Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 8 kết nối tri thức
Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Vật lí 8 Kết nối tri thức
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
BÀI 13: KHỐI LƯỢNG RIÊNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng. Khối lượng riêng = khối lượng/ thể tích
- Liệt kê một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng
2. Năng lực
- Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, tìm tòi kiến thức và liên hệ thực tiễn các vấn đề liên quan đến khối lượng riêng
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để tìm hiểu mối liên hệ giữa khối lượng và thể tích của vật
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các hiện tượng liên quan đến khối lượng riêng
- Năng lực riêng
- Thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu mối liên hệ giữa khối lượng và thể tích của vật từ đó xây dượng được khái niệm khối lượng riêng, đơn vị khối lượng riêng
- Kết hợp được các kiến thức trong đã học về khối lượng riêng, công thức xác định khối lượng riêng và đơn vị khối lượng riêng vận dụng vào giải quyết bài tập cụ thể và các tình huống trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 8.
- Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm :
- Ba thỏi sắt có thể tích lần lượt là : V1 = V ; V2 =2V ; V3 = 3V
- Cân điện tử
- Ba thỏi sắt, nhôm, đồng có cùng thể tích V1 = V2 = V3
- Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 8.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của vật
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS để HS bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa khối lượng và thể tích của vật
b. Nội dung: GV xuất phát từ những quan niệm thường gặp trong thực tế về vật nặng vật nhẹ, đặt vấn đề dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung chính của bài
c. Sản phẩm học tập: HS bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa khối lượng và thể tích của vật
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống, ta thường nói sắt nặng hơn nhôm, Nói như thế có đúng không? Làm thế nào để trả lời câu hỏi này?
- GV yêu cầu HS dự đoán và giải thích câu trả lời của mình
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV để HS trao đổi, phát biểu ý kiến sau đó nhận xét và định hướng HS vào nội dung của bài học: Bài 13: Khối lượng riêng
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối liên hệ giữa khối lượng và thể tích của vật
a. Mục tiêu:
HS nhận biết được : Đối với các vật liệu được làm từ cùng một chất thì tỉ số giống nhau còn đối với các vật liệu làm từ các chất khác nhau thì tỉ số khác nhau
b. Nội dung:
GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện thí nghiệm xác định tỉ số khối lượng/ thể tích () của vật liệu được làm từ cùng một chất có thể tích và khối lượng khác nhau, các vật liệu được làm từ chất khác nhau.
c. Sản phẩm học tập:
HS rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa khối lượng và thể tích của vật
- Các vật liệu làm từ cùng một chất có tỉ số xác định
Các vật liệu làm từ các chất khác nhau có tỉ số khác nhau
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Trong đời sống, ta thường nói sắt nặng hơn nhôm, Nói như thế có đúng không? Làm thế nào để trả lời câu hỏi này?
BÀI 13: KHỐI LƯỢNG RIÊNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
Thí nghiệm
Khối lượng riêng, đơn vị khối lượng riêng
- THÍ NGHIỆM
- Thí nghiệm 1 (SGK – tr56)
Chuẩn bị
- Ba thỏi sắt có thể tích lần lượt là , ;
- Cân điện tử
Tiến hành
- Bước 1: Dùng cân điện tử để xác định khối lượng từng thỏi sắt tương ứng
- Bước 2: Ghi số liệu, tính tỉ số khối lượng và thể tich tương ứng vào vở theo mẫu sau.
Đại lượng | Thỏi 1 | Thỏi 2 | Thỏi 3 |
Thể tích | V1 = V | V2 = 2V | V3 = 3V |
Khối lượng | m1 = ? | m2 = ? | m3 = ? |
Tỉ số |
Nêu nhận xét về tỉ số khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt
Các vật liệu làm từ cùng một chất có tỉ số xác định
Hãy dự đoán về tỉ số khối lượng và thể tích với các vật liệu khác nhau
- Thí nghiệm 2 (SGK – tr57)
- Ba thỏi sắt, nhôm, đồng có cùng thể tích là
- Cân điện tử
Tiến hành
- Bước 1: Dùng cân điện tử để xác định khối lượng của thỏi, sắt, nhôm, đồng tương ứng
- Bước 2: Tính tỉ số giữa khối lượng và thể tích , ghi số liệu vào vở theo mẫu sau.
Đại lượng | Thỏi sắt | Thỏi nhôm | Thỏi đồng |
Thể tích | V1 = V | V2 = 2V | V3 = 3V |
Khối lượng | m1 = ? | m2 = ? | m3 = ? |
Tỉ số |
Nêu nhận xét về tỉ số khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng
Các vật liệu làm từ các chất khác nhau có tỉ số khác nhau
Nhận xét về mối liên hệ giữa khối lượng và thể tích của vật
Các vật liệu làm từ cùng một chất có tỉ số xác định
Các vật liệu làm từ các chất khác nhau có tỉ số khác nhau
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Vật lí 8 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
BÀI 13: KHỐI LƯỢNG RIÊNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng
- Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó
- Khối lượng riêng của nhiều chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó
- Khối lương riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị diện tích chất đó
- Khối lương riêng của nhiều chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị diện tích chất đó
Câu 2: công thức nào sau đây là công thức tính khối lượng riêng?
- D = m.V
- Không có đáp án đúng
Câu 3: Đơn vị của khối lượng
- kg
- g/lít
- lít
- kg/m3
Câu 4: Đơn vị của thể tích
- kg
- g/lít
- lít
- kg/m3
Câu 5: Đơn vị của khối lượng riêng
- kg
- g/lít
- lít
- kg/m3
Câu 6: Khối lượng riêng của chất rắn nào lớn nhất?
- sắt
- chì
- nhôm
- gạo
Câu 7: Khối lượng riêng của chất rắn nào nhỏ nhất?
- nhôm
- đá
- gạo
- gỗ tốt
Câu 8: Khối lượng riêng của chất lỏng nào nhỏ nhất?
- dầu ăn
- dầu hỏa
- xăng
- thủy ngân
Câu 9: Khối lượng riêng của chất lỏng nào lớn nhất?
- dầu ăn
- dầu hỏa
- xăng
- thủy ngân
Câu 10: Khối lượng riêng của chất nào nằm trong khoảng 800?
- Nhôm, gỗ tốt, dầu hỏa
- Dầu hỏa, dầu ăn, gỗ tốt
- Dầu hỏa, xăng, nước
- Dầu ăn, đá, rượu
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó
- Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm sắt có khối lượng 7800 kg
- Công thức tính khối lượng riêng là D = mV
- Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng
Câu 2: Dựa vào đại lượng nào người ta nói sắt nặng hơn nhôm?
- Thể tích
- Khối lượng
- Khối lượng riêng
- Không phụ thuộc vào đại lượng
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm
Ngoài đại lượng khối lượng riêng của một chất, người ta còn sử dụng các đại lượng khác là ….
- Khối lượng riêng
- Khối lượng
- Trọng lượng riêng
- Thể tích
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Vật lí 8 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Điền vào chỗ chấm: “... của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó”.
A. Trọng lượng riêng. B. Thể tích riêng.
C. Khối lượng riêng. D. Mật độ riêng.
Câu 2. Đơn vị thường dùng đo khối lượng riêng là
A. mL/g. B. g/cm3. C. m3/kg. D. N/m3.
Câu 3. Dụng cụ nào sau đây được dùng trong việc xác định khối lượng của một vật hình hộp chữ nhật?
A. Thước đo. B. Cốc thủy tinh. C. Ống đong. D. Tỉ trọng kế.
Câu 4. Áp lực là
A. lực ép có phương song song với mặt bị ép.
B. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 5. Trong gia đình, người ta thường dùng nồi áp suất để ninh thức ăn mềm nhanh hơn. Đây là ứng dụng của
A. áp suất chất lỏng. B. áp suất chất khí.
C. áp suất chất rắn. D. áp suất chân không.
Câu 6. Ứng dụng của áp suất chất lỏng là
A. đài phun nước. B. máy đo huyết áp. C. giác mút treo tường. D. bình xịt hen suyễn.
Câu 7. Một miếng gỗ có khối lượng 9,7g, biết thể tích của nó là 10cm3. Khối lượng riêng của miếng gỗ là
A. 97 g/cm3. B. 9,7 g/cm3. C. 0,97 g/cm3. D. 0,097 g/cm3.
Câu 8. Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng rượu, bình B đựng thủy ngân tới cùng một độ cao. Khi bình mở khóa K, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Thủy ngân chảy sang rượu vì khống lượng riêng của thủy ngân lớn hơn rượu.
B. Không có hiện tượng chất lỏng từ bình nọ chảy sang bình kia vì độ cao hai nhánh như nhau.
C. Rượu chảy sang thủy ngân vì khối lượng rượu nhiều hơn.
D. Rượu chảy sang thủy ngân hoặc ngược lại phụ thuộc vào tiết diện hai nhánh.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Một bình chứa 75 ml chất lỏng chưa biết tên có khối lượng 94,43g. Biết khối lượng riêng của một số chất lỏng như sau:
- Khối lượng riêng của nước: 1000 kg/m3.
- Khối lượng riêng của ethanol: 789 kg/m3.
- Khối lượng riêng của glycerine: 1260 kg/m3.
a) Xác định tên chất lỏng chứa trong bình.
b) Khi đổ nước vào bình chứa chất lỏng này, chất lỏng có nổi trong nước không? Vì sao?
Câu 2. (1,5 điểm) Đặt một hộp gỗ lên mặt bàn nằm ngang thì áp suất của hộp gỗ tác dụng xuống mặt bàn là 720 N/m2.
a) Tính khối lượng của hộp gỗ, biết diện tích mặt tiếp xúc của hộp gỗ với mặt bàn là 0,35 m2.
b) Nếu nghiêng mặt bàn đi một góc α nhỏ so với phương ngang, áp suất do hộp gỗ tác dụng lên mặt bàn có thay đổi không? Nếu có thì áp suất này tăng hay giảm?
Câu 3. (1,5 điểm)
a) Một tàu ngầm lặn xuống đáy biển sâu 50m. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3. Tính áp suất nước biển ở độ sâu này.
b) Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân?
Câu 4. (1 điểm) Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc của với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
------Còn tiếp-----------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ vật lí 8 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint khoa học tự nhiên 8 kết nối, soạn khtn vật lí 8 kết nối tri thức
Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS