Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 12: Thăng Long - Hà Nội

Giáo án bài 12: Thăng Long - Hà Nội sách Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 12: Thăng Long - Hà Nội

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: THĂNG LONG – HÀ NỘI

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của Thăng Long – Hà Nội trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Nêu được một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.
  • Nêu được đặc điểm tự nhiên của Thăng Long thể hiện ở Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.
  • Trình bày được một số nét chính về lịch sử Thăng Long – Hà Nội qua tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử.
  • Sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí, nêu được Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc xác định được vị trí của Thăng Long – Hà Nội trên bản đồ hoặc lược đồ; nêu được một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.
  • Năng lực nhận thức lịch sử thông qua việc nêu được đặc điểm tự nhiên của Thăng Long – Hà Nội; sử dụng tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử để trình bày về lịch sử Thăng Long – Hà Nội; nêu được Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
  • Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước thông qua việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của Thăng Long - Hà Nội.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Lược đồ/bản đồ lãnh thổ Việt Nam ngày nay hoạc vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện về lịch sử, văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện về lịch sử và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 SHS tr.54 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hình dưới trong SGK gợi cho em liên tưởng đến sự tích nào gắn với Hà Nội?

+ Chia sẻ những hiểu biết hay tưởng tượng của em về Hà Nội?

- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Hình ảnh trên được trích trong vở múa rồi nước “Sự tích Hồ Hoàn Kiếm”. Sự tích kể rằng trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.

+ Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Đây là thành phố nổi tiếng với lịch sử lâu đời, giàu bản sắc, văn hóa truyền thống dân tộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 12 – Thăng Long – Hà Nội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí và tên gọi Thăng Long – Hà Nội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được vị trí địa lí Thăng Long – Hà Nội trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Nêu được một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS đọc nội dung mục 1 (SGK tr.55)kết hợp quan sát lược đồ hình 2 và giao nhiệm vụ cho HS: Xác định vị trí địa lí của Thăng Long – Hà Nội trên lược đồ?


- HS làm việc cặp đôi.

- GV mời đại diện một số cặp đôi lên trình bày. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến.

- Lưu ý: GV rèn cho HS kĩ năng sử dụng bản đổ để xác định vị trí của một địa điểm, một không gian trên bản đồ, hướng dẫn HS tư thế đứng trên bảng giới thiệu và các thao tác chỉ bản đồ phù hợp.

- GV tổng hợp các ý kiến của HS và chốt lại ý chính: Lược đồ hành chính thành phố Hà Nội thể hiện được vị trí địa lí, không gian của thành phố Hà Nội ngày nay. Ngoài ra, trên lược đồ cũng có đánh dấu địa điểm Hoàng thành Thăng Long ở quận Ba Đình.

- GV tiếp tục dẫn dắt, đặt câu hỏi tiếp theo cho HS: Dựa vào sơ đồ hình 3 hãy kể một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét ý kiến.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

Tên gọi Thăng Long – Hà Nội qua các thời kì lịch sử: Thăng Long – Hà Nội có nhiều tên gọi khác nhau, như: Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh,... Mỗi tên gọi gắn với những sự kiện lịch sử cụ thể.

+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) vẽ thành Đại La (Hà Nội ngày nay) và đổi tên là Thăng Long.

+ Đông Đô được Hồ Quý Ly đặt khi xây dựng thành Tây Đô ở Thanh Hoá.

+ Năm 1408, nhà Minh đô hộ nước ta và đổi tên gọi Đông Đô thành Đông Quan.

+ Năm 1428, nhà Lê sơ đổi thành Đông Kinh.

+ Năm 1831, trong cuộc cải cách của Minh Mạng, kinh thành Thăng Long xưa hợp với các phủ, huyện xung quanh như: huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hoà, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long xưa làm tỉnh lị của Hà Nội.

- GV có thể tổ chức cho HS cả lớp thi kể các tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.

- GV có thể hỏi mở rộng: Tên gọi Thăng Long có ý nghĩa gì?

- GV hướng dẫn HS trả lời: Về ý nghĩa tên gọi Thăng Long: Thăng là bay lên, Thăng Long tức là rồng bay. Đặt tên Thăng Long với cách viết như trên, vừa ghi lại sự kiện Vua Lý Thái Tổ thấy rồng xuất hiện trên đất được chọn làm Kinh đô mới, đồng thời có sức mạnh kỳ diệu và tốt lành của giống Rồng, rất gần gũi với dân Việt, vẫn tự cho mình là “con Rồng cháu Tiên”.

- Lưu ý: GV giải thích và phân biệt cho HS các tên gọi chính thức và các tên gọi dân gian của Hà Nội.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lịch sử Thăng Long – Hà Nội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được một số nét chính về lịch sử Thăng Long – Hà Nội qua tư liệu viết, tranh ảnh.

- Kể lại được một câu chuyện lịch sử về Thăng Long – Hà Nội.

b. Cách tiến hành

- GV giới thiệu cho HS sự kiện năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội ngày nay) và thực hiện yêu cầu: Khai thác tư liệu và chỉ ra những từ chỉ đặc điểm tự nhiên của thành Đại La. Từ đó, hãy nêu đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực này.

- Gợi ý: GV hướng dẫn HS tìm những từ/cụm từ trong tư liệu chỉ đặc điểm tự nhiên của khu vực thành Đại La (được thế rồng cuộn hổ ngồi, bằng phẳng, thế đất cao,...) và rút ra nhận xét.

- GV mời đại diện cặp đôi lên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các HS khác bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS: Thành Đại La cũ có những đặc điểm sau:

+ Là kinh đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước.

+ Vùng này mặt đất rộng và rất bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh.

+ Khắp trên đất nước thì đây được xem là thắng địa, thuận lợi cho việc giao thông, giao thương bốn phương và là nơi đáp ứng đầy đủ những yếu tố để xây dựng kinh đô lâu dài.

+ Ý nghĩa việc dời đô của Lý Công Uẩn:

+ Bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển, mở mang cơ nghiệp của vương triều Lý và gây dựng nên vị thế của của nước Việt tại vùng đất bằng phẳng, thế đất sông núi trước sau, rồng chầu hổ phục.

+ Chuyển sang thế phát triển lâu dài, đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô Thăng Long trở thành đô thị phát triển thịnh vượng, là trung tâm của đất nước về sau, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển cảu dân tộc.

- GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ:

+ Nêu một số sự kiện lịch sử tiêu biểu gắn với Thăng Long – Hà Nội.

+ Kể câu chuyện liên quan đến Thăng Long – Hà Nội mà em ấn tượng nhất.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.

Lưu ý: GV hướng dẫn HS kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu như: vua Lý Thái Tổ dời đô, Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa Vàng ở hồ Hoàn Kiếm, cuộc chiến đấu chống quân Pháp ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu,... và kể được một câu chuyện gắn với Thăng Long – Hà Nội.

- GV trình chiếu cho HS xem những hình ảnh gắn với lịch sử của Hà Nội.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nội dung và quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp đôi.

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. TÂY NGUYÊN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. NAM BỘ

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay