Kênh giáo viên » Ngữ văn 6 » Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 6: Bài học đường đời đầu tiên

Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 6: Bài học đường đời đầu tiên

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 6: Bài học đường đời đầu tiên. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 6: Bài học đường đời đầu tiên


KHỞI ĐỘNG

1. Em đã bao giờ chơi với một chú dế chưa? Nêu những hiểu biết của em về loại động vật này?

Có hơn 900 loài thuộc họ Dế mèn; chúng phần bố toàn cầu tại nơi có vĩ độ từ 55°Bắc đến 55°Nam, với độ đa dạng cao nhất là ở các miền nhiệt đới. Chúng xuất hiện tại nhiều môi trường, từ đồng cỏ, bụi rậm, và rừng tới đầm lầy, bãi biển và hang động. Các loài dế mèn đa số sống về đêm, và con trống có tiếng gáy to dai dẳng để thu hút con mái, dù vài loài không gáy được.

BÀI 6.  BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

  1. Tìm hiểu chung
  2. Truyện

- Khái niệm: Truyện là một loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.

  1. Truyện đồng thoại

- Khái niệm: là truyện viết cho trẻ em (thiếu nhi), thường lấy loiaf vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người

- Đề tài: là phạm vi cuộc sống trong văn bản.

- Chủ đề: là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản

  1. Tác giả: Tô Hoài

- Tên thật: Nguyễn Sen (1920 – 2014)

- Quê quán: Hà Nội

- Ông là nhà văn có vốn sống rất phong phú, năng lực quan sát và miêu tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ chân thực, gần gũi với đời sống.

  1. Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
  • Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện đồng thoại, viết cho trẻ em.
  • Dế Mèn phiêu lưu ” (1941) là truyện đồng thoại dành cho lứa tuổi thiếu nhi, tác phẩm đã được dịch ra 40 thứ tiếng trên thế giới.
  • Năm sáng tác: 1941
  1. Đọc hiểu văn bản
  2. Đọc, tìm hiểu chú thích

Em hãy nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?
Kể tóm tắt nội dung đoạn trích.

  • Bố cục: 2 phần
  • Phần 1: Từ đầu -> thiên hạ: Miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn.
  • Phần 2: Đoạn còn lại: Diễn biến câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
  1. Phân tích

Khi nói về một nhân vật, cụ thể là loài vật, ta có thể nêu lên những đặc điểm nào của nhân vật đó?

=> đặc điểm hình dáng, cử chỉ, hành động, tính cách của nhân vật đó.

  1. Hình dáng và tính cách nhân vật Dế Mèn

THẢO LUẬN NHÓM

Nhiệm vụ: Các nhóm hoàn thành phiếu HT số 1 về hình dáng và tính cách của Dế Mèn

Ngoại hình Dế Mèn

Hành động của Dế Mèn

Ngôn ngữ của Dế Mèn

Suy nghĩ của Dế Mèn

Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng.

+ Nhai ngoàm ngoạm.

+ Co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ;

+ Đi đứng oai vệ;

+ Quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ; thỉnh thoảng, ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

Gọi Dế Choắt là “chú mày” với giọng điệu khinh khỉnh..

+ Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.

+ Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

=> Dế Mèn là một chàng thanh niên trẻ trung, cường tráng, yêu đời, tự tin nhưng vì tự tin quá mức về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình dẫn đến kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

Nhận xét :

+ Chàng Dế khỏe mạnh, cường tráng, trẻ trung, yêu đời.

+ Kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

Nghệ thuật:

+ Kể chuyện kết hợp miêu tả.

+ So sánh, tính từ gợi hình gợi tả (mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh ...)

+ Từ ngữ chính xác, sắc cạnh với nhiều động từ (đạp, nhai...)

+ Giọng văn sôi nổi.

  1. Hình dáng, tính cách của Dế Choắt

THẢO LUẬN NHÓM

  • Thời gian: 3 phút
  • Nhiệm vụ: Các nhóm hoàn thành phiếu HT số 2 về hình dáng và tính cách của Dế Choắt

Ngoại hình:

Tính cách:

Hành động

Thái độ của Dế Mèn:

+ Như gã nghiện thuốc phiện.

+ Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ.

+ Hôi như cú mèo.

+ Dại dột, có lớn mà không có khôn.

+ Ăn ở bẩn thỉu, lôi thôi.

Cầu xin Dế mèn cho đào ngách thông sang nhà Dế Mèn.

Coi thường, khinh khi, nhìn bạn với cái nhìn trịch thượng.

 Ích kỉ, hẹp hòi, ngạo mạn,  lạnh lùng trước hoàn cảnh khốn khó của đồng loại.

v Khi Dế Choắt nhờ giúp đỡ (đào hang sâu, có đường sang hang của Dế Mèn phòng lúc hoạn nạn), Dế Mèn thẳng thừng từ chối, thậm chí còn miệt thị Dế Choắt: hôi hám…

 

Dế Choắt trong mắt của Dế Mèn: Xấu xí, yếu ớt, lười nhác, bẩn thỉu.

  1. Trò đùa của Dế Mèn và cái chết của Dế Choắt

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI:

Hãy dựa vào những chi tiết trong truyện và hoàn thành bảng sau đây

Diễn biến tâm lí

Tâm trạng DM

Trước khi trêu

hào hứng, rủ Dế Choắt cùng trêu, hống hách "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!".

Khi trêu xong

tự tin, thách thức, tự đắc chui tọt vào hang, nằm lên giường bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!"

Khi thấy chị Cốc xử lí

Dế Choắt

Bắt đầu sợ hãi, hết vẻ kiêu căng "Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít.".

Khi thấy Dế Choắt thoi thóp

hoảng loạn, than thở, ân hận "Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!", "Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình".

 

  • Lúc đầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt.
  • Hát véo von, xấc xược… với chị Cốc
  • Sau đó chui tọt vào hang vắt chân chữ ngũ, nằm khểnh yên trí... đắc ý.
  • Khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì DM nằm im thin thít, khi Cốc bay đi rồi mới dám mon men bò ra khỏi hang.

=> Dế Mèn hèn nhát tham sống sợ chết bỏ mặc bạn bè, không dám nhận lỗi.

  1. d. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

+ Chứng kiến cái chết ở Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ gì? Suy nghĩ đó cho thấy sự thay đổi nào ở Dế Mèn?

+ Theo em, từ những trải nghiệm đáng nhớ đó, DM đã rút ra được bài nào học gì?

+ Theo em sự hối hận của Dế Mèn có cần thiết không và có thể tha thứ được không? Vì sao?

Tâm trạng Dế Mèn

  • Dế Mèn thể hiện ân hận, hối lỗi.
  • Nâng đầu Dế Choắt vừa thương, vừa ăn năn hối hận.
  • Chôn xác Dế Choắt vào bụi cỏ um tùm.
  • Hậu quả: Gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt (Kẻ phải trực tiếp chịu hậu quả của trò đùa này là Dế Choắt).

=> Dế Mèn có sự biến đổi tâm lý: từ thái độ kiêu ngạo, hống hách sang ăn năn, hối hận

=> Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hợp lí.

Bài học về cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.

Sự hối hận của Dế mèn là cần thiết vì kẻ biết lỗi sẽ tránh được lỗi. => Có thể tha thứ vì tình cảm của Dế Mèn rất chân thành.

III>. Tổng kết

  1. Nội dung – Ý nghĩa:

- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết  của Dế Choắt.

- Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm...

  1. Nghệ thuật

- Truyện đồng thoại với nội dung hấp dẫn, sinh động.

- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.

-Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ, miêu tả loài vật chính xác, sinh động

- Các phép tu từ .

- Lựa chọn  ngôi kể, lời văn giàu hình  ảnh, cảm xúc.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào?

  1. Đất rừng phương Nam.
  2. Dế Mèn phiêu lưu kí.
  3. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
  4. Những năm tháng cuộc đời.
  • B

Câu 2: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?

  1. Chương I
  2. Chương III
  3. Chương VI
  4. Chương X
  • A

Câu 3: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

  1. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.
  2. Chị Cốc và Dế Choắt.
  3. Dế Mèn và chị Cốc.
  4. Dế Mèn và Dế Choắt.
  • D

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là

  1. Tự sự
  2. Chị Cốc và Dế Choắt.
  3. Dế Mèn và chị Cốc.
  4. Dế Mèn và Dế Choắt.
  • D

Câu 5: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể lại theo lời

  1. Dế Mèn.
  2. Chị Cốc.
  3. Dế Choắt.
  4. Tác giả.
  • A

Câu 6: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

  1. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.
  2. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.
  3. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.
  4. Thân hình bình thường như bao con dế khác.
  • D

VẬN DỤNG

Nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ: “Nhân vật trong truyện đóng thoại được nhân cách hoá trên cơ sở đảm bảo không thoát li sinh hoạt có thật của loài vật.". Dựa vào những điều em biết về loài dế, hãy chỉ ra những điểm “có thật" như thế trong văn bản, đồng thời, phát hiện những chi tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”.

- Những điểm “có thật” ở loài dế mà tác giả miêu tả:

  • Đôi càng mẫm bóng.
  • Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
  • Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.
  • Đầu to ra, nổi từng tảng rất bướng.
  • Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.

- Những chi tiết thực ấy được tác giả khéo léo nhân hóa, gắn với những hành động, cử chỉ, tính cách của con người như:

  • Tên nhân vật được viết hoa như tên người, nhân hóa con vật như một con người
  • Dế Mèn xưng tôi, có những hành động như người như: ăn uống điều độ, siêng tập thể dục, trịnh trọng, khoan thai, đi đứng oai vệ, cà khịa với tất cả bà con lối xóm

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay