Giáo án Mĩ thuật 5 kết nối Chủ đề 6: Cảnh sắc quê hương
Giáo án Chủ đề 6: Cảnh sắc quê hương sách Mĩ thuật 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 5 kết nối Chủ đề 6: Cảnh sắc quê hương
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: CẢNH SẮC QUÊ HƯƠNG
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Tìm hiểu vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương qua ảnh chụp, TPMT, SPMT.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Năng lực riêng:
Xác định được đối tượng và mục đích sáng tạo trong thực hành SPMT theo chủ đề Cảnh sắc quê hương.
Vận dụng kiến thức tạo đồ dùng cá nhân và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hành, sáng tạo theo chủ đề Cảnh sắc quê hương.
3. Phẩm chất
Cảm nhận và yêu mến vẻ đẹp muôn màu cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh, tài nguyên thiên nhiên đất nước.
Yêu thích và biết vận dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật, các vật liệu sẵn có trong tạo hình, thiết kế SPMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGV, SGK.
Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về hình ảnh, cảnh đẹp ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam trình chiếu trên PowerPoint.
- Hình ảnh SPMT thể hiện về chủ đề Cảnh sắc quê hương với nhiều chất liệu và hình thức khác nhau để làm minh hoạ cho HS quan sát trực tiếp.
SPMT của HS.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Mĩ thuật 5.
Vở bài tập Mĩ thuật 5.
Đồ dùng học tập: bút chì, bút lông, màu sáp, đất nặn, keo dán, giấy màu, màu goát (hoặc chất liệu tương đương), vật liệu tái sử dụng/ sẵn có,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS lắng nghe ca khúc Quê hương - GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 4 – 6 HS: + Đoạn video có nội dung gì? + Hình ảnh lặp đi, lặp lại trong đoạn phim là gì? + Câu hát nào nhắc đến diều? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Đoạn phim là khung cảnh thân thương, quen thuộc của tuổi thơ về quê hương. + Hình ảnh lặp đi, lặp lại trong đoạn phim là quê hương. + Câu hát nào nhắc đến diều là “Quê hương là con diều biếc. Tuổi thơ con thả trên đồng”. - GV dẫn dắt vào bài học: Hình ảnh về quê hương luôn là một nguồn cảm hứng bất tận không chỉ trong âm nhạc mà còn được thể hiện qua các tác phẩm hội họa.. Sau đây chúng ta sẽ đến vớiChủ đề 6: Cảnh sắc quê hương. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Quan sát a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nhận biết được các nội dung, hình ảnh diễn tả Cảnh sắc quê hương ở các vùng, miền khác nhau của Việt Nam. - Nhận biết yếu tố tạo hình, cách sắp xếp các hình ảnh chính - phụ, chất liệu và hình thức tạo hình qua việc tìm hiểu một số TPMT của các hoạ sĩ Việt Nam và thông qua việc tìm hiểu, phân tích các SPMT của HS. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về cảnh sắc quê hương trong các bức ảnh - GV tổ chức cho HS quan sát hình minh hoạ trong SGK tr.39, 40 và một số hình ảnh khác.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 HS) và trả lời câu hỏi: + Những bức ảnh này thể hiện cảnh sắc quê hương ở vùng, miền nào? + Hình ảnh cảnh sắc quê hương trong từng bức ảnh được thể hiện ở các chi tiết nào? + Em hãy miêu tả hình ảnh yêu thích về con người, phong cảnh ở những nơi em đến thăm quan. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Những bức ảnh này thể hiện cảnh sắc quê hương ở vùng, miền:
+ Cảnh sắc quê hương trong từng bức tranh thể hiện ở các chi tiết về thiên nhiên trong đó sự xuất hiện của con người - GV đặt câu hỏi khai thác sâu hơn về nội dung: + Em hãy nêu cảnh đẹp ở một số địa danh hoặc vùng miền em biết. + Cảnh sắc ở đó có những hình ảnh nào? + Ngoài hình ảnh cảnh vật tự nhiên, còn có những hình ảnh nào khác? + Em thấy ấn tượng nhất về cảnh sắc ở nơi đó vào thời điểm nào trong ngày? Màu sắc quang cảnh lúc đó như thế nào? + Em sẽ chọn hình ảnh nào để thể hiện SPMT trong chủ đề này? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: + Cảnh sắc: biển xanh, sông núi trùng điệp, đồng lúa thanh bình, hoa trái xinh tươi, thành phố hiện đại, nhộn nhịp, hình ảnh quê hương với những người lao động bình dị, vui vẻ,... + Ngoài hình ảnh cảnh vật tự nhiên, còn có hình ảnh con người sinh hoạt, lao động, các con vật,... - GV có thể trình chiếu thêm một số hình ảnh về cảnh đẹp quê hương:
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cảnh sắc quê hương qua TPMT - GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát một số hình minh họa SGK tr.41. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 HS) và trả lời câu hỏi: + Trong tranh có những hình ảnh gì? Màu sắc của từng bức tranh được thể hiện như thế nào? + Hãy nói về cảnh sắc quê hương ở một bức tranh mà em biết. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Tổ đổi công (Hoàng Tích Chù): Trong tranh tái hiện cảnh người dân trong tổ đổi công đi cấy phía xa là những khóm tre, nhà cửa và núi non của Cao Bằng. Màu sắc tranh có sự tương phản giữa gam nóng lạnh tạo nên sự nổi bật, thu hút. Thiên nhiên nơi đây không chỉ hùng vĩ, tráng lệ mà còn nên thơ, nổi bật lên vẻ đẹp chăm chỉ, cần cù của người dân. + Phố II (Công Quốc Hà): Trong tranh ghi lại khung cảnh một góc phố cổ Hà Nội vào buổi chiều hoàng hôn. Màu sắc được kết hợp giữa gam nóng là trung tính tạo nên sự hài hòa, nổi bật cho bức tranh. Những ngôi nhà mang kiến trúc cổ san sát nhau được những ôm ấp bởi những tia nắng chiều dịu dàng không kém phần lung linh. - GV có thể trình chiếu thêm một số SPMT thể hiện các hoạt động ở trường: Chùa Thầy, Phạm Hậu, sơn mài đắp nổi, 1954 Đà Lạt, Nam Anh, tranh màu nước, 2018 Nhớ một chiều Tây Bắc, Phan Kế An, Sơn mài, 1955. Phố Gia Ngư, Bùi Xuân Phái, Sơn dầu,1980 Nhà tranh gốc mít, Nguyễn Văn Tỵ, sơn mài, 1958 - GV đặt câu hỏi khai thác sâu hơn về nội dung: + Nội dung trong từng bức tranh gợi đến những phong cảnh ở vùng nào? + Mỗi tác phẩm được thể hiện bằng chất liệu gì? + Nêu các hình ảnh (chính - phụ), màu sắc được thể hiện trong từng bức tranh. + Nêu cảm xúc về các tác phẩm. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: + Mỗi bức tranh đều gợi về khung cảnh thiên nhiên và con người ở vùng miền khác nhau như chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội), Đà Lạt, vùng núi Tây Bắc, con phố Gia Ngư (Hà Nội), khung cảnh mái nhà tranh và cây mít đặc trưng của miền Bắc khi xưa. + Các tác phẩm đều được thể hiện trên các chất liệu khác nhau, phong phú, đa dạng từ sơn mài, sơn dầu, đắp nổi, màu nước... + Hình ảnh chính – phụ, các nhân vật trong từng tác phẩm được sắp xếp cân đối, làm nổi bật nội dung. + Màu sắc trong tranh được kết hợp hải hoà, diễn tả sinh động không gian, con người, cảnh vật.... - GV tổ chức cho HS tìm hiểu về tác giả Hoàng Tích Chù và các tác phẩm của ông theo các ý sau:
- GV mời đại diện một số HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án đúng:
……………… |
- HS lắng nghe ca khúc.
- HS làm việc nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe chuẩn bị vào bài học mới.
- HS quan sát hình ảnh SGK.
- HS thảo luận nhóm và lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS quan sát hình ảnh SGK.
- HS thảo luận nhóm và lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh gợi ý.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
………………… |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây