Kênh giáo viên » Ngữ văn 6 » Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 6: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 6: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 6: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 6: Ông lão đánh cá và con cá vàng


BÀI 6: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

KHỞI ĐỘNG

Có có biết truyện cổ tích Cây khế? Tính cách người anh và người em được thể hiện như thế nào? Kết cục dành cho người em và người anh như thế nào?

  1. TÌM HIỂU CHUNG

Thảo luận: Qua tìm hiểu ở nhà, nêu những hiểu biết của em về tác giả Puskin và truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

  1. 1. Tác giả

- Tên: A. X. Puskin

- Năm sinh- năm mất: 1799 – 1837

- Vị trí: được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”.

  1. Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác: 1833, được kể lại dựa trên truyện dân gian Nga, Đức nhưng có sự sáng tạo của Puskin.

Tóm tắt tác phẩm

  1. Hai vợ chồng ông lão sống trong túp lều…
  2. Ông lão bắt được cá vàng, cá van xin thả ra và hứa đền ơn…
  3. Mụ vợ đòi trả ơn… (5 lần)
  4. Hai vợ chồng trở lại cuộc sống nghèo khổ với túp lều nát và cái máng lợn  sứt mẻ…

THẢO LUẬN VÀ TRẢ LỜI

  • Truyện có những nhân vật nào?
  • Truyện được kể theo ngôi kể nào?
  • Phương thức biểu đạt của truyện?

Nhân vật trong truyện: mụ vợ, ông lão đánh cá, con cá vàng.

  • Ngôi kể: ngôi thứ ba
  • PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

Bố cục

  • Phần 1 (Từ đầu đến "vợ ở nhà kéo sợi"): Giới thiệu gia cảnh của ông lão.
  • Phần 2 (Tiếp đến "làm theo ý muốn của mụ"): Sự đền ơn của cá vàng và sự đòi hỏi, vô ơn của người vợ.
  • Phần 3 (Còn lại): Kết cục của sự tham lam.
  1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
  2. Hoàn cảnh gia đình ông lão đánh cá

Gia cảnh của vợ chồng ông lão đánh cá như thế nào?

-Hai vợ chồng sống với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển

- Chồng thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.

=> Cuộc sống nghèo khổ nhưng hạnh phúc.

  1. Sự đền ơn của cá vàng và sự đòi hỏi, vô ơn của người vợ

Phần

Vợ ông lão đánh cá

Ông lão đánh cá

Biển

2

Mắng chồng là đồ ngốc. Đòi máng lợn mới.

Đi ra biển gọi cá vàng lên hỏi.

Gợn sóng êm ả.

3

Quát to hơn - đồ ngu. Đòi ngôi nhà rộng.

Ông lão lại đi ra biển hỏi.

Đã nổi sóng.

4

Mắng và bắt chồng quét chuồng ngựa. Đòi làm nhất phẩm phu nhân.

Ông lão lại lóc cóc ra biển hỏi.

Nổi sóng dữ dội.

5

Nổi trận lôi đình, đuổi chồng. Đòi làm nữ hoàng.

Ông lão hoảng sợ kêu xin nhưng cuối cùng cũng đành lủi thủi ra biển hỏi.

Nổi sóng mù mịt.

6

Nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt chồng. Đòi làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ.

Ông lão không dám trái lời mụ nên lại đi ra biển hỏi.

Nổi sóng ầm ầm.

 

  1. Nhân vật ông lão đánh cá

Những lời nói với cá vàng của ông lão:

- Nó mắng tôi, càu nhàu mãi, tôi không ở yên được.

- Nó mắng tôi nhiều hơn và không để tôi yên chút nào.

- Mụ vợ tôi phát khùng lên, nó chẳng để tôi yên chút nào.

- Mụ vợ nhà tôi lại nổi cơn điên rồi.

- Cá ơi! Giúp tôi với, tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này.

=> Ông hiểu rõ tâm địa, bản chất và lòng tham quá đáng của vợ.

- Tính cách: chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng à hình ảnh người lao động Nga.

- Thái độ và hành động của ông lão:

+ Phục tùng mụ vợ vô điều kiện

+ Trước những lời mắng mỏ, đòi hỏi của vợ: răm rắp làm theo, không dám trái ý cũng không phản kháng..

=> Ông lão nhu nhược

  1. Nhân vật mụ vợ
  • Tham lam vô độ: đòi hỏi vật chất cái máng, cái nhà) đến danh vọng, quyền hành (nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, Long vương)
  • Bội bạc, nhẫn tâm: Không tỏ ra biết ơn, tôn trọng chồng, mỗi lần thỏa mãn lại bội bạc hơn => vượt qua giới hạn.
  • Kết cục: "mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ"

=> Sự trừng trị trước những người tham lam, vô ơn.

  1. C. Các nhân vật khác

Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?

Biển cả: từ êm ả => gợn sóng => nổi sóng dữ dội => giông tố mù mịt => hiện tượng nghệ thuật tương trưng cho công lí của nhân dân.

Mỗi lần ông lão cầu xin, Cá vàng đã giúp ông lão như thế nào? Tại sao cá vàng lại giúp ông lão? Tại sao lần đòi hỏi thứ 5 của mụ vợ, cá vàng không giúp mụ ta?

- Cá vàng đáp ứng tất cả các yêu cầu của ông lão + Cá vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người.

=>  Cá vàng trả ơn ông lão, nhưng sau đó vì sự đòi hỏi không biết điểm dừng của mụ vợ nên đã tước đoạt lại hết tất cả. 

CÁ VÀNG

  • Cá vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người, có thể làm ra, thỏa mãn nhiều yêu cầu, ước muốn.
  • Cá vàng trả ơn ông lão, nhưng sau đó vì sự đòi hỏi không biết điểm dừng của mụ vợ nên đã tước đoạt lại hết tất cả. 
  • Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện. Tượng trưng cho công lí xã hội: thưởng người hiền, phạt người ác.

III. TỔNG KẾT

Em hãy nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng

Nội dung: Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A. Puskin kể lại. Truyện ngợi ca lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

Nghệ thuật:

- Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

LUYỆN TẬP

1.Truyện ông lão đánh cá và con cá vàng của tác giả người?

Nga

  1. “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích giàu kịch tính. Đâu là điểm đỉnh của kịch tính trong truyện?

Mụ vợ ông lão đòi làm long vương.

  1. Biển trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có phải là một nhân vật không?

Biển cũng là một nhân vật được nhân hóa, các sắc thái biển khác nhau mỗi lần ông lão ra biển gặp cá vàng

  1. Mô tip chính của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

Chồng khờ khạo, hiền lành, vợ gian tham, ác độc

  1. Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích này là gì?

Tăng tiến, liệt kê

VẬN DỤNG

Hãy nêu một điểm giống và một điểm khác nhau nổi bật của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng (Puskin) và truyện cổ tích dân gian (Gợi ý: tìm điểm giống và khác nhau về tác giả; yếu tố hoang đường, kì ảo; kiểu nhân vật;...).

- Điểm giống: Cùng có những yếu tố hoang đường, kì ảo.

- Điểm khác: 

+ Truyện cổ tích dân gian: thường không ghi tác giả do nhân dân sáng tạo, truyền miệng.

+ Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có tác giả rõ ràng: Puskin.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn tập nội dung bài học.
  • Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Thực hành tiếng Việt

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay