Giáo án Ngữ văn 12 soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Ngữ văn lớp 12 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 soạn theo công văn 5512
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Demo giáo án môn Văn 12 theo công văn 5512
Ngày soạn: …./…./….
Ngày dạy: …./…./….
SOẠN BÀI: VỢ CHỒNG A PHỦ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ánh sáng thống trị của phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.
2. Năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn xuôi hiện đại Việt Nam ( 1945-1954)
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam ( 1945-1954)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn xuôi hiện đại Việt Nam ( 1945-1954).
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam ( 1945 -1954)
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nhân vật trong truyện và truyện cùng chủ đề;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 12; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 12 (tập 2), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV chiếu một đoạn phim vợ chồng A Phủ, HS xem và trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: + Trình chiếu một đoạn phim trong phim Vợ chồng A Phủ, nghe bài hát Chỉ có 2 người (CNTT) + Chuẩn bị bảng lắp ghép - Học sinh: + Nhìn hình đoán tác giả Tô Hoài + Lắp ghép tác phẩm với tác giả - HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: => Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong bài thơ Tiếng hát con tàu, nhà thơ Chế Lan Viên có viết “Tậy Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ”. Vâng. Tây Bắc là nguồn cảm hứng vô tận để các nhà thơ, nhà văn tìm đến và sáng tác. Một trong những nhà văn sau cách mạng có duyên nợ sâu nặng với mảnh đất này chính là Tô Hoài. Với Truyện Tây bắc, ông đã đưa ta về nơi “máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”, nơi mà nhận vật Mị và A Phủ đã sống những ngày tăm tối nhất dưới ách thống trị của bọn chúa đất miền núi. Và họ đã vùng lên đấu tranh, đi theo cách mạng… | ||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu chung a) Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm b) Nội dung: GV yêu cầu HS vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động cá nhân. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: | ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm thông qua các câu hỏi gợi ý: - Hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Tô Hoài? Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài ? - Hãy nêu vài nét chung về tác phẩm? + Hoàn cảnh sáng tác? + Đề tài? + Nội dung cơ bản? + Bố cục? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS đọc nhanh Tiểu dẫn, SGK. + HS lần lượt trả lời từng câu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: 1. Tác giả - Ông là nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại bằng con đường tự học. - Viết theo xu hướng hiện thực thiên về diễn tả sự thật của đời thường. Ông hấp dẫn người đọc ở lối trần thuật của một người từng trải, hóm hỉnh, đôi lúc tinh quái những luôn sinh động nhờ vốn từ vựng… - Có vốn hiểu biết sâu sắc, đặc biệt là những nét lạ trong phong tục, tập quán ở nhiều vùng khác nhau của đất nước và trên thế giới. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu ký (1941), O chuột (1942),Truyện Tây Bắc (1953)… 2.Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: 1952 trong chuyến đi thực tế ở Tây Bắc. - Đề tài: viết về người nông dân miền núi. - Nội dung:Cuộc sống của người dân miền núi dưới ách thống trị của chế độ phong kiến và sự thức tỉnh của họ trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng và góp phần giải phóng quê hương. - Kết cấu: có 3 phần + Phần 1: Kể về Mị và cảnh sống của Mị + Phần 2: Kể về A Phủ ( đánh A Sử, xử kiện ) + Phần 3: Mị cứu A Phủ, cùng chạy trốn đến Phiềng Sa. | |
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân vật Mị a) Mục tiêu: HS hiểu và nắm được cuộc sống thống khổ của nhân vật Mị b) Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Nắm rõ nhân vật Mị d) Tổ chức thực hiện: | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm lớn và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về Mị khi còn ở gia đình. ? Trước khi bị bắt về làm dâu nhà Pá Tra, Mị là cô gái như thế nào ? ? Nhận xét gì về cuộc đời của Mị trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra? ? Nguyên nhân nào Mỵ bị đẩy vào hoàn cảnh dâu gạt nợ? + Nhóm 2: Tìm hiểu về Mị khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra ? Cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra như thế nào? ? Không gian sống? Nhận thức về thời gian? Các mối quan hệ của Mị? ? Nỗi khổ về tinh thần của Mị như thế nào? ? Thái độ của Mị đối với cuộc sống như thế nào? + Nhóm 3: Tìm hiểu về sức sống trong Mị ? Điều gì làm Mị trỗi dậy sức sống mãnh liệt ấy? ? Quá trình thức tỉnh của Mị như thế nào? + Nhóm 4: Tìm hiểu về Mị cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài ? Nguyên nhân nào khiến A Phủ bị trói? ? Diễn biến tâm lí của Mị khi cởi trói cho A Phủ ? Bước 2: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận, thảo luận nhóm và suy nghĩ câu trả lời + GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Các nhóm lần lượt trình bày + GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét và bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức=> Ghi kiến thức then chốt lên bảng. | II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nhân vật Mị a. Mị khi còn ở gia đình - Mị là cô gái xinh đẹp, yêu đời, chăm chỉ, tự trọng, hiếu thảo, có tài thổi sáo hay, có một tình yêu đẹp ® đáng được hưởng hạnh phúc. - Có khát vọng sống mãnh liệt: khao khát hạnh phúc do mình lựa chọn, từ chối làm dâu nhà giàu. ⇒ Lẽ ra Mị phải được hạnh phúc. Nhưng không ngờ đó chính là nguyên nhân dẫn cô đến những bi kịch đau khổ:phải trả món nợ truyền kiếp cho gia đình, trở thành con dâu gạt nợ. Từ đấy bông hoa của núi rừng bị nhấn chìm trong kiếp sống tôi đòi. b. Tìm hiểu về Mị khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra * Về thể xác: - Làm việc cả ngày lẫn đêm, khổ hơn trâu ngựa (so sánh). - Làm việc theo quán tính, thói quen bào mòn ý thức của Mị, biến Mị trở thành cái xác không hồn. - Mị bị đánh đập hành hạ. * Tinh thần: Mị là nạn nhân của chế độ cường quyền, nam quyền và thân quyền. * Về cuộc sống: - Không gian: Căn buồng Mị là một ẩn dụ độc đáo, gây ám ảnh ngột ngạt, bức bối - giam hãm tâm hồn và cuộc đời của Mị. - Thời gian: không biết mùa nào đã về, không phân biệt được thời gian giữa sáng và chiều. ⇒ Không có ý niệm về không gian và thời gian, nghĩa là Mị không có ý niệm về sự tồn tại của mình nữa. - Mối quan hệ: không người tri âm tri kỉ, chỉ ra vào lặng lẽ trong những đếm dài và buồn, làm bạn với ngọn lửa. *Thái độ của Mị: Ban đầu phản kháng quyết liệt, sau đó vì bố chết, vì món nợ và lòng hiếu thảo, nàng không còn nghĩ đến cái chết nữa => sự áp bức quá lâu của cường quyền và thần quyền đã làm tê liệt tinh thần phản kháng, bị tâm lí nô lệ đầu độc. c. Sức sống mãnh liệt trong Mị -Tiếngsáo: + “Mị với A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở vớinhau” d. Mị cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài - Nguyên nhân của sự việc là do A Phủ để mất bò, bị trói đứng. - Tâm trạng của Mị trước cảnh A Phủ bị trói: + Lúc đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng, vô cảm vì đã tê dại chai lì, quá đau khổ và quen với cảnh tàn bạo của nhà thống lí. + Về sau: giọt nước mắt cơ cực, bất lực, tuyệt vọng đã đánh thức nỗi đau lắng chìm trong Mị ⇒ Mị xúc động, đồng cảm + tình thương ⇒ hành động quyết liệt, liều lĩnh: cởi trói cho A Phủ và chạy - lúc ấy niềm khao khát sống bùng cháy trong Mị. | |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. b) Nội dung: Hs hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ HS đọc và trả lời câu hỏi: Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ em nhận thấy Mị là người như thế nào? Vì sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành suy nghĩ, thảo luận và trả lời - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài làm, chuẩn kiến thức. | ||
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức b) Nội dung: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau c) Sản phẩm: Kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm tài liệu, hình ảnh về về Tô Hoài và tác phẩm "Vợ chồng A Phủ". - HS tiếp nhận nhiệm vụ ,về nhà tiến hành hoàn thành nhiệm vụ được giao - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức bài học hôm nay. | ||
*Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Ngày soạn: …./…./….
Ngày dạy: …./…./….
SOẠN BÀI: VỢ CHỒNG A PHỦ (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ánh sáng thống trị của phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.
2. Năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn xuôi hiện đại Việt Nam ( 1945-1954)
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam ( 1945-1954)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn xuôi hiện đại Việt Nam ( 1945-1954).
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam ( 1945 -1954)
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nhân vật trong truyện và truyện cùng chủ đề;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 12; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 12 (tập 2), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS lắng nghe GV trình bày c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV trình bày: Ở tiết học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Đồng thời, chúng ta cũng nắm được diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong các hoàn cảnh khác nhau. Và hôm nay, tiếp tục bài học, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhân vật A Phủ và nghệ thuật của tác phẩm. | ||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu nhân vật A Phủ a) Mục tiêu: Nắm rõ kiến thức về nhân vật A Phủ b) Nội dung: GV yêu cầu HS vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động nhóm. c) Sản phẩm: Nắm được số phận và cá tính đặc biệt của A Phủ d) Tổ chức thực hiện: | ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu hoàn cảnh đặc biệt của A Phủ? + Số phận và tính cách của A Phủ trong tác phẩm hiện lên như thế nào? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời. + GV quan sát, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 2. Nhân vật A Phủ - A Phủ sống mồ côi từ bé. - Lớn lên: + Là một chàng trai phóng khoáng, tự tin, hồn nhiên, yêu đời: nghèo nhưng vẫn đi tìm người yêu + Dũng cảm, không chịu nhục: dám đánh A Sử => Các động từ nhanh, mạnh, dồn dập cho thấy sức mạnh và tính cách của A Phủ + Bị đánh trong cuộc xử kiện: mặt mũi xưng, môi và đôi mắt giập chảy máu không kêu mà vẫn quỳ chịu đòn, im như tượng đá => Phiên xử kiện: sự bi thảm, khổ cực của người dân miền núi, vạch trần bộ mặt của bọn chúa đất => Phiên xử kiện quái gở biến A Phủ trở thành nô lệ, con ở trừ nợ => Số phận đau khổ, bất hạnh của A Phủ và bản chất, bộ mặt của cha con thống lí Pá Tra - Khi bị trói: A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây định trốn thoát - Khi được Mị cắt dây trói: A Phủ khuỵu xuống rồi lại quật sức vùng lên, chạy => Cuộc đời của A Phủ biểu tượng cho số phận của nhân dân lao động miền núi : cùng chịu áp bức , cùng tháo củi sổ lồng, vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. | |
Hoạt động 2: Những nét đặc sắc về nghệ thuật a) Mục tiêu: HS hiểu và nắm được nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. b) Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Nắm rõ nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm d) Tổ chức thực hiện: | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi: + Tác giả đã khắc hoạ tính cách nhân vật Mị và A Phủ như thế nào? +Tác phẩm có lối viết thiên về hiện thực, đời thường, em hãy chứng minh nhận định đó? + Hãy nhận xét về giọng điệu của tác phẩm? Bước 2: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận và suy nghĩ câu trả lời + GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS lần lượt trình bày + GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét và bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức=> Ghi kiến thức then chốt lên bảng. | 3. Nghệ thuật đặc sắc * Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật Mị và A Phủ sống động và chân thực: - Nhân vật Mị được khắc hoạ từ cái nhìn bên trong, nhằm giúp ta khám phá và phát hiện vẻ đẹp ở nhân vật tiềm lực sống của nội tâm. - Nhân vật A Phủ được nhìn từ bên ngoài, tạo điểm nhấn về tính cách ở những hành động, giúp ta thấy rõ vẻ đẹp của A Phủ qua sự gan góc, táo bạo, mạnh mẽ. * Lối viết thiên về hiện thực, đời thường: - Phát hiện mới mẻ về nét là trong tập quán và phong tục (cướp vợ, trình ma, đánh nhau, xử kiện, óp đồng, đêm tình mùa xuân, trói đứng...). - Khả năng quan sát tìm tòi đã tạo dựng bối cảnh, tình huống, miêu tả thiên nhiên sống động, đầy chất thơ (cảnh mùa xuân về trên núi cao, lời ca và giai điệu tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày tết,...). - Giọng điệu trữ tình, hấp dẫn và lôi cuốn bằng sự từng trải tinh tế, bằng sự gia giảm đúng liều lượng phong vị và màu sắc dân tộc; ngôn ngữ giản dị, phong phú và đầy sáng tạo, mang đậm bản sắc riêng. | |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. b) Nội dung: Hs hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ HS đọc và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành suy nghĩ, thảo luận và trả lời: Gía trị nhân đạo: + Đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của Mị và A Phủ. + Thông cảm, xót thương cho số phận của hai nhân vật. + Lên án, tố cáo thế lực phong kiến miền núi đã áp bức, bóc lột người dân nghèo. + Trân trọng khát vọng sống của Mị và A Phủ. + Chỉ ra lối thoát: tự giải thoát cho mình và đi theo cách mạng. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài làm, chuẩn kiến thức. | ||
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức b) Nội dung: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau c) Sản phẩm: Kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về một đôi trai gái người Mông ở miền núi cao Tây Bắc cách đây mấy chục năm. Tuy nhiên , nhiều vấn đề đặt ra từ câu chuyện này không chỉ là chuyện của hôm qua mà còn là chuyện của hôm nay. Em nghĩ gì về điều này? - HS tiếp nhận nhiệm vụ ,về nhà tiến hành hoàn thành nhiệm vụ được giao - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức bài học hôm nay. | ||
*Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án ngữ văn 12 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình tin học lớp 12.
Phí tải giáo án:
- 150.000/học kì
- 200.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: gián án mới văn khối 12, ngữ văn 12 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an van 12 cv 5512Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT