Giáo án powerpoint vật lí 8
Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint vật lí 8. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn vật lí 8 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án powerpoint vật lí 8
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG VẬT LÍ 8
Chương 1: Cơ học
- Bài 1: Chuyển động cơ học
- Bài 2: Vận tốc
- Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều
- Bài 4: Biểu diễn lực
- Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính
- Bài 6: Lực ma sát
- Bài 7: Áp suất
- Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
- Bài 9: Áp suất khí quyển
- Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét
- Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét
- Bài 12: Sự nổi
- Bài 13: Công cơ học
- Bài 14: Định luật về công
- Bài 15: Công suất
- Bài 16: Cơ năng
- Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
- Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học
Chương 2: Nhiệt học
- Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Bài 21: Nhiệt năng
- Bài 22: Dẫn nhiệt
- Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt
- Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt
- Bài 28: Động cơ nhiệt
- Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học
2. GIÁO ÁN WORD BÀI
Ngày soạn:
Ngày dạy
Chương I: CƠ HỌC
Tiết 1- Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
- I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học.
- Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động.
- Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động.
- Lấy được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống.
- Nêu được những ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Xác định được các dạng chuyển động thường gặp như chuyển động thẳng, cong, tròn..
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
- 3. Phẩm chất
- Tự học, tự chủ, sống có trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2;1.3 trong SGK.(nếu có)
- Học sinh:
Mỗi nhóm: Tài liệu, đồ dùnghọc tập và sách tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (6 phút)
- a) Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
- b) Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
- c) Sản phẩm
HS đưa dự đoán về sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trời.
- d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Đọc phần giới thiệu nội dung chương I.
+ Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải M. Trời chuyển động còn T.Đất đứng yên không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Trả lời theo yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Không phải MT cđ còn TĐ đứng yên.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
+ Một vật có thể là chuyển động, cùng lúc đó có thể là đang đứng yên, vậy đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào điều gì.
-> Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên. (8 phút)
- a) Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học.
- b) Nội dung
- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.
- Hoạt động chung cả lớp.
- c) Sản phẩm
- Phiếu học tập cá nhân:
- Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1 - C3.
- d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Yêu cầu HS thảo luận C1 - C3. + Lấy ví dụ về chuyển động và đứng yên đồng thời chỉ rõ vật được chọn làm mốc. + Đưa ra khái niệm về chuyển động cơ học. - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1 - C3, tự tìm ví dụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc sgk, trao đổi nhóm tìm câu trả lời C1 - C3. Các nhóm tìm ví dụ và ghi từng yêu cầu vào bảng phụ. - Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS. Bước 3: Báo cáo thảo luận + HS trình bày kết quả Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung. | I - Làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên.
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (Vật mốc) gọi là chuyển động cơ học gọi tắt (chuyển động). - Khi vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc thì coi là đứng yên. |
Hoạt động 2: Xác định tính tương đối của chuyển động và đứng yên. (8 phút)
- a) Mục tiêu: - Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động.
- b) Nội dung
- Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
- c) Sản phẩm: rút ra kết luận.
- Phiếu học tập cá nhân:
- Phiếu học tập của nhóm: trả lời các câu C4-C7.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Xác định chuyển động và đứng yên đối với khách ngồi trên ô tô đang chuyển động. + Yêu cầu HS trả lời C4 đến C7. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi C4-C7. - Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. Nhận xét và đưa ra tính tương đối của chuyển động. Bước 3: Báo cáo, thảo luận : trả lời câu hỏi C4-C7. Rút ra kết luận. Bước 4: Kết luận, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: | II – Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Kết luận: Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối. Vì một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác và ngược lại. Nó phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc. |
Hoạt động 3: Xác định một số dạng chuyển động thường gặp (8 phút) a) Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động. - Chỉ ra một số dạng chuyển động thường gặp. b) Nội dung - Hoạt động cá nhân, nhóm: kinh nghiệm thực tế, nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. c) Sản phẩm: rút ra kết luận. - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: d) Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Có mấy dạng chuyển động. + Mô tả dạng chuyển động của một số vật trong thực tế. (Cho ví dụ) - Học sinh tiếp nhận: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: nghiên cứu SGK và nêu tên 3 dạng chuyển động. Cho ví dụ. - Giáo viên: giới thiêu quỹ đạo chuyển động. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: | III – Một số chuyển động thường gặp.
- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo chuyển động. - Căn cứ vào Quỹ đạo chuyển động ta có 3 dạng chuyển động. + Chuyển động thẳng. + Chuyển động cong. + Chuyển động tròn. |
Hoạt động 3: Xác định một số dạng chuyển động thường gặp (8 phút)
- a) Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động.
- Chỉ ra một số dạng chuyển động thường gặp.
- b) Nội dung
- Hoạt động cá nhân, nhóm: kinh nghiệm thực tế, nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
- c) Sản phẩm: rút ra kết luận.
- Phiếu học tập cá nhân:
- Phiếu học tập của nhóm:
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Có mấy dạng chuyển động. + Mô tả dạng chuyển động của một số vật trong thực tế. (Cho ví dụ) - Học sinh tiếp nhận: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: nghiên cứu SGK và nêu tên 3 dạng chuyển động. Cho ví dụ. - Giáo viên: giới thiêu quỹ đạo chuyển động. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: | III – Một số chuyển động thường gặp. - Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo chuyển động. - Căn cứ vào Quỹ đạo chuyển động ta có 3 dạng chuyển động. + Chuyển động thẳng. + Chuyển động cong. + Chuyển động tròn. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút)
- a) Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.
- b) Nội dung
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C10, C11/SGK.
- Hoạt động chung cả lớp.
- c) Sản phẩm
- Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C10, C11/SGK và các yêu cầu của GV.
- Phiếu học tập của nhóm:
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu:
+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
+ Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C10.
+ Trả lời nội dung C11.
- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C10, C11 và ND bài học để trả lời.
- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét
C11. Khi nói: khoảng cách từ vật tới mốc khong thay đổi thì đứng yên so với vật mốc, không phải lúc nào cũng đúng. Ví dụ trong chuyển động tròn thì khoảng cách từ vật đến mốc (Tâm) là không đổi song vật vẫn chuyển đông.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (7 phút)
- a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
- b) Nội dung
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
- c) Sản phẩm
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Tại sao Trái Đất và nhiều hành tinh khác đều quay quanh Mặt Trời?
Mặt Trời sao không quay quanh hành tinh khác?
Ngoài một số dạng chuyển động thường gặp trên còn có các dạng chuyển động nào nữa?
+ Đọc mục có thể em chưa biết.
+ Làm các BT trong SBT: từ bài 1.1 -> 1.8/SBT.
- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Trong vở BT.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau
* Hướng dẫn về nhà
+ Hoàn thành các bài tập còn lại
+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án Vật lí 8 kì 1 soạn theo công văn 5512
Từ khóa: Giáo án powerpoint lí 8, GA trình vật lí 8, GA điện tử vật lí lớp 8Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS