Giáo án Mĩ thuật 5 kết nối Chủ đề 1: Yếu tố tạo hình trong thực hành, sáng tạo theo chủ đề

Giáo án Chủ đề 1: Yếu tố tạo hình trong thực hành, sáng tạo theo chủ đề sách Mĩ thuật 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 5 kết nối Chủ đề 1: Yếu tố tạo hình trong thực hành, sáng tạo theo chủ đề

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: YẾU TỐ TẠO HÌNH TRONG THỰC HÀNH,

 SÁNG TẠO THEO CHỦ ĐỀ

 (4 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

  • Biết sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm ở sản phẩm mĩ thuật.

  • Vận dụng được một số nguyên li tạo hình như: cân bằng, tương phản, lặp lại,... ở mức độ đơn giản trong thực hành, sáng tạo đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tải sử dụng....

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.

  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

  • Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

Năng lực riêng: 

  • Biết sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm ở sản phẩm mĩ thuật. 

  • Vận dụng được một số nguyên lí tạo hình như: cân bằng, tương phản, lặp lại,...ở mức độ đơn giản trong thực hành, sáng tạo đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng

3. Phẩm chất

  • Yêu thích và sử dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật trong tạo hình, thiết kế SPMT... 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • SGV, SGK. 

  • Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về TPMT, SPMT để trình chiếu trên Powerpoint cho HS quan sát. 

  • Hình ảnh SPMT sử dụng yếu tố tạo hình làm tròn tâm ở sản phẩm với nhiều vật liệu và hình thức khác nhau để minh họa cho HS quan sát trực tiếp. 

  • Sản phẩm mĩ thuật của HS. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có). 

2. Đối với học sinh

  • SGK Mĩ thuật 5.

  • Vở bài tập Mĩ thuật 5.

  • Đồ dùng học tập: bút chì, bút lông, màu sáp, đất nặn, keo dán, giấy màu, màu goát (hoặc chất liệu tương đương), vật liệu tái sử dụng/ sẵn có,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vẽ tranh tiếp sức” và phổ biến luật chơi. 

+ GV chia HS cả lớp thành 4 đội chơi và phát cho mỗi đội một viên phấn. 

+ GV hướng dẫn HS các nhóm chọn ý tưởng. 

+ GV yêu cầu HS các nhóm lần lượt lên bảng vẽ một trong các nét sau: chấm, gạch, hình khối cơ bản và có thể tô màu hình khối để thể hiện ý tưởng của nhóm. 

+ GV hô hiệu lệnh “Dừng!”, HS kết thúc phần tiếp sức vẽ hình. 

- GV mời đại diện 4 HS trình bày về ý tưởng của nhóm. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. 

- GV nhận xét, khen ngợi HS các đội đã tích cực tham gia sáng tạo. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số TPMT được thực hiện từ những đường nét, hình khối cơ bản. 

Cây thông ở San Trô-pe (chấm màu).

Dọc mùng (nét cong, thẳng).

Đêm đầy sao (màu sắc tương phản).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các yếu tố như chấm, nét, màu sắc...có vai trò tạo hình chính trong các tác phẩm mĩ thuật. Để hiểu rõ hơn về yếu tố tạo hình trong thực hành, sáng tạo theo chủ đề, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 1: Yếu tố tạo hình trong thực hành, sáng tạo theo chủ đề. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nhận biết được yếu tố tạo hình trong tranh.

- Nhận biết nguyên lí tạo hình trong tranh. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số yếu tố và nguyên lí tạo hình ở các tác phẩm mĩ thuật. 

- GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát một số hình minh họa SGK tr.5-6. 

Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ Phủ.

Rèm, bình và bát trái cây. 

Nhà trẻ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 HS) và trả lời câu hỏi:

+ Nhận biết những yếu tố tạo hình trong các bức tranh ở trên. 

+ Nguyên lí tạo hình nào xuất hiện trong bức tranh? 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ TPMT Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ Phủ: 

  • Những yếu tố tạo hình gồm: chấm, nét uốn lượn, nét ngang, nét chéo, khối vuông, màu đen trắng diễn tả hình ảnh Bác đang trầm tư, suy nghĩ không gian trong phòng làm việc đơn sơ làm bật lên vẻ trí tuệ bình dị của Người. 

  • Nguyên lí tạo hình gồm: cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, tỉ lệ, hài hòa. 

+ TPMT Rèm, bình và bát trái cây: 

  • Những yếu tố tạo hình bao gồm: nét ngang, dọc, nét uốn lượn, hình tròn, hình elip, khối hộp, màu sắc đa dạng kết hợp các gam màu nóng, lạnh, trung tính diễn tả tĩnh vật dưới nhiều góc độ khác nhau. 

  • Nguyên lí tạo hình gồm: cân bằng, tương phản, nhấn mạnh, tỉ lệ, hài hòa. 

+ TPMT Nhà trẻ: 

  • Những yếu tố tạo hình bao gồm: nét vẽ uốn lượn, khối hộp, màu sắc rực rỡ diễn tả không gian nhà trẻ vui tươi, ấm áp. 

  • Những yếu tố tạo hình gồm: tương phản, lặp lại, nhấn mạnh, hài hòa.

- GV đặt câu hỏi khai thác sâu về nội dung và yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời:

+ Ngoài các hình minh họa trong SGK tr.5-6, em còn biết đến những TPMT nào?

+ Yếu tố tạo hình nào ấn tượng với em? Vì sao?

+ Em sẽ sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình nào trong phần thực hành của mình?

- GV có thể trình chiếu thêm một số TPMT về yếu tố tạo hình (nếu HS không biết thêm TPMT nào).

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/74b37fd5-5a80-46c0-9051-625c46dba804.jpg

Tranh Hổ đón Tết Nhâm Dần,

Phạm Viết Hồng Lam

Worldkings.Art) Top 100 tác phẩm nghệ thuật kinh điển thế giới (P.36) - Bức  tranh A Sunday Afternoon on the Island of La Grande Jatte ( Chiều chủ nhật  trên đảo La

Chiều chủ nhật trên đảo Giát, 

Georges Seurat, sơn dầu

Đồng lúa mì và cây bách, 

Vanh-xăng van Gốc, sơn dầu

12 con giáp, Nguyễn Tư Nghiêm, tranh bột màu

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, khen gợi HS. 

- GV nhận xét bổ sung để HS khắc sâu kiến thức: 

+ TPMT Tranh Hổ đón tết Nhâm Dần:

  • Yếu tố tạo hình: chấm, nét thẳng, cong, hình cơ bản, màu sắc rực rỡ tạo không khí mùa Xuân. 

  • Nguyên lí tạo hình: cân bằng, lặp lại, nhấn mạnh

+ TPMT Chiều chủ nhật trên đảo Giát: 

  • Yếu tố tạo hình: chấm, màu sắc đa dạng, đậm nhạt hài hòa tạo nên không gian thư thái chiều cuối tuần.

  • Nguyên lí tạo hình: tương phản, hài hòa. 

+ TPMT Đồng lúa mì và cây bách:

  • Yếu tố tạo hình:  nét cong mềm mại, chấm, màu sắc kết hợp gam màu nóng, lạnh tạo không gian rộng lớn, hài hòa.

  • Nguyên lí tạo hình: tương phản, nhịp điệu, chuyển động, hài hòa. 

+ TPMT 12 con giáp:

  • Yếu tố tạo hình: nét chéo, hình vuông, chữ nhật, hình 12 con giáp, màu sắc rực rỡ tạo.

  • Nguyên lí tạo hình: cân bằng, tương phản, tỉ lệ, hài hòa. 

- GV hướng dẫn HS đọc thầm nội dung mục “Em có biết SGK tr.6 để có kiến thức về yếu tố và nguyên lí tạo hình. 

- GV mời 1 HS đọc to mục “Em có biết” trước lớp. HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 

Hoạt động 2: Thể hiện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm ở SPMT 3D chủ đề Doanh trại quân đội.

- Sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình thể hiện về chủ đề yêu thích. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Gợi ý các bước sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm ở SPMT 3D thể hiện chủ đề Doanh trại quân đội. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh minh họa các bước thực hiện SGK tr.7-8:

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát và phân tích hình ảnh theo các câu hỏi gợi ý:

+ Nêu các bước sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm SPMT 3D. 

+ Chất liệu nào được sử dụng để mô phỏng?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Các bước mô phỏng:

  • Bước 1: Phác thảo bố cục thể hiện ý tưởng. 

  • Bước 2: Thể hiện rõ nhân vật ở vị trí trọng tâm của sản phẩm. 

  • Bước 3: Tạo hình mái và thân nhà theo bản vẽ từ bìa các-tông. 

  • Bước 4: Liên kết các bộ phận của ngôi nhà và vẽ cửa. 

  • Bước 5: Tạo không gian, cảnh quan cho sản phẩm.

  • Bước 6: Tạo hình nhân vật.

  • Bước 7: Sắp xếp nhân vật vào bối cảnh theo bản vẽ xây dựng bố cục. 

  • Bước 8: Sắp xếp các hình trang trí khác và hoàn thiện sản phẩm. 

+ Chất liệu được sử dụng là giấy, bút màu, hồ, keo, bìa cứng.... 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại các bước sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm SPMT  3D. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi:

+ Yếu tố tạo hình sử dụng trong SPMT 3D thể hiện chủ đề Doanh trại quân đội là gì? 

+ Để làm rõ trọng tâm, cần sắp xếp hình như thế nào?

+ Hình và nền (bối cảnh) trong SPMT được thể hiện như thế nào? 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án: 

+ Yếu tố tạo hình trong SPMT bao gồm các nét thẳng, cong, hình cơ bản (chữ nhật, vuông), khối hộp, màu sắc hài hòa, không gian thuộc Doanh trại quân đội.

+ Để làm rõ trọng tâm cần sắp xếp các nhân vật ở chính giữa SPMT, các hình trang trí đặt xung quanh nhân vật.

+ Hình được làm nổi 3D, một số chi tiết bối cảnh được làm nổi 3D và phần lớn là 2D. 

- GV hướng dẫn HS đọc phần lưu ý SGK tr.8 để định hướng cách sử dụng yếu tố tạo hình làm rõ trọng tâm ở SPMT:

+ Lựa chọn hình ảnh thể hiện .

+ Lên ý tưởng và sắp xếp nhân vật, tạo không gian,...

+ Lựa chọn vật liệu và kĩ thuật phù hợp với năng lực thực hiện của cá nhân.

+ Khi thực hiện cần chú ý, cẩn trọng với các dụng cụ sắc, nhọn để tránh tai nạn.

+ Khi thực hiện xong cần cất, dọn đồ dùng, vật liệu để sử dụng ở những lần tiếp theo. 

Nhiệm vụ 2: Sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình thể hiện về chủ đề mình yêu thích.

- GV tổ chức cho HS sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình để thực hành làm SPMT theo chủ đề yêu thích. 

- GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm cá nhân:

+ Cách chủ đề, hình ảnh cần thể hiện trọng tâm theo chủ đề yêu thích. 

+ Chọn các chất liệu và hình thức thể hiện phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng thực hiện. 

- GV cho HS xem một số hình ảnh và SPMT đã thực hiện để HS hình dung các bước thực hiện.

- GV cho HS chuẩn bị đồ dùng để thực hiện SPMT của mình. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3. Thảo luận

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày sản phẩm đã thực hiện và trao đổi một số nội dung.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày SPMT đã hoàn thành xong. 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) và thực hiện trao đổi, đánh giá SPMT theo gợi ý:

+ Yếu tố tạo hình nào được sử dụng chủ đạo trong SPMT của bạn? 

+ Nguyên lí tạo hình nào xuất hiện trong SPMT của bạn?

+ Hình ảnh trọng tâm của SPMT là gì? 

+ Hình thức thể hiện nào được sử dụng trong thực hành, sáng tác SPMT?

+ Bạn thích SPMT nào nhất? Vì sao? 

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày, chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số SPMT SGK tr.15. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thiết kế một món đồ lưu niệm từ các vật liệu sẵn có khác nhau và trang trí bằng hình tượng anh hùng dân tộc yêu thích.

- Củng cố, phát triển khả năng kết nối các kiến thức đã học để tạo SPMT gắn với cuộc sống sinh h

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn chơi. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

- HS quan sát hình ảnh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh SGK. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm và lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh gợi ý. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK. 

 

 

- HS đọc trước lớp. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát ảnh minh họa. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thảo luận. 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại. 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc phần lưu ý. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 

 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

 

 

 

----------------Còn tiếp-------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 650k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay