Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 18: Cố đô Huế

Giáo án Bài 18: Cố đô Huế sách Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của LS&ĐL 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 18: Cố đô Huế

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 18: CỐ ĐÔ HUẾ

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của Cố đô Huế trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Mô tả được vẻ đẹp của Cố đô Huế qua hình ảnh sông Hương, núi Ngự và một số công trình tiêu biểu
  • Kể lại được một số câu chuyện lịch sử liên quan đến Cố đô Huế.
  • Đề xuất được một số biện pháp (ở mức độ đơn giản) để bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tìm tòi khám phá thông qua việc xác định được vị trí Cố đô Huế trên bản đồ hoặc lược đồ, khai thác thông tin qua tranh ảnh, tư liệu lịch sử về Huế.
  • Có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống: Thực hiện và đề xuất những biện pháp để bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế.
  • Nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác qua việc tìm tòi, khám phá kiến thức trong bài học và sưu tầm những tư liệu phục vụ học tập.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng giá trị lịch sử của Cố đô Huế.
  • Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và quảng bá Quần thể di tích Cố đô Huế.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Lược đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện về Cố đô Huế.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện về Cố đô Huế và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về Huế và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:

https://www.youtube.com/watch?v=o0F101I91MQ

+ Em nhận ra những địa danh nào trong video?

+ Các địa danh này thuộc tỉnh thành nào của nước ta?

+ Em hãy chia sẻ thêm hiểu biết về 1 trong những địa danh em biết/ yêu thích?

- GV mời HS cả lớp xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Một số địa danh trong video như: Đại Nội (Cung đình Huế), cung An Định, lăng vua Khải Định và vua Tự Đức, cầu ngói Thanh Toàn, phố cổ Bao Vinh, cầu Trường Tiền (Tràng Tiền).

+ Các địa danh trên thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Thông tin bổ sung như:

·        Lăng vua Khải Định – được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông, thoát khỏi lối kiến trúc truyền thống của thời đại. Công trình được kết hợp bởi nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothic… gây choáng ngợp cho các nhà sử học cũng như du khách bởi sự cầu kỳ và “xa xỉ”.

·        Cầu Trường Tiền (Tràng Tiền) – một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 theo kỹ thuật và vật liệu của phương Tây với kết cấu thép. Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương mãi mãi là biểu tượng không thể thay thế của mảnh đất cố đô.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 18 – Cố đô Huế

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá vẻ đẹp của Cố đô Huế.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được vị trí địa lí của Cố đô Huế trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Mô tả được vẻ đẹp của Cố đô Huế.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để quan sát lược đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, đọc thông tin, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu: Xác định vị trí địa lí của Cố đô Huế.

- GV giới thiệu hình 2: Lược đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế: thể hiện vị trí của tỉnh Thừa Thiên Huế và Quần thể di tích Cố đô Huế. Khai thác lược đồ cũng giúp HS biết được vị trí tương đối của một số di tích tiêu biểu thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế như: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ (thành phố Huế); lăng tẩm của một số vua Triều Nguyễn thuộc đơn vị hành chính nào (thành phố huyện) của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- GV đặt câu hỏi gợi ý: Cố đô Huế thuộc tỉnh, thành phố/huyện nào,...

- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến.

- GV xác định lại trên bản đồ lược đồ vị trí của Cố đô Huế thuộc địa phận thành phố Huế và một số vùng phụ cận của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các hình 3, 4, 5 kết hợp đọc thông tin trong mục và những tư liệu sưu tầm được để thực hiện yêu cầu: Hãy mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế.

- GV mời đại diện của một số nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV chốt đáp án:

- GV giới thiệu ảnh 3 và 4:

+ Hình 3. Sông Hương, núi Ngự Bình: Đây là hai thắng cảnh nổi tiếng của vùng đất Cố đô Huế. Sông Hương (còn có các tên gọi khác như: Linh Giang, Hương Trà, Lô Dung....) bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy quanh co, uốn lượn qua các dãy núi trùng điệp, vắt ngang giữa thành phố Huế, kéo dài tới phá Tam Giang trước khi đổ ra biển Thuận An. Núi Ngự Bình nằm cạnh sông Hương (còn có tên là Bằng Sơn hay Bình Sơn), có dạng hình thang, đỉnh bằng phẳng, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Triều Nguyễn khi xây dựng Kinh thành Huế đã chọn Bằng Sơn làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình.

+ Hình 4. Toàn cảnh chùa Thiên Mụ: Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) được chúa Nguyễn Hoàng cho khởi công xây dựng năm 1601. Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Huế với danh xưng “Đệ nhất cổ tự” mang nét cổ kính trong kiến trúc, sự linh thiêng và những truyền thuyết ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử đẩy bí ẩn.

+ Hình 5. Ngọ Môn trong Đại nội Huế: Ảnh chụp Ngọ Môn – cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Kinh thành Huế, cổng này chỉ dành riêng cho vua đi hoặc dùng khi đón tiếp các sứ thần. Ngọ Môn gồm hai phần chính: dài – cổng hình chữ U và phía trên là lầu Ngũ Phụng. Kiến trúc của Ngọ Môn thể hiện rõ phong cách kiến trúc dân tộc và được xem là một đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Ngọ Môn cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Xưa kia, đây là nơi thường diễn ra các lễ quan trọng nhất của Triều Nguyễn như: lễ Ban Sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên Tiến sĩ tân khoa)... Ngày 30 – 8 – 1945, tại Ngọ Môn diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam,... Với những giá trị kiến trúc, lịch sử đặc biệt, Ngọ Môn cùng với hàng trăm di tích thuộc quần thể kiến trúc Triều Nguyễn đã được UNESCO ghi danh Di sản văn hoá thế giới (1993).

- GV lưu ý HS có thể mô tả những cảnh quan thiên nhiên hoặc công trình kiến trúc khác của Huế mà các em sưu tầm được, không nhất thiết phải mô tả những cảnh quan công trình được giới thiệu trong SGK.

- GV trình chiếu hoặc gắn trên bảng một số hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên Huế và công trình kiến trúc, tổng hợp ý kiến của HS và bổ sung để hoàn thiện những ý cơ bản về vẻ đẹp của Cố đô Huế.

Hình ảnh: Dòng sông Hương (Hương Giang).

Hình ảnh: Núi Ngự Bình bên dòng Hương Giang.

Hình ảnh: Cổng Ngọ Môn Huế

Hình ảnh: Chùa Thiên Mụ

Hoạt động 2: Kể chuyện lịch sử Cố đô Huế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được thời gian xây dựng Kinh thành Huế.

- Kể được những nét chính về cuộc phản công ở Kinh thành Huế năm 1885 và nêu được ý nghĩa của cuộc phản công đó.

- Kể lại các sự kiện chính trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Huế.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

- HS đọc nội dung và quan sát.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lưu ý.

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. TÂY NGUYÊN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. NAM BỘ

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay