Giáo án Mĩ thuật 5 kết nối Chủ đề 2: Hình tượng anh hùng dân tộc trong mĩ thuật tạo hình Việt Nam

Giáo án Chủ đề 2: Hình tượng anh hùng dân tộc trong mĩ thuật tạo hình Việt Nam sách Mĩ thuật 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 5 kết nối Chủ đề 2: Hình tượng anh hùng dân tộc trong mĩ thuật tạo hình Việt Nam

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức đủ cả năm

 Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: HÌNH TƯỢNG ANH HÙNG DÂN TỘC 

TRONG MĨ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM 

 (4 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  •  Lựa chọn được hình thức phù hợp tạo sản phẩm mĩ thuật thể hiện hình tượng anh hùng dân tộc.

  • Biết phối hợp được các vật liệu khác nhau trong thiết kế, tạo hình một cuốn lịch để bàn có sử dụng hình tượng anh hùng dân tộc.

  • Phân biệt được tranh vẽ, tranh in, tượng và phủ điều.

  • Có ý thức trân trọng và biết ơn những người có công trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.

  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

  • Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

Năng lực riêng: 

  • Biết lựa chọn  hình thức phù hợp để tạo SPMT thể hiện hình tượng anh hùng dân tộc. 

  • Biết phối hợp các vật liệu khác nhau trong thiết kế, tạo hình một cuốn lịch để bàn có sử dụng hình tượng anh hùng dân tộc

3. Phẩm chất

  • Có ý thức trân trọng và biết ơn những người có công trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 

  • Có sự yêu thích với môn học và trong thực hành sáng tạo SPMT. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • SGV, SGK. 

  • Một số hình ảnh,  video clip và tranh vẽ,..về một số anh hùng dân tộc Việt Nam để trình chiếu (dùng PowerPoint hoặc những phần mềm khác, nếu có).

  • Hình ảnh TPMT thể hiện anh hùng dân tộc từ các chất liệu và hình thức khác nhau làm minh họa cho HS quan sát trực tiếp. 

  • Sản phẩm mĩ thuật của HS. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có). 

2. Đối với học sinh

  • SGK Mĩ thuật 5.

  • Vở bài tập Mĩ thuật 5.

  • Đồ dùng học tập: bút chì, bút lông, màu sáp, đất nặn, keo dán, giấy màu, màu goát (hoặc chất liệu tương đương), vật liệu tái sử dụng/ sẵn có,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: 

+ Em hãy kể tên một số anh hùng dân tộc ở quê hương em.

+ Em có cảm nhận gì về những anh hùng dân tộc đó. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh anh hùng dân tộc Việt Nam:

Danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam

Hình ảnh: Hai Bà Trưng

Danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam

Hình ảnh: Lý Bí (Lý Nam Đế)

Danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam

Hình ảnh: Hưng Đạo đại vương

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam ta luôn tự hào với những người anh hùng làm rạng danh quê hương đất nước. Để hiểu rõ hơn về hình tượng người anh hùng quê hương qua một số tác phẩm mĩ thuật và bước đầu biết thực hành vẽ, sáng tạo một bức tranh về đề tài anh hùng quê hương, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 2: Hình tượng anh hùng dân tộc trong mĩ thuật tạo hình Việt Nam. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Mô tả đặc điểm tạo hình nhân vật được thể hiện trong tác phẩm mĩ thuật.

- Nhận biết hình thức thể hiện tác phẩm. 

- Nắm bắt được thông tin về anh hùng dân tộc được thể hiện trong tranh và những đóng góp của họ cho lịch sử dân tộc. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về hình tượng anh hùng dân tộc trong các tác phẩm mĩ thuật

- GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát một số ảnh chụp về anh hùng dân tộc SGK tr.11:

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Mô tả đặc điểm tạo hình nhân vật được thể hiện trong tác phẩm mĩ thuật.

+ Hãy cho biết hình thức thể hiện của các tác phẩm mĩ thuật. Cách thực hiện các tác phẩm mĩ thuật này có sự khác nhau như thế nào?

+ Tìm hiểu về anh hùng dân tộc được thể hiện trong tranh và cho biết nhân vật đó đóng góp gì trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Mỗi một tác phẩm các anh hùng dân tộc lại hiện lên với những đường nét  khác nhau: 

  • Nhân vật trong TPMT số 1 hiện lên với đường nét thẳng đầy góc cạnh và mạnh mẽ.

  • Nhân vật trong TPMT số 2 lại có nhiều nét vẽ mềm mại, uốn lượn hơn. 

  • Nhân vật trong TPMT số 3 và 4 có đường nét tả thực, giống như con người thật.

  • Nhân vật trong TPMT số 5 có nét thẳng kết hợp với nét uốn lượn, mềm mại. 

+ Các tác phẩm có hình thức thể hiện phong phú và khác nhau:

  • TPMT số 1 và số 2 thể hiện dưới dạng tranh. 

  • TPMT số 3 và 4 thể hiện dưới dạng tượng. 

  • TPMT số 5 thể hiện dưới dạng phù điêu. 

+ Anh hùng dân tộc được thể hiện trong TPMT và đóng góp của họ trong lịch sử dân tộc

  • TPMT số 1: Thánh Gióng đánh tan giặc Ân bảo vệ nhân dân khi mới 3 tuổi.

  • TPMT số 2: Vua Quang Trung Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây sơn, cùng nhân dân đánh bại 5 vạn quân Xiêm (1785) và 29 vạn quân thanh (1789), bảo vệ độc lập dân tộc lập ra triều đại Tây Sơn, bước đầu xây dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia, đề ra những chính sách phát triển đất nước.

  • TPMT số 3 và 4: Anh hùng Võ Thị Sáu và Lý Tự Trọng đều xả thân để chiến đấu với Thực dân Pháp, bị chúng bắt giam nhưng không đầu hàng.. Cả hai đều hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. 

  • TPMT số 5: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài ba, chỉ huy quân dân ta thực hiện kháng chiến chống Pháp, Mĩ cứu nước. 

- GV trình chiếu thêm một số hình ảnh về anh hùng quê hương để gợi ý cho HS lựa chọn một anh hùng dân tộc mà HS yêu thích nhất. 

Tranh Đông Hồ Phù Đổng Thiên Vương (hay gọi là Thánh Gióng)

Hình ảnh: Tranh Đông Hồ Phù Đổng Thiên Vương 

Tranh Bà Triệu

Hình ảnh: Tranh Đông hồ Bà Triệu 

Danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam

Hình ảnh: Tượng đài vua Lý Thái Tổ

Hình ảnh: Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS) quan sát tranh anh hùng dân tộc SGK tr.11-12 và trả lời câu hỏi:

+ Nội dung trong từng bức tranh?

+ Em nhận ra những bức tranh các nhân vật tạo hình như thế nào?

+ Mỗi TPMT được thể hiện bằng chất liệu tạo hình gì?

+ Nêu các hình ảnh (chính, phụ), màu sắc được thể hiện trong từng tác phẩm mĩ thuật.

+ Nêu cảm xúc của bản thân về các tác phẩm. 

- GV hướng dẫn HS quan sát, thảo luận, chia sẻ trong nhóm và thống nhất đáp án. 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Nội dung tranh:

  • Tranh số 1: Hình ảnh Thánh Gióng đang cưỡi ngựa sắt, tay cầm cây tre đánh giặc. 

  • Tranh số 2: Hình ảnh vua Quang Trung cưỡi voi, tay cầm thanh kiếm giương cao dưới lá cờ khải hoàn cùng hàng vạn binh lính.

  • Tranh số 3: Hình ảnh chị Võ Thị Sáu với dáng đứng bất khuất, kiên cường.  

  • Tranh số 4: Hình ảnh chân dung anh Lý Tự Trọng với ánh mắt kiên định, gương mặt nghiêm nghị. 

  • Tranh số 5: Hình ảnh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.  

+ Tạo hình nhân vật trong các bức tranh đều toát lên sự mạnh mẽ, uy nghiêm đồng thời đen xen những nét mềm mại, uyển chuyển. 

+ Chất liệu tạo hình, màu sắc, bố cục trong mỗi tác phẩm:

  • TPMT số 1 là tranh sơn mài. Thể hiện với gam màu nóng như cam, đỏ. Bố cục có hình ảnh chính đặt giữa bức tranh ới màu sắc tươi sáng như vàng, trắng, ghi...

  • TPMT số 2 là tranh khắc gỗ. Thể hiện với gam màu nóng như hồng, cam, đỏ xen kẽ là sắc xanh. Bố cục có hình ảnh chính nằm giữa bức tranh, hình ảnh phụ sắp xếp xung quanh hình ảnh chính. 

  • TPMT số 3 và 4 là tượng đồng. Tác phẩm tượng đồng. Màu sắc chủ đạo là màu nâu đặc trưng của đồng và các mảng màu sẫm hơn tạo nên các mảng sáng tối. 

  • TPMT số 5 là phù điêu đá xanh. Tác phẩm hiện lên với 2 gam màu đối lập là xanh và xám đậm. Bố cục có hình ảnh chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hình ảnh phụ là đồng bào dân tộc tỉnh Thái Nguyên. 

+ Các tác phẩm gợi lên lòng tự hào dân tộc đồng thời trân trọng, biết ơn người anh hùng của dân tộc. 

- GV giới thiệu giới thiệu sơ lược cho HS về họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm và tác phẩm Gióng: 

+ Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm sinh 1918 mất 2016.  

+ Ông theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương sau đó giảng dạy tại các trường mỹ thuật.

+ Ông là một họa sĩ chuyên về vẽ tranh sơn mài, sơn dầu và bột màu nổi tiếng của Việt Nam. 

+ Bức tranh sơn mài Gióng đạt Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1990 và được xem như một bảo vật quốc gia. 

+ Bức tranh được lắp dựng từ hình cơ bản. Những bước chân ngựa, y phục của nhân vật được khắc họa từ những tiêu biểu trên trống đồng Đông Sơn.

- GV hướng dẫn HS đọc thầm nội dung mục “Em có biết SGK tr.12 để phân biệt các thể loại trong điêu khắc. 

- GV mời 1 HS đọc to mục “Em có biết” trước lớp. HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 

Hoạt động 2: Thể hiện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc Bà Triệu bằng màu sáp.

- Thể hiện một sản phẩm mĩ thuật thể hiện hình tượng anh hùng dân tộc theo chất liệu, hình thức yêu thích.  

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Gợi ý mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc Bà Triệu bằng chất liệu màu sáp.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.21:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát và phân tích hình ảnh theo các câu hỏi gợi ý:

+ Nêu các bước tiến hành mô phỏng?

+ Chất liệu nào được sử dụng để mô phỏng?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Các bước mô phỏng:

  • Bước 1: Lựa chọn hình tượng nhân vật lịch sử qua tranh, ảnh, truyện, sách,...

  • Bước 2: Phác thảo bố cục và vẽ nét theo ý tưởng thể hiện của mình.

  • Bước 3: Vẽ màu cho bức tranh.

  • Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm. 

+ Chất liệu được sử dụng là giấy và bút màu sáp. Ngoài ra còn có thể sử dụng các chất liệu khác tùy thích. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại các bước mô phỏng một bức tranh đề tài Anh hùng dân tộc. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, và khen ngợi HS. 

Nhiệm vụ 2: Thực hiện một số sản phẩm mĩ thuật thể hiện hình tượng anh hùng dân tộc theo chất liệu và hình thức yêu thích. 

- GV tổ chức cho HS thực hiện bài thực hành mô phỏng bằng hình thức tự chọn (vẽ, xé dán,….).

- GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm cá nhân:

+ Cách chọn nội dung: gợi lại những hình ảnh về người anh hùng dân tộc mà các em chọn. 

+ Chọn các chất liệu để mô phỏng. 

+ Thực hiện mô phỏng. 

- GV cho HS chuẩn bị đồ dùng để thực hiện SPMT của mình. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Nhiệm vụ 3: Gợi ý cách mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu kết hợp nhiều chất liệu

- GV cho HS xem tranh SGK tr.14 và nêu yêu cầu thảo luận nhóm:

+ Nêu các bước thực hiện mô phỏng anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu.

+ Nêu các chất liệu được sử dụng.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xét. 

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Bước thực hiện mô phỏng anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu:

  • Bước 1: lựa chọn và thể hiện hình tượng nhân vật và vẽ phác thảo lên giấy bìa màu sáng màu,...phù hợp với ý tưởng sáng tạo.

  • Bước 2: cắt rời các hình và tô màu phù hợp ý tưởng thực hành, sáng tạo. 

  • Bước 3: dùng các miếng bìa cứng (bìa các –tông) dán và vẽ màu tạo bối cảnh dạng không gian 3D.

  • Bước 4: sắp xếp chi tiết và dán cố định để hoàn thiện sản phẩm. Chú ý sắp xếp các chi tiết để đảm bảo hình ảnh chính – phụ; diễn tả cảnh vật và không gian xa – gần,... 

+ Các chất liệu sử dụng: bìa, giấy, màu sáp, màu nước,...

- GV lưu ý HS trước khi thực hiện SPMT về anh hùng dân tộc:

+ Có nhiều hình thức và nội dung lựa chọn để mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc như: vẽ, xé, dán, đắp nổi đất nặn, nặn tạo dáng.... hoặc kết hợp nhiều vật liệu và hình thức khác nhau.

+ Muốn tạo được SPMT đẹp, cần chú ý đến cách sắp xếp các hình ảnh chính - phụ sao cho cân đối, rõ nội dung đã chọn. Tạo thêm các chi tiết phụ cho SPMT thêm sinh động.

+ Nên sử dụng kết hợp màu sắc có độ đậm – nhạt khác nhau để thể hiện rõ nội dung và không khí muốn diễn tả trong SPMT.

+ Việc lựa chọn hình ảnh, vật liệu, hình thức thể hiện nên theo sự liên tưởng và khả năng thực hiện của mỗi cá nhân hoặc dựa trên sự thống nhất bàn bạc của các thành viên khi tham gia hoạt động nhóm.

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện SPMT mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc:

+ Cách chọn nội dung: 

  • Tìm hiểu về anh hùng dân tộc đã được các hoạ sĩ thể hiện trong các TPMT hoặc các anh hùng dân tộc mà em biết. 

  • Định hướng và gợi ý cho HS nhận biết, khai thác đặc điểm riêng và bối cảnh lịch sử gắn với mỗi anh hùng dân tộc, từ đó làm cơ sở xây dựng ý tưởng thực hành, sáng tạo.

+ Tạo hình và sắp xếp các hình ảnh chính - phụ, trước - sau cho cân đối hợp lí, rõ trọng tâm nội dung muốn diễn đạt.

+ Chọn và thể hiện kết hợp màu sắc có đậm nhạt, tươi vui để thực hiện SPMT.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm (4 HS) thực hành tạo một SPMT mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc bằng hình thức tự chọn (2D, 3D).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3. Thảo luận

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày sản phẩm đã thực hiện và trao đổi một số nội dung.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày SPMT đã hoàn thành xong. 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) và thực hiện trao đổi, đánh giá SPMT theo gợi ý:

+ Sản phẩm mĩ thuật của bạn thực hiện theo hình thức nào?

+ Hình tượng nhân vật anh hùng dân tộc được thể hiện trong sản phẩm mĩ thuật của bạn là ai?

+ Chi tiết nào trong SPMT của nhóm bạn khiến em nhận ra đó là anh hùng dân tộc? 

+ SPMT nào gây ấn tượng với em nhất? Nêu lí do và miêu tả chi tiết thêm về SPMT đó (hình ảnh, chi tiết, nhân vật chính – phụ, màu sắc,...).  

+ Viết đoạn văn từ 6 – 8 câu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc mà sản phẩm mĩ thuật của bạn đã thực hiện.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày, chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số SPMT SGK tr.15. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thiết kế một món đồ lưu niệm từ các vật liệu sẵn có khác nhau và trang trí bằng hình tượng anh hùng dân tộc yêu thích.

- Củng cố, phát triển khả năng kết nối các kiến thức đã học để tạo SPMT gắn với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Thiết kế cuốn lịch để bàn và sử dụng hình tượng anh hùng dân tộc để trang trí. 

- GV hướng dẫn HS quan sát các bước thực hiện thiết kế một cuốn lịch để bàn và sử dụng vẻ đẹp hình tượng người anh hùng dân tộc để trang trí SGK tr.16-17.  

 

- GV chú ý cho HS các bước: 

+ Lựa chọn vật liệu: bìa cứng (bìa các-tông, bìa cứng từ các hộp đựng đồ,...), giấy trắng, bút chì, bút màu, vải màu, kéo, băng dính 2 mặt hoặc keo sữa,...

+ Lựa chọn hình để trang trí: hình tượng anh hùng dân tộc.

- GV phân tích kĩ thuật thực hiện:

+ Kích thước phù hợp với cuốn lịch để bàn;

+ Cách gắn vải lên bìa, gấp bìa để tạo cân bằng cho chân đế cuốn lịch,....

- GV hướng dẫn HS cách tạo hình cuốn lịch:

+ Bước 1: vẽ thiết kế hình dáng và kích thước cuốn lịch.

+ Bước 2: cắt, đục lỗ tạo hình cuốn lịch theo hình vẽ thiết kế.

+ Bước 3: gấp bia tạo hình chân đế cuốn lịch để bàn.

+ Bước 4: dùng vải bọc và kẹp gắn cố định miếng vải bọc chân đế cuốn lịch.

+ Bước 5: hoàn thiện phần chân đế.

- GV hướng dẫn cách trang trí bìa lịch bằng hình tượng nhân vật anh hùng dân tộc yêu thích:

+ Bước 1: lựa chọn hình tượng nhân vật anh hùng và xây dựng bố cục, kẻ chữ trang trí trang bìa.

+ Bước 2: vẽ màu vào hình.

+ Bước 3: vẽ màu vào chữ (năm, tên của năm Âm lịch, chữ chúc mừng năm mới,...).

+ Bước 4: hoàn thiện các tờ lịch theo ý tưởng (tuần, tháng,...).

+ Bước 5: sắp xếp các tờ lịch đã vẽ và hoàn thiện SPMT. 

- GV khuyến khích HS phát hiện các vật liệu thay thế để phát huy tính sáng tạo của HS. 

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành thiết kế muốn lịch trang trí bằng hình tượng anh hùng dân tộc. 

- GV quan sát, hỗ trợ để HS hoàn thiện SPMT của mình. 

Nhiệm vụ 2: Chơi trò chơi “Đố vui”

- GV tổ chức cho HS chơi trò “Đố vui” theo nhóm 4-6 HS. 

- GV đọc từng câu hỏi và quy định thời gian trả lời. Sau khi GV ra hiệu kết thúc thời gian thảo luận các nhóm đưa ra đáp án. 

Câu 1: Vị anh hùng dân tộc nào có công dẹp loạn 12 sứ quân? 

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Lý Công Uẩn. 

C. Lê Lợi. 

D. Ngô Quyền. 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS quan sát hình ảnh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh SGK. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi và lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, lựa chọn anh hùng dân tộc yêu thích nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm theo hướng dẫn. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

- HS trình bày. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK. 

 

 

- HS đọc trước lớp. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thảo luận. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại. 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

- HS thực hiện theo gợi ý của GV. 

 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

 

 

 

 

- HS chuẩn bị đồ dùng. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành theo nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trưng bày. 

 

- HS thảo luận theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

 

 

 

----------------Còn tiếp-------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 650k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay