Giáo án ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in

Giáo án Công nghệ 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Công nghệ 8 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC BÀI NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC CƠ KHÍ

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 9. NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC CƠ KHÍ

(2 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

  • Trình bày được đặc điểm cơ bản, nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm; trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng,... khi thực hiện dự án học tập và sử dụng, đánh giá các sản phẩm công nghệ.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới, giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn.

Năng lực công nghệ:

  • Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, ham học hỏi, tích cực tìm hiểu thông tin và yêu cầu của ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
  3. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi trong hoạt động Khởi động SGK trang 52.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.1 SGK, trả lời câu hỏi: Người công nhân đang làm công việc gì trong nghề cơ khí? Em có nhận xét gì về đặc điểm của nghề đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

+ Người công nhân làm công việc giám sát máy móc hoạt động, theo dõi các bộ phận máy móc qua máy tính.

+ Đặc điểm của nghề: cần có kiến thức công nghệ để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và biết thiết kế, lắp ráp, ... để giám sát giai đoạn sản xuất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí và đánh giá sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đó - Bài 9. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS kể được đặc điểm của một số nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
  2. b) Nội dung:

- GV giới thiệu một số nghề trong lĩnh vực cơ khí có trong nội dung hộp chức năng Khám phá SGK trang 52.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá SGK trang 52.

- GV nêu khái quát đặc điểm của ngành nghề: kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, thợ cơ khí và sửa chữa máy móc.

- HS đọc bảng 9.1 SGK trang 53 và mô tả tóm tắt đặc điểm của ba ngành nghề trên.

  1. c) Sản phẩm: HS ghi được tên và đặc điểm của ba ngành nghề: kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, thợ cơ khí và sửa chữa máy móc.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV khái quát đặc điểm của một số ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí:

+ hầu hết các lĩnh vực: nhà máy, xí nghiệp, gia công máy móc thiết bị, công trình đang thi công

+ Hoạt động sản xuất, sửa chữa các loại vật dụng thiết yếu trong gia đình, các phương tiện tham gia giao thông,...

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc nội dung mục 1 và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá SGK trang 52.

Kĩ sư cơ khí

Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí

Thợ luyện kim loại

Kĩ thuật viên máy tự động

Thợ hàn

Kĩ thuật viên nông nghiệp

Kĩ thuật viên máy của tàu thủy

Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc

Thợ lắp đặt máy móc, thiết bị

Kĩ sư luyện kim

Kĩ sư cơ học

Kĩ thuật viên cơ khí hàng không

- GV chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số ngành nghề cơ khí.

- GV khái quát hóa đặc điểm của: kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, thợ cơ khí và sửa chữa máy móc thông qua Bảng 9.1 SGK trang 53.

- GV yêu cầu HS đọc Bảng 9.1, trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá SGK trang 53.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, thực hiện  các yêu cầu của GV.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trình bày câu trả lời.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, chốt lại kiến thức.

1. Đặc điểm một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

- Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí là:

+ Kĩ sư cơ khí.

+ Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí.

+ Thợ luyện kim loại.

+ Thợ hàn.

+ Kĩ sư luyện kim.

+ Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc.

+ Thợ lắp đặt máy móc thiết bị.

- Đặc điểm:

+ Kĩ sư cơ khí:

·   Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị,...

·   Tư vấn, chỉ đạo vận hành, bảo trì và sửa chữa.

·   Nghiên cứu, tư vấn các khía cạnh cơ học của vật liệu, sản phẩm hoặc quy trình cụ thể.

+ Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí:

·   Thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế, sản xuất, lắp ráp,...

+ Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc:

·   Lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp hoặc công nghiệp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số yêu cầu của người lao động trong lĩnh vực cơ khí

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS trình bày được một số yêu cầu của người lao động trong lĩnh vực cơ khí.
  2. b) Nội dung:

- GV nêu khái quát một số yêu cầu của người lao động trong lĩnh vực cơ khí.

- HS đọc và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá SGK trang 53.

- GV yêu cầu HS làm bài luyện tập về yêu cầu của người lao động trong lĩnh vực cơ khí thông qua hộp chức năng Luyện tập SGK trang 54.

  1. c) Sản phẩm: HS ghi được yêu cầu của người lao động của 3 ngành nghề: kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, thợ cơ khí và sửa chữa máy móc.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV khái quát yêu cầu của người lao động thuộc một số nghề trong lĩnh vực cơ khí, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá SGK trang 53.

- GV yêu cầu HS quan sát Bảng 9.2 SGK trang 54 và trả lời câu hỏi: Với mỗi ngành nghề ở cột bên trái, hãy xác định những yêu cầu của ngành nghề đó ở cột bên phải.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS lắng nghe, theo dõi GV khái quát yêu cầu của người lao động thuộc một số ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.

- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện HS xung phong trình bày câu trả lời.

- Đại diện HS trả lời câu hỏi Bảng 9.2:

+ Kĩ sư cơ khí: 1, 2, 3, 4, 7, 8

+ Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí: 1, 3, 6, 7.

+ Thợ cơ khí và thợ sửa chữa máy móc: 1, 2, 5, 7.

- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

2. Một số yêu cầu của người lao động trong lĩnh vực cơ khí

- Yêu cầu của người lao động đối với nghề kĩ sư cơ khí:

+ Kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành nghề cơ khí.

+ Tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí.

+ Kĩ năng đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ cơ khí.

+ Kĩ năng tổ chức quản lí, phân công công việc trong phân xưởng công khí.

+ Kĩ năng lập quy trình công  nghệ để gia công chi tiết cơ khí.

+ Kĩ năng cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS đánh giá được sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.
  2. b) Nội dung:

- HS đọc nội dung mục 3 và trả lời câu hỏi hộp chức năng Khám phá SGK trang 54.

- GV yêu cầu HS làm bài luyện tập về liệt kê những sở thích và khả năng của bản thân có thể phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí thông qua hộp chức năng Luyện tập SGK trang 55.

  1. c) Sản phẩm: HS nhận biết được sự phù hợp của bản thâm đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát Bảng 9.3, trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá SGK trang 54.

- GV yêu cầu HS liệt kê những sở thích, khả năng của bản thân có thể phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí và trả lời câu hỏi hộp chức năng Luyện tập SGK trang 55.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện HS trả lời câu hỏi Bảng 9.3:

+ Sở thích: có niềm đam mê với máy móc và lắp ráp tạo ra sản phẩm, sự quyết tâm theo đuổi nghề.

+ Khả năng: Có năng lực về những nội dung liên quan đến cơ khí, có khả năng trình bày, sáng tạo/giải quyết vấn đề

+ Bảng 9.4 được trình bày dưới hoạt động 3.

- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

3. Tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

- Sở thích:

+ Về nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:

          ·     Có quan tâm và muốn tìm hiểu, theo đuổi nghề nào không?

+ Về những nhiệm vụ của những nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:

          ·     Có thấy hoạt động cơ khí nào mong muốn làm không?

          ·     Có thích tự mình làm các sản phẩm cơ khí không?

- Khả năng:

+ Về khả năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:

          ·     Có thể thực hiện tốt hoạt động và dễ dàng trình bày về các vấn đề liên quan đến cơ khí không?

          ·     Có năng khiếu học tập, tìm hiểu về các nội dung liên quan đến cơ khí không?

+ Về những kĩ năng cần thiết đối với nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:

          ·     Có kĩ năng phân tích, tổng hợp về bản vẽ kĩ thuật không?

          ·     Có kĩ năng: tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề về kĩ thuật, cơ khí; tổ chức, quản lí công việc trong ngành cơ khí không?

Bảng 9.4. Một số gợi ý cụ thể để tìm hiểu về sở thích, khả năng của bản thân phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Một số sở thích, khả năng

phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Không

Sở thích

Có quan tâm hoặc muốn tìm hiểu về các nghề liên quan đến cơ khí không?

?

?

Có thích và muốn tương lai sẽ làm một nghề nghiệp cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí không?

?

?

Có thích quan sát, tìm hiểu về cách sử dụng và sửa chữa các đồ dùng cơ khí trong gia đình không?

?

?

Có thấy các hoạt động của máy móc cơ khí là hữu ích hay không?

?

?

Có hứng thú khi tham gia các hoạt động gia công cơ khí không?

?

?

Có thích tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan và những ứng dụng của thiết bị cơ khí không?

?

?

Khả năng

Có dễ dàng hoàn thành công việc sử dụng các dụng cụ cơ khí cầm tay (mài, khoan,...) giúp bố mẹ không?

?

?

Có hiểu và dễ dàng trình bày về các nội dung liên quan đến lắp đặt các thiết bị cơ khí đơn giản không?

?

?

Có khả năng sửa chữa một số vật dụng cơ khí thiết yếu trong gia đình không?

?

?

Có khả năng làm việc ở điều kiện môi trường khắc nghiệt không?

?

?

Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp trong hoạt động nhóm không?

?

?

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.
  3. b) Nội dung: HS chơi trò chơi củng cố kiến thức.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

=> Xem nhiều hơn: 

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm:

Câu 1: Năng lực chung cần có của người lao động trong lĩnh vực cơ khí là?

  1. Có chuyên môn cơ bản của tất cả các lĩnh vực và kiến thức chuyên sâu lĩnh vực cơ khí.
  2. Có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, điều khiển làm việc theo vị trí làm việc.
  3. Có kĩ năng làm việc độc lập, tự chủ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đặc điểm của kĩ thuật viên cơ khí là?

  1. Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí.
  2. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí.
  3. Thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khó của các loại xe cơ giới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Cơ khí có vai trò quan trọng trong

  1. Sản xuất. B. Đời sống. C. Sản xuất và đời sống.   D. Đáp án khác.

Câu 4: Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí là?

  1. Vật liệu cơ khí → Chi tiết → Gia công cơ khí → Lắp ráp → sản phẩm cơ khí.
  2. Vật liệu cơ khí → Gia công cơ khí → Chi tiết → Lắp ráp → sản phẩm cơ khí.
  3. Vật liệu cơ khí→ Chi tiết → Lắp ráp → Gia công cơ khí → sản phẩm cơ khí.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Nhờ cơ khí con người có thể chiếm lĩnh

  1. Không gian. B. Thời gian.
  2. Không gian và thời gian. D. Không gian hoặc thời gian.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV theo dõi, gợi ý, đánh giá bài thực hành của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm.

- Mỗi bài tập GV mời 1 đến 2 HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài làm của các bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các nhóm tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

B

C

B

C

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS kết nối kiến thức về tìm hiểu các yêu cầu của một ngành nghề cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí để đánh giá sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đó.
  2. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập trong hộp chức năng Vận dụng SGK trang 55.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS,
  4. d) Tổ chức thực hiện:

...

 

Giáo án ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in công nghệ 8 kết nối tri thức, tải giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức bản chuẩn, soạn ngắn gọn công nghệ 8 kết nối tri thức bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay