Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 7: Đêm nay bác không ngủ
Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 7: Đêm nay bác không ngủ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 7: Đêm nay bác không ngủ
KHỞI ĐỘNG
Hãy đọc câu chuyện sau và em có nhận xét gì về Bác?
BÀI 7: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
- TÌM HIỂU CHUNG
- Tác giả
Minh Huệ (Nguyễn Đức Thái- 1927)
Quê quán: Nghệ An
Ông làm thơ từ thời kháng chiến chống TD Pháp.
Năm sáng tác: 1951
Năm sáng tác: 1951
- Tác phẩm
Minh Huệ viết lại dựa trên câu chuyện có thật do người bạn là vệ quốc quân kể lại khi chứng kiến Bác không ngủ, trên đường đi chiến dịch biên giới Thu-Đông 1950.
Mạch cảm xúc chính: kể về một đêm không ngủ của Bác. Qua đó thể hiện tình cảm của Bác đối với bộ đội, dân công và tình cảm của anh đội viên đối với Bác.
Bố cục
9 khổ thơ đầu: Lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên.
7 khổ thơ cuối: Lần thức dậy thứ ba của anh đội viên.
- TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Nhân vật anh đội viên
Tìm các chi tiết liên qua đến hoàn cảnh xuất hiện (thời gian, không gian) của anh đội viên? Nhận xét về hoàn cảnh xuất hiện đó.
- Thời gian: trời đã về khuya.
- Không gian: mái lều tranh "xơ xác", trời mưa "lâm thâm".
=> Lạnh giá, thiếu thốn, khó khăn.
THẢO LUẬN NHÓM
- Trong lần đầu tiên thức dậy, anh đội viên đã thể hiện thái độ,hành động, tâm trạng như thế nào với Bác Hồ? Qua đó thể hiện tình cảm của anh dành cho Bác Hồ như thế nào?
- Trong lần thứ ba thức dậy, tâm trạng của anh đội viên đã có sự thay đổi thế nào?
- Trong 6 khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng các yếu tố nghệ thuật nào?
Lần thức giấc đầu tiên
- Thái độ: Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải, lo lắng cho sức khỏe của Bác.
- Hành động: Nhìn và dõi theo những cử chỉ, hành động của Bác
- Tâm trạng: Mơ màng như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp. Thổn thức, thì thầm xúc động
- Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải (khổ 1)
- Nhìn, theo dõi những cử chỉ, hành động của Bác (Khổ 2,3,4)
+ Điệp từ "càng" diễn tả tình thương tăng cấp
- Mơ màng như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp (khổ 5)
+So sánh, ẩn dụ: Bóng Bác - ngọn lửa hồng
=> Tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác
- Thổn thức, thầm thì... (khổ 6) => Sự xúc động
=> Thương yêu, cảm phục trước tấm lòng của Bác
- Lần thức dậy thứ ba
- Nghệ thuật:
+ Từ láy: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác….
+ Điệp từ "càng": diễn tả tình thương tăng cấp của anh đội viên với Bác.
+ Ẩn dụ: "Người cha": Bác như người cha của mình, của dân tộc.
+ So sánh: "Như nằm trong giấc mộng"; "Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng": thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.
+ Đảo trật tự ngôn từ (Mời Bác ngủ Bác ơi/ Bác ơi! Mời Bác ngủ): Diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, lo lắng, tình cảm chân thành của anh đội viên với Bác
=> diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, tình cảm lo lắng chân thành mộc mạc của người đội viên với Bác.
“Lòng vui sướng mênh mông.
Anh thức luôn cùng Bác”
=> Niềm vui của anh đội viên khi hiểu được tấm lòng và sự vĩ đại của Bác.
- Hình ảnh Bác Hồ trong đêm không ngủ:
THẢO LUẬN NHÓM
Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết thể hiện hình dáng, cử chỉ, tâm trạng của Bác Hồ trong đêm không ngủ. Qua đó, em hãy nêu những suy nghĩ và cảm nhận về Bác
Đặc điểm | Bác Hồ | |
Hình dáng | Lần 1 |
|
Lần 3 |
| |
Cử chỉ |
| |
Tâm trạng |
| |
Lời nói |
|
- Hình dáng: vẫn ngồi, lặng yên, trầm ngâm, chòm râu im phăng phắc, bóng Bác cao lồng lộng
- Cử chỉ: đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng. → Sự lo lắng, chăm sóc ân cần, tình yêu thương của Bác với chiến sĩ
- Tâm trạng: lo lắng, không ngủ, thương đoàn dân công, mong trời sáng
=> Bác lặng trong những ưu tư, suy tư. Hình ảnh Bác vừa to lớn, vĩ đại vừa gần gũi, ân tình.
- Lời nói: Chú cứ việc ngủ ngon, không an lòng, thương đoàn dân công
=> Tình cảm, lòng yêu thương bao la rộng lớn. Sự hi sinh vĩ đại, lo cho dân hơn cho mình.
NHẬN XÉT
- Sự lo lắng, chăm sóc ân cần, tình yêu thương của Bác với chiến sĩ
- Bác lặng trong những ưu tư, suy tư. Hình ảnh Bác vừa to lớn, vĩ đại vừa gần gũi, ân tình.
- Tình cảm, lòng yêu thương bao la rộng lớn. Sự hi sinh vĩ đại, lo cho dân hơn cho mình.
- Bác thức là một lẽ thường tình.
Nghệ thuật
- Các từ láy gợi hình.
- So sánh, ẩn dụ.
- Điệp ngữ "Đêm nay" nhấn mạnh việc nhiều đêm không ngủ.
- Câu thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” là nhan đề của bài thơ và lặp lại 3 lần ở các dòng 4, 35, 62. Khiến cho sự việc không ngủ được láy lại đi suốt mạch thơ và trở thành hình tượng trung tâm. Đó chính là điểm nhấn nổi bật để khắc họa hình tượng Bác Hồ trong bài thơ này.
- Bài thơ đã thể hiện tình yêu thương và chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ như người cha, người mẹ chăm lo giấc ngủ cho những đứa con.
III. Tổng kết
- Nội dung:
- Câu chuyện cảm động về tấm lòng yêu thương sâu sắc của bác đối với anh bộ đội và nhân dân qua cảm nhận của người chiến sĩ.
- Tình cảm yêu mến, kính phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
- Ý nghĩa
- Thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác đối với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu, cảm phục của nhân dân, bộ đội đối với Bác.
- Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ.
- Lời thơ giản dị, có nhiều h/a thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo hình.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ
- Tác giả bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là ai?
- Minh Huệ
- Tố Hữu
- Nguyễn Du
- Ngọc Huệ
=> A
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
A.Trước cách mạng tháng Tám
B.Trong thời kì chống Pháp.
- Trong thời kì chống Mỹ
- Khi đất nướchòa bình
3.Trong lần thứ ba thức dậy, anh đội viên đã có phản ứng như thế nào khi nhìn thấy Bác vẫn thức?
- Ngạc nhiên
- Lo lắng
- Xúc động, nghẹn ngào
- Hốt hoảng, giật mình
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện đỉều gì ở Bác Hồ?
- Sự hi sinh cao cả vì sự nghiệp cách mạng.
- Sự quan tâm đặc biệt đối với chiến dịch diễn ra vào ngày hôm sau.
- Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn đối với bộ đội và nhân dân.
- Tinh thần vì dân, vì nước.
5.Nhân vật trung tâm trong bài thơ là ai ?
- Anh đội viên
- Đoàn dân công
- Bác Hồ
- Anh đội viên và Bác Hồ
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong câu chuyện giữa đoạn trích (câu chuyện về Bác mà Minh Huệ được nghe kể) và bài thơ của Minh Huệ.
- Bài thơ theo khá sát với câu chuyện mà Minh Huệ đã được nghe kể lại (nhân vật, bối cảnh, sự quan tâm và lo lắng của anh đội viên dành cho Bác, lời giải thích của Bác vì sao không ngủ,...).
- Khác nhau: Nhà thơ đã thêm vào một số chi tiết: (1) Bác đi dém chăn, nhón chân để khỏi làm các chiến sĩ giật mình, qua đó khắc hoạ rõ hơn sự ân cần, yêu thương của Bác đối với chiến sĩ; (2) nhấn mạnh 3 lần anh đội viên thức dậy (tỉnh lược lần thứ 2) để cho thấy Bác đã thức trọn vẹn cả đêm dài; (3) anh đội viên thức cùng Bác để miêu tả tình cảm của anh đội viên với Bác.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật.
- Khuyến khích vẽ tranh về Bác Hồ
- Chuẩn bị bài mới: Lượm
+ Đọc bài thơ
+ Tìm hiểu nội dung qua câu hỏi SGK.
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6