Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 22: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

Giáo án Bài 22: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên sách Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của LS&ĐL 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 22: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 22: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số nét chính về văn hoá các dân tộc ở Tây Nguyên.
  • Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tìm tòi khám phá lịch sử thông qua những câu chuyện về con anh hùng dân dân tộc, cách mạng của đồng bào vùng Tây Nguyên.
  • Phát triển năng lực khai thác thông tin của một số tư liệu lịch sử và năng lực sưu tầm các nguồn thông tin khác phục vụ bài học.
  • Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc tìm tòi và khám phá kiến thức để xác định được những nét văn hoá nổi bật của vùng Tây Nguyên.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành phẩm chất yêu nước, lòng tự hào về vùng đất Tây Nguyên; có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá, lịch sử mà cha ông để lại.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Bản đồ hành chính Việt Nam/lược đồ các tỉnh Tây Nguyên.
  • Tranh ảnh về nhà ở, trang phục và các lễ hội ở Tây Nguyên hoặc các video về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của vùng đất Tây Nguyên.
  • Phim hoặc phóng sự về người anh hùng của vùng đất Tây Nguyên.
  • Sơ đồ tư duy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tranh ảnh vẽ lịch sử, văn hoá của vùng Tây Nguyên (nhân vật lịch sử, nhà ở, trang phục, lễ hội,...).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát video và trả lời câu hỏi:

+ Hoạt động trong video là gì và nói về vùng đất nào?

+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vùng đất đó.

https://www.youtube.com/watch?v=2BS9Y2x4geg

(2:30 đến 3:00)

- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Hoạt động trong video là lễ hội Đua voi của người dân Tây Nguyên.

+ Hội Đua Voi là một trong những hoạt động của Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk được tổ chức 02 năm 01 lần vào tháng 3 âm lịch.Đây là mùa khô, nắng đẹp, đường sá đi lại dễ dàng, đồng bào Buôn Đôn mở Hội Đua Voi để cầu mong cho sự bắt đầu của một mùa vụ mới tốt tươi, đạt năng suất cao, mang lại no ấm cho dân làng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 22 – Một số nét văn hóa và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số nét văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả được nét chính về nhà ở, trang phục, lễ hội của đồng bào Tây Nguyên.

- Chỉ ra được một vài điểm giống và khác nhau về nhà ở và nhà sinh hoạt cộng đồng, trang phục của các dân tộc vùng Tây Nguyên so với dân tộc mình.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ từng nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhà ở.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về trang phục.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về lễ hội.

- GV đánh số thứ tự cho HS trong mỗi nhóm.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 và quan sát các hình từ 1 – 6 để hoàn thành nhiệm vụ.

 

 

- GV tập hợp các thành viên có số thứ tự giống nhau trong các nhóm thành một nhóm mới.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm mới trình bày kết quả thảo luận 3 mục đã tìm hiểu. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV chốt đáp án câu hỏi:

+ Nhà ở: Đồng bào Tây nguyên thường sống trong các ngôi nhà sàn. Hiện nay, nhà ở đã có sự thay đổi hiện đại hơn. Mỗi buôn làng có một ngôi nhà xây dựng ở trung tâm được coi là không gian sinh hoạt chung của cộng đồng.

·        Nhà Rông của người Ba Na (tỉnh Kon Tum): Nhà Rồng là loại kiến trúc đặc trưng xuất hiện nhiều tại các buôn làng của đồng bào dân tộc khu vực phía bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Nhà Rông không phải nhà dùng để lưu trú của đồng bào Tây Nguyên; mặc dù có kết cấu và vật liệu tương tự nhà sàn dùng để ở (được xây dựng bằng gỗ, tre, cỏ tranh...). Nhà Rông là không gian sinh hoạt cộng đồng, là nơi tụ họp và tổ chức các nghi lễ quan trọng của buôn làng. Nhà Rông càng cao và rộng thì càng thể hiện sự giàu có, thịnh vượng, sung túc, hùng mạnh của buôn làng.

·        Nhà Dài của người Ê Đê (được đựng tại Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội). Đồng bào ở khu vực phía nam Tây Nguyên từ Đắk Lắk trở vào thường làm nhà Dài Nhà Dài của người Ê Đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp, dài từ 15 m đến hơn 100 m tuỳ theo gia đình nhiều người hay ít người. Đây là ngôi nhà lớn của nhiều thế hệ cùng chung sống như một đại gia đình và là nét đặc trưng theo chế độ mẫu hệ của người Ê Đê. Khi một cô gái lấy chồng, ngôi nhà được dựng dài thêm làm nơi ở cho vợ chồng trẻ.

·        GV cho HS xem video về nhà Rông, nhà Dài:

https://www.youtube.com/watch?v=oXm-xDRUl8&t=14s

https://www.youtube.com/watch?v=UM6lQyr_68U

+ Trang phục dân tộc:Trang phục dân tộc của người dân Tây Nguyên được may bằng vải thổ cẩm, trang trí hoa văn màu sắc rực rỡ. Nam đóng khố, mùa lạnh khoác thêm tấm choàng, phụ nữ mặc áo chui đầu, váy tấm...

·        Trang phục dân tộc Brâu: Người Brâu là một dân tộc ít người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trước đây, nam giới Brâu thường đóng khổ, phụ nữ quần váy tấm. Thân váy được xử lí mĩ thuật ở phần đầu váy và chân váy với lối đáp các miếng vải khác màu có các sọc đen chạy ngang. Mùa lạnh, người Brâu mặc áo chui đầu, cộc tay, khoét cổ. Hiện nay, trang phục của người Brâu đã có những thay đổi nhất định, nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống. Trang phục của người Brâu đơn giản, hoà quyện với khung cảnh núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Trong trang phục truyền thống của cả nữ và nam, người Brâu sử dụng hai tông màu đỏ và đen làm màu chủ đạo. Bên cạnh đó, một số màu như vàng, xanh, trắng cũng được sử dụng để làm hoạ tiết.

·        Trang phục dân tộc Mnông: Phụ nữ Mnông mặc váy dài, áo ngắn tay hoặc dài tay được phối hợp với nhau, giúp người mặc vừa có vẻ đẹp dịu dàng nhưng vẫn khoẻ khoắn và nhanh nhẹn.

·        GV cho HS xem video về trang phục dân tộc Tây Nguyên

https://www.youtube.com/watch?v=QaKCZdMdCxA

+ Lễ hội:Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên.

·        Lễ hội Đua voi tại Đắk Lắk: Đây là một trong những hội truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk, được tổ chức 2 năm một lần vào tháng Ba âm lịch. Lễ hội nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ, dũng cảm trong săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

·        Lễ Tạ ơn cha mẹ của dân tộc Gia Rai: Đây là một nghi lễ lớn, có ý nghĩa quan trọng của người Gia Rai để báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Trước khi tổ chức, người con xin phép dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức làm lễ tạ ơn. Trong ngày lễ, gia đình người con sẽ mang lễ vật (tấm áo, tấm váy) làm quà cho cha mẹ. Người con trai mời cha uống rượu cần đầu tiên rồi đến lượt người con gái dâng rượu cho mẹ. Rượu được tiếp tục chuyển đến cho những người con khác trong gia đình, thông thường con ruột sẽ uống trước rồi mới đến dẫu hoặc rể.

·        GV cho HS xem thêm lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên:

https://www.youtube.com/watch?v=enE8Iy9NRw8

- GV yêu cầu HS thảo luận đôi và trả lời câu hỏi: Chỉ ra một số điểm giống và khác về nhà ở và nhà sinh hoạt cộng đồng, trang phục của các dân tộc vùng Tây Nguyên so với dân tộc em.

- GV định hướng HS so sánh về loại hình, vật liệu/chất liệu, màu sắc... của trang phục/nhà ở và nhà sinh hoạt cộng đồng của dân tộc mình so với các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.

- GV gọi đại diện 1 – 2 cặp đôi/nhóm báo cáo kết quả thảo luận. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, ghi nhận đáp án chính xác và hướng dẫn HS điền vào bảng so sánh:

 

Tây Nguyên

Địa phương em

Điểm giống

- Nhà ở:

- Sinh hoạt cộng đồng:

- Trang phục:

+ Về màu sắc:

+ Về chất liệu:

+ Loại hình:

Điểm khác nhau

- Nhà ở:

- Nhà ở:

- Sinh hoạt cộng đồng:

- Sinh hoạt cộng đồng:

- Trang phục:

+ Về màu sắc:

+ Về chất liệu:

+ Loại hình:

- Trang phục:

+ Về màu sắc:

+ Về chất liệu:

+ Loại hình:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào vùng Tây Nguyên.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

 

 

 

 

 

- HS quan sát video, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tạo nhóm mới.

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, quan sát, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi.

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS hoàn thành bảng so sánh.

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. TÂY NGUYÊN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. NAM BỘ

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay