Giáo án Mĩ thuật 5 kết nối Chủ đề 3: Gia đình

Giáo án Chủ đề 3: Gia đình sách Mĩ thuật 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 5 kết nối Chủ đề 3: Gia đình

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức đủ cả năm

CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH

(4 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  •  Nhận biết được các nội dung, hình ảnh, hình thức và vật liệu thể hiện chủ đề Gia đình.

  • Có kĩ năng thực hành, sáng tạo SPMT. 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.

  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

  • Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

Năng lực riêng: 

  • Biết tìm ý tưởng thể hiện chủ đề Gia đình thông qua tìm hiểu tác phẩm liên quan đến chủ đề và quan sát thực tế.

  • Biết sử dụng, sắp xếp các yếu tố tạo hình tạo được SPMT dạng 2D và 3D thể hiện được những hoạt động, thể hiện tình cảm về gia đình.

  • Biết sử dụng và kết hợp các vật liệu sẵn có để làm được sản phẩm đồ gia dụng dựa trên đặc điểm của sản phẩm thủ công mĩ nghệ. 

3. Phẩm chất

  • Có tình cảm quý mến, kính trọng, yêu thương các thành viên trong gia đình.

  • Yêu thích các sản phẩm mĩ thuật sử dụng hằng ngày trong gia đình. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • SGV, SGK.

  • Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về các hoạt động trong gia đình để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.

  • Hình ảnh SPMT thể hiện về chủ đề Gia đình với nhiều chất liệu và hình thức khác nhau để phân tích yếu tố, nguyên lí tạo hình với HS.

  • Sản phẩm mĩ thuật của HS.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Mĩ thuật 5.

  • Vở bài tập Mĩ thuật 5.

  • Đồ dùng học tập: bút chì, bút lông, màu sáp, đất nặn, keo dán, giấy màu, màu goát (hoặc chất liệu tương đương), vật liệu tái sử dụng/ sẵn có,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS nghe ca khúc “Ba ngọn nến lung linh” 

https://youtu.be/b45LxYgYG0g 

+ Bài hát thể hiện nội dung gì? 

+ Em có cảm nhận gì khi nghe ca khúc?  

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 

+ Bài hát thể hiện tình cảm gia đình , tình cảm của bố mẹ dành cho con cái và con cái dành cho bố mẹ.

+ Bài hát gợi lên trong em tình yêu đối với gia đình của mình.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tình cảm gia đình là thứ tình cảm cao quý, thiêng liêng. Để hiểu rõ hơn về tình cảm gia đình qua một số tác phẩm mĩ thuật và bước đầu biết thực hành vẽ, sáng tạo một bức tranh về đề tài gia đình, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 3: Gia đình 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nhận biết được các nội dung, hình ảnh diễn tả về chủ đề Gia đình. 

- Nhận biết yếu tố tạo hình, cách sắp xếp các hình ảnh chính – phụ, chất liệu và hình thức thể hiện trong TPMT, SPMT 2D và 3D. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vẻ đẹp TPMT về chủ đề Gia đình

- GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát một số hình minh họa SGK tr.18. 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 HS) và trả lời câu hỏi:

+ Tìm những hình ảnh trong tác phẩm thể hiện về chủ đề Gia đình? 

+ Em thấy các thành viên trong gia đình có các hoạt động gì?

+ Vẻ đẹp trong tác phẩm mĩ thuật được thể hiện qua các yếu tố và nguyên lí tạo hình nào? 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ TPMT Gia đình Wi-li-am-son: 

  • Hình ảnh thể hiện chủ đề Gia đình: Người cha đang đứng dựa vào chiếc ghế người mẹ ngồi và nắm lấy tay của bé gái. 

  • Những yếu tố tạo hình gồm: nét vẽ uốn lượn, mềm mại, nét thẳng, màu sắc có sự kết hợp giữa màu nóng, lạnh tạo nên mảng sáng tối làm nổi bật lên hình ảnh gia đình 3 người trong không khí ấm áp. 

  • Nguyên lí tạo hình gồm: cân bằng, tương phản, tỉ lệ, hài hòa, chính – phụ. 

+ TPMT Ke-da-mun và gia đình: 

  • Hình ảnh thể hiện chủ đề Gia đình: Cha mẹ cùng ngồi trên ghế vòng tay ôm lấy nhau. Ở giữa là bé gái được cha mẹ che chở. 

  • Những yếu tố tạo hình bao gồm: nét ngang, dọc, nét uốn lượn trên chất liệu đá diễn tả sự bền chặt, đoàn kết và sự bảo vệ của gia đình. 

  • Nguyên lí tạo hình gồm: cân bằng, tương phản, nhấn mạnh, tỉ lệ, hài hòa. 

- GV có thể trình chiếu thêm một số TPMT về chủ đề Gia đình.

https://www.saigonweeklyonline.com/upload/files/image-20200730183109-1.jpeg

Cảnh một gia đình Việt Nam,

 Marie-Antoinette Boullard-Deve, tranh sơn dầu

Gia đình nghệ sĩ, 

Pierre Auguste Renoir, sơn dầu

Đón con, 

Trần Thanh Ngọc, tranh lụa

Niềm vui của cha mẹ, 

Kirill Vikentievich Lemoh, tranh sơn dầu

- GV đặt câu hỏi   khai thác sâu hơn về nội dung: 

+ Hãy kể lại những hoạt động trong gia đình mà em yêu thích nhất?

+ Hoạt động trong gia đình em yêu thích nhất diễn ra vào dịp nào?

+ Để diễn tả hình ảnh em yêu thích đó, em sẽ sử dụng hình thức thể hiện nào? Vì sao? 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: 

+ Những hoạt động trong gia đình: đi chơi, liên hoan, kỉ niệm đẹp, sinh hoạt thường nhật...

+ Hoạt động trong gia đình diễn ra vào: sáng – tối, ngày thường – ngày lễ, cuối tuần – sự kiện kỉ niệm...

+ Để diễn tả hình ảnh em yêu thích đó, em có thể vẽ, cắt dán, nặn hình ảnh gia đình, chụp ảnh...

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vẻ đẹp SPMT về chủ đề Gia đình

- GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát một số hình minh họa SGK tr.19. 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 HS) và trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề Gia đình được thể hiện qua những hoạt động nào?

+ Các nhân vật trong sản phẩm mĩ thuật có tạo hình như thế nào?

+ Kể tên các yếu tố tạo hình được sử dụng trong sản phẩm mĩ thuật. 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Chủ đề Gia đình được thể hiện qua hoạt động: dạo chơi bằng xe đạp, ăn cơm, tham gia hoạt động ngoài trời của các thành viên trong gia đình. 

+ Các nhân vật trong sản phẩm mĩ thuật có tạo hình đa dạng từ dáng người, màu sắc quần áo nhưng nhìn chung các nhân vật đều có trạng thái vui vẻ, tươi cười. 

+ Những yếu tố tạo hình bao gồm: nét ngang, dọc, nét uốn lượn, màu sắc có sự phong phú đa dạng, bố cục cân đối có chính – phụ. 

- GV có thể trình chiếu thêm một số SPMT về chủ đề Gia đình.

 

- GV đặt câu hỏi   khai thác sâu hơn về nội dung: 

+ Hình thức, chất liệu thể hiện trong các SPMT là gì?

+ Cách chọn ý tưởng thể hiện nội dung SPMT (hoạt động gì? diễn ra ở đâu? Nhân vật cần thể hiện là ai?).

+ Màu sắc, sắc độ đậm – nhạt góp phần làm nổi bật nội dung, hoạt động muốn thể hiện trong SPMT như thế nào? 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: 

+ Hình thức thể hiện trong các SPMT đa dạng: vẽ tranh, nặn hình, in màu..; chất liệu sử dụng: màu bột, màu sáp, màu acrylic, đất nặn...

+ Các hoạt động được thể hiện là các hoạt động chung, có sự góp mặt của các thành viên trong gia đình, diễn ra ở các địa điểm khác nhau (ngoài trời, trong nhà).

+ Màu sắc, sắc độ đậm góp phần làm nổi bật nội dung, hoạt động muốn thể hiện, màu sắc, sắc độ nhạt làm nền để tôn lên nội dung trong SPMT.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.19:

+ Trong mĩ thuật, đề tài gia đình rất đa dạng, phản ánh những hình ảnh như hành động, ứng xử đẹp, những kí ức về kỉ niệm yêu thương giữa các thành viên trong gia đình,...

+ Những giá trị thiêng liêng của gia đình đã tạo nguồn cảm hứng cho các sáng tác bởi đó cũng là tình cảm của chính tác giả dành cho gia đình yêu thương của mình.

Hoạt động 2: Thể hiện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm ở SPMT 3D chủ đề Đi chợ với mẹ. 

- Sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình thể hiện về chủ đề yêu thích. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Gợi ý cách làm SPMT 3D về chủ đề Đi chợ với mẹ. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh minh họa các bước thực hiện SGK tr.20-21:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát và phân tích hình ảnh theo các câu hỏi gợi ý:

+ Nêu các bước làm SPMT 3D về chủ đề Đi chợ với mẹ. 

+ Chất liệu nào được sử dụng để thực hiện sản phẩm?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Các bước thực hiện: 

  • Bước 1: Vẽ bối cảnh ra giấy. Sử dụng yếu tố đậm – nhạt và hòa sắc để thể hiện không gian xa – gần. 

  • Bước 2: Gập tờ giấy để phân tách không gian, thuận tiện sắp xếp nhân vật theo ý tưởng.  

  • Bước 3: Tạo một số vật tô điểm cho sản phẩm được hấp dẫn, phù hợp với ý tưởng chung về tạo hình sản phẩm. 

  • Bước 4: Nặn tạo hình các nhân vật. 

  • Bước 5: Sắp xếp nhân vật vào bối cảnh theo các phương án lựa chọn để hoàn thiện sản phẩm. 

+ Chất liệu được sử dụng là giấy, bút màu,đất nặn.... 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi:

+ Yếu tố tạo hình sử dụng trong SPMT 3D thể hiện chủ đề Đi chợ với mẹ là gì? 

+ Nhân vật, đồ vật trong SPMT được thể hiện như thế nào?

+ Nhân vật và nền (bối cảnh) trong SPMT được thể hiện như thế nào?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án: 

+ Yếu tố tạo hình trong SPMT bao gồm các nét chéo, thẳng, hình khối cơ bản (hình tròn, khối trụ), màu sắc hài hòa, không gian diễn tả một khu chợ. 

+ Nhân vật, đồ vật  trong SPMT được sắp xếp có chính phụ, trước sau tạo sự cân đối và chiều sâu cho sản phẩm. 

+ Nhân vật làm trọng tâm của sản phẩm có có màu sắc đậm, đường nét rõ ràng, bối cảnh có màu nhạt, đường nét không rõ nét bằng. 

- GV hướng dẫn HS đọc phần lưu ý SGK tr.21 để định hướng cách thể hiện bối cảnh ở SPMT:

+ Trong sản phẩm mĩ thuật, bối cảnh thể hiện không gian. 

+ Để thực hiện bối cảnh, có thể vẽ nền bằng màu và sắp xếp các vật liệu như sỏi, cây nhựa,...để tạo cảnh quan.

Nhiệm vụ 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Gia đình

- GV tổ chức cho HS sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình để thực hành làm SPMT theo chủ đề Gia đình. 

- GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm cá nhân:

+ Ý tưởng thể hiện về chủ đề là gì?

+ Lựa chọn chất liệu tạo hình sử dụng trong thực hành, sáng tạo như thế nào?

+ Vẽ phác thảo và mô tả các kĩ thuật thực hiện sản phẩm mĩ thuật. 

- GV cho HS xem một số hình ảnh và SPMT để HS hình dung các bước thực hiện.

- GV cho HS chuẩn bị đồ dùng để thực hiện SPMT của mình. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3. Thảo luận

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày sản phẩm đã thực hiện, đánh giá, nhận xét và trao đổi một số nội dung.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày SPMT đã hoàn thành xong. 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) và thực hiện trao đổi, đánh giá SPMT theo gợi ý:

+ Yếu tố tạo hình nào được sử dụng trong SPMT của bạn?  

+ Nguyên lí tạo hình nào xuất hiện trong SPMT của bạn? Yếu tố tạo hình nào ấn tượng nhất? 

+ Hình thức thể hiện nào được sử dụng trong thực hành, sáng tác SPMT?

+ Bạn thích cách thực hành SPMT nào nhất? Vì sao? 

+ Bạn sẽ đặt tên cho sản phẩm mĩ thuật là gì? Bạn dự định trưng bày sản phẩm mĩ thuật đó ở đâu trong nhà? 

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày, chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). 

- GV đặt thêm câu hỏi để HS nhận biết rõ hơn về việc tái hiện hình ảnh các hoạt động yêu thích ở nhà qua SPMT: 

+ Bạn đã thể hiện hình ảnh nào về chủ đề Gia đình?

+ Sản phẩm bạn/ nhóm bạn đã thể hiện tạo ấn tượng nhất với em? Hãy mô tả hình ảnh thể hiện chủ đề Gia đình. 

+ Nếu được, em sẽ làm gì để SPMT của bạn/nhóm bạn được hoàn thiện hơn?

- GV mời một số HS các nhóm trả lời. HS khác lắng nghe, tiếp thu.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu biết đơn giản về sản phẩm thủ công mĩ nghệ sử dụng trong gia đình. 

- Thiết kế, trang trí SPMT đồ gia dụng từ vật liệu tái sử dụng trong gia đình. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về sản phẩm thủ công mĩ nghệ sử dụng trong gia đình

- GV hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm thủ công mĩ nghệ sử dụng trong gia đình SGK tr.22.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS) về các nội dung sau:

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS quan sát hình ảnh. 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh SGK. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm và lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh gợi ý. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh SGK. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm và lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh gợi ý. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát ảnh minh họa. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thảo luận. 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

……..Còn tiếp………..

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án kì I
  • Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I

Phí giáo án

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 450k/môn
  • Giáo án Powerpoint:  500k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 300k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 350k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 2500k

=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay