Giáo án Ngữ văn 10 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 10 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Demo giáo án môn Văn 10 theo công văn 5512

Ngày soạn: …./…./….

Ngày dạy: …./…./….

SOẠN BÀI: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động,) và phương tiện (ngôn ngữ).

- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói và viết) và lĩnh hội văn bản (nghe và đọc).

- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, nội dung, hoàn cảnh, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.

2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: SGK, SGV, giáo án, bài soạn, tài liệu tham khảo.

2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn…

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Suy nghĩ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Trong cuộc sống, chúng ta thường giao tiếp trực tiếp với nhau bằng những cách thức gì?

- HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Bằng 2 cách, đó là dùng phương tiện lời nói và phương tiện kĩ thuật hiện đại (Điện thoại, cầu truyền hình, mạng in-tơ-nét. )

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới:

Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ngữ liệu

a) Mục tiêu: HS bước đầu hình dung được thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động cá nhân.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS đọc kỹ văn bản ở mục I.1,2 trong SGK, HS thảo luận theo bàn trả lời các câu hỏi:

(?) Các nhân vật giao tiếp nào tham gia trong hoạt động giao tiếp? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?

 

(?) Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó? Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào?

(?) Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? (ở đâu? vào lúc nào? khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử xã hội gì?)

(?) Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì? Đề cập tới vấn đề gì?

(?) Mục đích của giao tiêp là gì? Cuộc giao tiếp đó có đạt được mục đích đó hay không?

 

Qua bài “Tổng quan về VHVN”. Học sinh đọc SGK, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi:

a. Các nhân vật giao tiếp trong bài này?

b. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?

c. Nội dung giao tiếp. Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?

d. Mục đích của giao tiếp là gì?

e. Phương tiện giao tiếp được thể hiện như thế nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm, thảo luận và đưa ra đáp án.

+ GV hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Đại diện nhóm đứng dậy trình bày kết quả thực hiện

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá bài làm của bạn, bổ sung nếu còn thiếu.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1. Tìm hiểu ngữ liệu

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

a. VD: Văn bản “ Hội nghị Diên Hồng”

- Nhân vật tham gia giao tiếp :

+ Vua và các bô lão trong hội nghị là nhân vật tham gia giao tiếp.

+ Mỗi bên có cương vị khác nhau. Vua cai quản đất nước, dẫn dắt trăm họ. Các bô lão là những người tuổi cao đã từng giữ những trọng trách nay về nghỉ, hoặc được vua mời đến tham dự hội nghị.

- Nội dung giao tiếp: Người tham gia giao tiếp chú ý lắng nghe để lĩnh hội những nội dung mà người nói phát ra. Các bô lão nghe Nhân Tông hỏi, nội dung câu hỏi: Liệu tính như thế nào khi quân Mông Cổ tràn đến. Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp. Các bô lão tranh nhau nói. Lúc ấy vua lại là người nghe.

- Địa điểm giao tiếp: Hoạt động giao tiếp diễn ra ở Điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta.

-Nội dung giáo tiếp: Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung: hoà hay đánh, nó đề cập tới vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống của con người.

- Mục đích của giao tiếp là mục đích hành động: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ đạt mệnh lệnh quyết tâm giữ gìn đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy.Thông qua bàn bạc để đi tới thống nhất hành động: Quyết tâm đánh giặc

=> Cuộc giao tiếp đó đã đạt được mục đích.

 

b. Văn bản“Tổng quan về VHVN”.

*. Nhân vật giao tiếp:

- Tác giả sgk ( người viết)

- HS lớp 10 (người đọc)

*. Hoàn cảnh giao tiếp:

- Có tính quy thức (có tổ chức, có kế hoạch của nền giáo dục quốc dân và nhà trường.

*. Nội dung giao tiếp:

- Thuộc lĩnh vực văn học sử

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Vấn đề cơ bản:

+ Các bộ phận hợp thành nền VHVN.

+ Quá trình phát triển của VHVN.

+ Con người Việt Nam qua văn học.

*. Mục đích giao tiếp:

- Người viết cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về văn học Việt Nam.

- Người đọc lĩnh hội một cách tổng quát về các vấn đề cơ bản của VHVN.

*. Phương tiện và cách thức giao tiếp:

- Dùng nhiều thuật ngữ văn học.

- Kết cấu mạch lạc, rõ ràng thể hiện tính mạch lạc và chặt chẽ.

Hoạt động 2: Kết luận

a) Mục tiêu: Nắm vững khái niệm, quá trình giao tiếp và các nhân tố tham gia và sự chi phối trong giao tiếp.

b) Nội dung: Hs đọc sgk, rút ra bài học từ kết quả của thao tác 1 và thao tác 2.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả của thao tác 1 và thao tác 2, trả lời các câu hỏi sau:

+ Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

+ Các quá trình của hoạt động giao tiếp?

+ Các nhân tố của hoạt động giao tiếp?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh đọc SGK, trao đổi thảo luận, trả lời

+ GV hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Đại diện nhóm đứng dậy trình bày kết quả thực hiện.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá bài làm của bạn, bổ sung nếu còn thiếu.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức -> Ghi lên bảng, yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ.

2. Kết luận

a. Khái niệm: HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói và dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về tình cảm, nhận thức, hoạt động.

b. Qúa trình giao tiếp

- Tạo lập văn bản: quá trình này do người nói, người viết thực hiện.

- Lĩnh hội văn bản: quá trình này do người đọc, người nghe thực hiện.

c. Các nhân tố tham gia và sự chi phối HĐGT: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức thực hiện bài tập GV giao phó.

c) Sản phẩm: Kết quả của hs

d) Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành suy nghĩ, thảo luận và trả lời:

+ Đối tượng giao tiếp: người mua và người bán

+ Hoàn cảnh giao tiếp: ở chợ, lúc chợ đang họp

+ Nội dung giao tiếp: trao đổi, thoả thuận về mặt hàng, chủng loại, giá cả, số lượng

+ Mục đích giao tiếp: người mua mua được hàng, người bán bán được hàng

- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài làm, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được học để làm bài tập

b) Nội dung: Hs vận dụng kiến thức thực hiện bài tập GV giao phó.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Phân tích hoạt động giao tiếp trong nghề dạy học?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành hoàn thành bài tập trong vở BT.

Gợi ý đáp án:

+ Nhân vật giao tiếp: thầy và trò.

+ Nội dung giao tiếp: theo nội dung, chương trình quy định.

+ Điều kiện giao tiếp: khung cảnh trường, lớp; cơ sở vật chất.

+ Hoàn cảnh giao tiếp: các yếu tố trong trường (thầy, trò, quan hệ thầy − trò; ngoài trường (gia đình, xã hội).

+ Mục đích giao tiếp: dạy chữ và dạy làm người.

+ Phương tiện giao tiếp: tiếng Việt.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

   

*Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

 

 

Ngày soạn: …./…./….

Ngày dạy: …./…./….

SOẠN BÀI: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố khái niệm và các nhân tố chi phối của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: SGK, SGV, giáo án, bài soạn, tài liệu tham khảo.

2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn…

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Suy nghĩ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Kể tên các nhân tố tham gia vào quá trình giao tiếp?

- HS tiếp nhận trả lời: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới:

Ở tuần trước, các em đã được tìm hiểu và học về khái niệm, các quá trình giao tiếp cũng như các nhân tố tham gia và sự chi phối trong giao tiếp. Và để củng cố lại kiến thức, giúp các em thực hành làm bài tập tốt, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học

b) Nội dung: HS ghi nhớ lại kiến thức đã học

c) Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài trước, và lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi vào phiếu học tập:

+ Thế nào là hoạt động giao tiếp?

+ Hoạt động giao tiếp có bao nhiêu quá trình, nêu cụ thể từng quá trình?

+ Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của những nhân tố nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân và đưa ra đáp án.

+ GV hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS đứng dậy trình bày kết quả thực hiện.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá bài làm của bạn, bổ sung nếu còn thiếu.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Củng cố kiến thức bài trước

a. Khái niệm: HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói và dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về tình cảm, nhận thức, hoạt động.

b. Qúa trình giao tiếp

- Tạo lập văn bản: quá trình này do người nói, người viết thực hiện.

- Lĩnh hội văn bản: quá trình này do người đọc, người nghe thực hiện.

c. Các nhân tố tham gia và sự chi phối HĐGT: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức thực hiện bài tập GV giao phó.

c) Sản phẩm: Kết quả của hs

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ vào bảng phụ:

+ Nhóm 1: Làm BT 1

+ Nhóm 2: Làm BT 2

+ Nhóm 3: Làm BT 3

+ Nhóm 4: Làm BT 5

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm và đưa ra đáp án.

+ GV hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS nộp bảng phụ và đứng dậy trình bày kết quả thực hiện.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá bài làm của bạn, bổ sung nếu còn thiếu.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1. Làm bài 1:

a. Nhân vật giao tiếp

- Chàng trai (anh).

- Cô gái (nàng).

Lứa tuổi: 18-20, trẻ, đang ở độ tuổi yêu đương.

b. Thời điểm giao tiếp: Đêm trăng sáng, yên tĩnh" thích hợp với những cuộc trò chuyện của những đôi lứa đang yêu.

c. Nội dung giao tiếp:

Nghĩa tuờng minh: Chàng trai hỏi cô gái “tre non đủ lá”(đủ già) rồi thì có dùng để đan sàng được ko?

- Nghĩa hàm ẩn: Cũng như tre, chàng trai và cô gái đã đến tuổi trưởng thành, lại có tình cảm với nhau liệu nên tính chuyện kết duyên chăng?

- Mục đích giao tiếp: tỏ tình, cầu hôn tế nhị.

d. Cách nói của chàng trai: Có màu sắc văn chương, tình tứ , ý nhị, mượn hình ảnh thiên nhiên để tỏ lòng mình" phù hợp, tinh tế.

2: Bài 2

a,b. Các hành động nói (hành động giao tiếp):

- Chào (Cháu chào ông ạ!).

- Chào đáp (A Cổ hả?).

- Khen (Lớn tướng rồi nhỉ?).

- Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông ko?).

c. Tình cảm, thái độ:

+ A Cổ: kính mến ông già.

+ Ông già: trìu mến, yêu quý A Cổ.

- Quan hệ: gần gũi, thân mật.

3. Làm bài 3

a. Nội dung giao tiếp:

- Nghĩa tường minh: Miêu tả, giới thiệu đặc điểm, quá trình làm bánh trôi nước.

- Nghĩa hàm ẩn: Thông qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả ngợi ca vẻ đẹp, thể hiện thân phận bất hạnh của mình cũng như của bao người phụ nữ trong XHPK bất công. Song trong hoàn cảnh khắc nghiệt, họ vẫn giữ trọn được phẩm chất tốt đẹp của mình.

- Mục đích:

+ Chia sẻ, cảm thông với thân phận người phụ nữ trong XH cũ.

+ Lên án, tố cáo XHPK bất công.

- Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: biểu cảm, đa nghĩa.

b. Căn cứ:

- Phương tiện từ ngữ: + “Trắng”, “tròn”" gợi vẻ đẹp hình thể.

+ Mô típ mở đầu: “thân em”" lời than thân, bộc lộ tâm tình của người phụ nữ.

+ Thành ngữ “bảy nổi ba chìm”" thân phận long đong, bất hạnh.

+ “Tấm lòng son”" phẩm chất thủy chung, trong trắng, son sắt.

4. Làm bài 5:

a. Nhân vật giao tiếp:

+ Bác Hồ

+ Hs toàn quốc

b. Hoàn cảnh giao tiếp:

+ Tháng 9-1945: đất nước vừa giành được độc lập" Hs lần đầu tiên được đón nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

+ Bác Hồ: giao nhiệm vụ, khẳng định quyền lợi của hs nước Việt Nam độc lập.

c. Nội dung giao tiếp:

- Niềm vui sướng của Bác vì thấy hs- thế hệ tương lai của đất nước được hưởng nền giáo dục của dân tộc.

- Nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề nhưng vẻ vang của hs.

- Lời chúc của Bác với các em hs.

d. Mục đích giao tiếp:

- Chúc mừng hs nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam DCCH.

- Xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của các em hs.

e. Hình thức:

- Ngắn gọn.

- Lời văn vừa gần gũi, chân tình vừa nghiêm túc, trang trọng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được học để làm bài tập

b) Nội dung: Hs vận dụng kiến thức thực hiện bài tập GV giao phó.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện: Phân tích hoạt động giao tiếp trong nghề bác sĩ và nghề kĩ sư?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà tiến hành hoàn thành bài tập trong vở BT.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức bài học.

   

*Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Giáo án Ngữ văn 10 soạn theo công văn 5512
Giáo án Ngữ văn 10 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án ngữ văn 10 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình tin học lớp 10. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới văn khối 10, ngữ văn 10 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an van 10 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay