, Minh Mạng quyết định xoá bỏ Bắc Thành, chia vùng lãnh thổ từ phủ Phụng Thiên ra Bắc làm 18 tỉnh. Năm 1832, xoá bỏ Gia Định Thành, chia vùng lãnh thổ từ phủ Phụng Thiên vào Nam thành 12 tỉnh.

     Đứng đầu cấp tỉnh là chức Tổng đốc. Tổng đốc là người phụ trách hai tỉnh, trực tiếp cai trị một tỉnh, tỉnh còn lại do một Tuần phủ đứng đầu, vẫn đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc.

Tư liệu 4: Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) sao chép gần như nguyên vẹn bộ luật nhà Thanh (Trung Quốc), trong đó có có những điều luật hết sức hà khắc. Mọi cải cách tiến bộ thời Tây Sơn đều bị đàn áp, khủng bố khốc liệt.

Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long)

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lĩnh vực

Tình hình nổi bật

Pháp luật

Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) với các điều luật bảo vệ quyền uy tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền.

Tổ chức bộ máy hành chính

- Bộ máy quản lí nhà nước từ Trung ương xuống địa phương càng được hoàn thiện.

- Cả nước chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).

Ngoại giao

- Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả Pháp.

- Thi hành chính sách cấm đạo gay gắt (bắt đầu từ thời Minh Mạng), gây nhiều hệ lụy về sau.

Hoạt động 2. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét nổi bật về tình hình xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 16.4, Tư liệu 1, thông tin mục 2a, 2b SGK tr.71 và trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế thời Nguyễn.

- Hãy nêu nét nổi bật về tình hình xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. Số lượng cuộc khởi nghĩa nổ ra gợi cho em suy nghĩ gì?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2a SGK tr.71 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp thời Nguyễn.

- GV cung cấp hình ảnh, tư liệu cho HS khai thác về nông nghiệp thời Nguyễn:

“Trong thời gian trị vì của Minh Mạng và Thiệu Trị, diện tích canh tác đã tăng thêm hơn 1 triệu mẫu”

(Theo Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005, tr.194)

Hình tượng cây lúa nước – cây lương thực chính

của Việt Nam được khắc trên Cửu đỉnh thời Nguyễn

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và cho biết: Những chính sách về nông nghiệp có thực sự mang lại ruộng đất cho nông dân không?

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 16.4, hình ảnh do GV cung cấp, thông tin mục 2a SGK tr.71 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Nguyễn.

Đồng tiền đúc ở thời Gia Long. Hai mặt trước sau
với bốn chữ “Gia Long thông bảo” và “Thất phân”

Thợ xẻ đá xử ở Ngũ Hành Sơn – Đã Nẵng

Áo hoàng bào bằng vóc được thêu thùa tinh xảo

Cửu đỉnh đúc năm 1837 (Tử Cấm Thành, Huế)

Cảnh buôn bán trên sông Đồng Nai khoảng năm 1820

- GV cung cấp thông tin cho HS khai thác về thủ công nghiệp thời Nguyễn: Trong nửa đầu thế kỉ XIX, các đô thị ngày càng suy thoái, không còn vẻ sầm uất như trước. Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần suy tàn; Thăng Long trở nên tiêu điều đúng như mô tả cùa Bà Huyện Thanh Quan:

“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”

Cảnh tàu thuyền ở cảng Đà Nẵng Triều Nguyễn

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Vì sao thời kì này nhiều ngành, nghề thủ công tuy có điều kiện để phát triển nhưng thực tế lại không phát triển được, nhiều đô thị, trung tâm buôn bán thời kì này lại sa sút, tiêu điều?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục 2a và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt trình bày tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp dưới thời Nguyễn.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng;

Thời kì này nhiều ngành, nghề thủ công tuy có điều kiện để phát triển nhưng thực tế lại không phát triển được, nhiều đô thị, trung tâm buôn bán thời kì này lại sa sút, tiêu điều vì:

+ Những quy định ngặt nghèo của Nhà nước về thuế, màu sắc, mẫu mã, chủng loại, hàng hóa đối với các làng nghề chuyên nghiệp và đối với người tiêu dùng.

+ Chính sách bế quan tỏa cảng, tập trung thợ giỏi vào làm việc trong các quan xưởng.

+ Tư tưởng “trọng nông ức thương” gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thương nghiệp, hạn chế buôn bán với phương Tây.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

a. Kinh tế

- Về nông nghiệp:

+ Quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điển ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam..

+ Địa chủ, cường hào bao

chiếm ruộng đất nên nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy, phải lưu vong. + Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Về thủ công nghiệp, thương nghiệp:

+ Có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

+ Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng.

+ Một số ngành nghề không phát triển được.

+ Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An) dần sa sút. 

 

Nhiệm vụ 2: Xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục 2b SGK tr.71 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu nét nổi bật về tình hình xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.

- GV yêu cầu HS khai thác Tư liệu 1 và cho biết: Số lượng cuộc khởi nghĩa nổ ra gợi cho em suy nghĩ gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nét nổi bật về tình hình xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX.

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi khai thác Tư liệu 1:

Số lượng cuộc khởi nghĩa nổ ra chứng tỏ xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX tiếp tục lún sâu vào cuộc khủng hoảng trầm trọng với làn sóng phản đối mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân chống lại chính quyền.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV mở rộng kiến thức (tư liệu, hình ảnh) về một số cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn: Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

 - GV chuyển sang nội dung mới.

b. Xã hội

- Người dân sống trong cảnh lầm than, cơ cực.

- Mâu thuẫn xã hội làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn:

+ Lực lượng tham gia: nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số.

+ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

·        Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827) ở Nam Định, Thái Bình.

·        Khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1833 – 1838) ở Ninh Bình, Thanh Hóa.

·        Khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1838 – 1835) ở Cao Bằng.

·        Khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 – 1856) ở Hà Nội,….

Tư liệu 1:

     Cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827) là cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài nhất, phạm vi ảnh hưởng rộng nhất do Phan Bá Vành lãnh đạo nhằm chống lại đường lối cai trị của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX.

     Với chủ trương “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, ngay từ giai đoạn đầu, người đi theo đã có hơn 5.000, về sau thêm mấy ngàn quân của thủ lĩnh Ba Hùm (người Mường) từ thượng du Thanh Hóa cùng với quân nổi dậy ở các tỉnh lân cận kéo đến hiệp lực, thì lực lượng của ông đã lên đến hàng vạn.

     Sau cùng, Phan Bá Vành bị thương rồi bị bắt sống, cùng với 765 thuộc hạ. Trên đường áp giải, Phan Bá Vành cắn lưỡi tử tử, còn số quân lính trên đều bị xử cực hình.

Sơ đồ một số địa danh trong khởi nghĩa Phan Bá Vành

Tư liệu 2:

     Cuộc nổi dậy Lê Duy Lương (1833 – 1838): là cuộc nổi dậy của đa số người Mường ở Ninh Bình và Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của con cháu nhà Lê, của các tù trưởng họ Quách và họ Đinh với danh nghĩa “phù Lê”.

     Trước hàng vạn quân triều cùng voi và đại bác, các căn cứ chính của quân nổi dậy lần lượt bị phá vỡ. Sau nhiều ngày giáp chiến ác liệt, đến khoảng tháng 6 (âm lịch) cùng năm (1833), Lê Duy Lương và Lê Duy Nhiên đều bị tham tán Hoàng Đăng Thuận bắt sống. Ngay sau đó, Lê Duy Lương và Lê Duy Nhiên đều bị đóng cũi đưa về Huế xử lăng trì.

Tư liệu 3:

     Cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 – 1835): Nông Văn Vân hay còn gọi là Nùng Văn Vân là thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống Nguyễn của các dân tộc vùng Việt Bắc. Cuộc nổi dậy nổ ra từ đầu tháng 7 (âm lịch) năm Quý Tỵ (1833) đến khoảng giữa tháng 3 (âm lịch) năm Ất Mùi (1835) thì bị triều đình nhà Nguyễn dập tắt với việc phóng hỏa đốt rừng Thẩm Pát ở Tuyên Quang và tuyên bố là đã tìm thấy Nông Văn Vân bị chết cháy ở trong đó. Tuy không đầy hai năm, nhưng đây là một cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số ở thế kỷ XIX, làm cho quan quân nhà Nguyễn khá khốn đốn.

Hoạt động 3. Sự phát triển của văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số nét chính về tình hình văn hóa thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Hình 16.5, 16.6, mục Em có biết, thông tin mục 3a – 3d SGK tr.72, 73 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Nêu những nét chính về tình hình văn hóa thời Nguyễn.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

Giáo án điện tử Lịch sử 8 kết nối Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 KNTT CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay