Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Giáo án bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương sách Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: ĐỀN HÙNG VÀ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí khu di tích Đền Hùng; đọc được sơ đồ và giới thiệu được một số công trình kiến trúc chính trong quần thể khu di tích Đền Hùng; biết được thời gian, địa điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay.
  • Sử dụng tư liệu lịch sử và văn hóa dân gian để trình bày những nét sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
  • Kể lại được một số truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử - văn hóa thông qua việc đọc sơ đồ và giới thiệu một số công trình kiến trúc trong quần thể khu di tích Đền Hùng.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống: đề xuất những việc nên làm để giữ gìn, phát huy những giá trị của quần thể khu di tích Đền Hùng.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn dựng nước của tổ tiên, tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
  • Trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống: bước đầu xác định được trách nhiệm bảo vệ và phát huy những giá trị của quần thể khu di tích Đền Hùng.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Lược đồ hành chính tỉnh Phú Thọ (phóng to).
  • Sơ đồ quần thể khu di tích Đền Hùng (phóng to).
  • Video, tranh ảnh về một số hoạt động tiêu biểu trong lễ hội Đền Hùng,...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát thông tin khởi động SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Câu ca dao gợi cho em nhớ đến lễ hội nào ở nước ta?

+ Chia sẻ điều em biết về lễ hội này.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.

- GV mời 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Câu ca dao gợi nhớ đến Lễ hội Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ.

+ Lễ hội  diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3).

+ Lễ hội mang tính chất quốc gia, nhằm suy tôn và tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 7 – Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá khu di tích Đền Hùng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được vị trí khu di tích Đền Hùng trên lược đồ.

- Kể được tên, xác định được vị trí một số công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng trên sơ đồ.

b. Cách tiến hành

- GV giới thiệu cho HS về kênh hình 1, hình 2.

+ Hình 1: Lược đồ thể hiện tên và vị trí của các đơn vị hành chính (huyện/thị xã) của tỉnh Phú Thọ. Trên lược đồ cũng thể hiện tên và vị trí của các khu di tích Đền Hùng thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Hình 2: Thể hiện vị trí và tên gọi một số công trình quan trọng thuộc quần thể khu di tích Đền Hùng như: Đền Lạc Long Quân, đền Mẫu Âu Cơ, cổng chính, Đền Giếng Nhà bia, Đền Hạ, Đền Trung, Lăng Hùng Vương, Đền Thượng,...

  

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình 1, hình 2 và trả lời câu hỏi:

+ Xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng trên lược đồ hình 1.

+ Kể tên và xác định vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng trên sơ đồ hình 2.

  

- GV mời đại diện các nhóm HS lên trình bày trước lớp về vị trí khu di tích Đền Hùng và một số công trình kiến trúc trong khu di tích. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Nơi đây là trung tâm của vùng đất mà các vua Hùng lập nên nhà nước đầu tiên của người Việt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lễ giỗ Tổ Hùng Vương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giới thiệu được sơ lược lễ giỗ Tổ Hùng Vương và nêu được ý nghĩa của lễ giỗ Tổ.

- Kể được tên một số hoạt động văn hóa dân gian được tổ chức trong lễ giỗ Tổ.

- Thể hiện được niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

b. Cách tiến hành                   

- GV giới thiệu cho HS về tư liệu và kênh hình 3, hình 4.

+ Đến năm 1917, lễ giỗ Tổ Hùng Vương chính thức được ấn định tổ chức vào ngày Mười tháng Ba âm lịch.

+ Hình 3: Là nghi lễ truyền thống quan trọng trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và sự tôn kính với tổ tiên; đồng thời, thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, dân tộc. Tham dự lễ rước kiệu gồm đoàn rước của các xã, thị trấn vùng ven khu di tích Đền Hùng: xã Hy Cương, Kim Đức,...

+ Hình 4: Là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

 
 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình 3,4 kết hợp đọc thông tin SGK và thực hiện yêu cầu:

+ Cho biết thời gian và địa điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

+ Giới thiệu sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương và nêu ý nghĩa của ngày giỗ Tổ.

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp về sơ lược ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá:

+ Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của dân tộc (vào ngày này, người lao động, HS, sinh viên, cán bộ, công chức,... cả nước được nghỉ).

+ Lễ được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm, nhằm tôn vinh công lao dựng nước của các vua Hùng.

- GV kết luận:

+ Từ thời phong kiến, lễ giỗ Tổ Hùng Vương đã được các triều đình tổ chức để ghi nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Ngày nay, lễ giỗ Tổ vẫn được duy trì theo nghi lễ truyền thống.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc tư liệu và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số hoạt động được tổ chức trong lễ giỗ Tổ.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về lễ giỗ Tổ Hùng Vương:

Lễ rước kiệu vua

Hoạt động văn hóa dân gian

Lễ dâng hương

https://youtu.be/F4sJu0A_FmU

(1:07 – 3:00)

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp về các hoạt động được tổ chức trong lễ giỗ Tổ. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- HS quan sát thông tin, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

- HS quan sát hình ảnh, video.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. TÂY NGUYÊN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. NAM BỘ

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay