Giáo án powerpoint vật lí 10
Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint vật lí 10. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn vật lí 10 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án powerpoint vật lí 10
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG VẬT LÍ 10
Phần 1: Cơ học
Chương 1: Động học chất điểm
- Bài 1: Chuyển động cơ
- Bài 2: Chuyển động thẳng đều
- Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều
- Bài 4: Sự rơi tự do
- Bài 5: Chuyển động tròn đều
- Bài 6: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
- Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí
- Bài 8: Thực hành: Khảo sát chuyển động rơi tự do. Xác định gia tốc rơi tự do
Chương 2: Động lực học chất điểm
- Bài 9 : Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
- Bài 10 : Ba định luật Niu-tơn
- Bài 11 : Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
- Bài 12 : Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
- Bài 13 : Lực ma sát
- Bài 14 : Lực hướng tâm
- Bài 15 : Bài toán về chuyển động ném ngang
- Bài 16 : Thực hành : Xác định hệ số ma sát
Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn
- Bài 17 : Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
- Bài 18 : Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực
- Bài 19 : Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
- Bài 20 : Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế
- Bài 21 : Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
- Bài 22 : Ngẫu lực
Chương 4: Các định luật bảo toàn
- Bài 23 : Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
- Bài 24 : Công và Công suất
- Bài 25 : Động năng
- Bài 26 : Thế năng
- Bài 27 : Cơ năng
Phần 2: Nhiệt học
Chương 5: Chất khí
- Bài 28 : Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí
- Bài 29 : Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt
- Bài 30 : Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ
- Bài 31 : Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
Chương 6: Cơ sở của nhiệt động lực học
- Bài 32 : Nội năng và sự biến thiên nội năng
- Bài 33 : Các nguyên lí của nhiệt động lực học
Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể
- Bài 34 : Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình
- Bài 35 : Biến dạng cơ của vật rắn
- Bài 36 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- Bài 37 : Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- Bài 38 : Sự chuyển thể của các chất
- Bài 39 : Độ ẩm của không khí
- Bài 40 : Thực hành : Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng
2. GIÁO ÁN WORD BÀI
PHẦN I: CƠ HỌC
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
- Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì
- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.
- Năng lực
- Năng lực được hình thành chung :
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
- Năng lực chuyên biệt môn vật lý :
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá nhân của HS
- Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên
- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho hs thảo luận.
- Học sinh
- Ôn lại về phần chuyển động lớp 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- d) Tổ chức thực hiện:
Trên đường đi từ BK đến TN có đoạn cột cây số ghi Thái Nguyên 40km, ở đây cột cây số được gọi là vật làm mốc. Vậy vật làm mốc là gì? Vai trò? Ta vào bài học h.nay để tìm hiểu.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Chuyển động cơ. Chất điểm
- a) Mục tiêu: HS nắm được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ CH1.1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? - Lấy ví dụ minh hoạ. CH1.2: Như vậy thế nào là chuyển động cơ? (ghi nhận khái niệm) cho ví dụ? - Khi cần theo dõi vị trí của một vật nào đó trên bản đồ (ví dụ xác định vị trí của một chiếc ôtô trên đường từ Cao Lãnh đến TP HCM) thì ta không thể vẽ cả chiếc ô tô lên bản đồ mà có thể biểu thị bằng chấm nhỏ. Chiều dài của nó rất nhỏ so với quãng đường đi. CH1.3: Vậy khi nào một vật chuyển động được coi là một chất điểm? Nêu một vài ví dụ về một vật chuyển động được coi là một chất điểm và không được coi là chất điểm? - Từ đó các em hoàn thành C1. - Trong thời gian chuyển động, mỗi thời điểm nhất định thì chất điểm ở một vị trí xác định. Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Hs tự lấy ví dụ. - Hs phát biểu khái niệm chuyển động cơ. Cho ví dụ. - Cá nhân hs trả lời. (dựa vào khái niệm SGK) * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày kết quả thảo luận * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức | I. Chuyển động cơ. Chất điểm. 1. Chuyển động cơ. Chuyển của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. 2. Chất điểm. Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến). 3. Quỹ đạo. Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động.
|
Hoạt động 2: Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
- a) Mục tiêu: Biết cách xác định vị trí của vật trong không gian
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
Trả lời lần lượt 3 câu hỏi:
- Vật mốc dùng để xác định vị trí ở một thời điểm nào đó của một chất điểm trên quỹ đạo của chuyển động.
- Chọn chiều dương cho các trục Ox và Oy; chiếu vuông góc điểm M xuống 2 trục toạ độ (Ox và Oy) ta được điểm các điểm (H và I).
- Vị trí của điểm M được xác định bằng 2 toạ độ và
x |
y |
O |
M |
I |
H |
- Chiếu vuông góc điểm M xuống 2 trục toạ độ ta được M (2,5; 2)
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến | |||
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: CH2.1: Các em hãy cho biết tác dụng của vật mốc đối với chuyển động của chất điểm? - Khi đi đường chỉ cần nhìn vào cột km (cây số) ta có thể biết được ta đang cách vị trí nào đó bao xa. - Từ đó các em hoàn thành C2. CH2.2: Làm thế nào để xác định vị trí của một vật nếu biết quỹ đạo chuyển động? CH2.3: Nếu cần xác định vị trí của một chất điểm trên mặt phẳng ta làm thế nào? Muốn chỉ cho người thợ khoan tường vị trí để treo một chiếc quạt thì ta phải làm (vẽ) thế nào trên bản thiết kế? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian. 1. Vật làm mốc và thước đo. - Vật làm mốc là vật được coi là đứng yên dùng để xác định vị trí của vật ở thời điểm nào đó. - Thước đo được dùng để đo chiều dài đoạn đường từ vật đến vật mốc và nếu biết quỹ đạo và chiều dương quy ước xác định được vị trí chính xác của vật.
2. Hệ toạ độ. - Gồm các trục toạ độ; Gốc toạ độ O, chiều (+) của trục. - Hệ toạ độ cho phép xác định vị trí chính xác một điểm M bằng các toạ độ.(VD :sgk...). + Để xác định vị trí chính xác chất điểm chuyển động cần chọn hệ toạ độ có gốc O gắn vào vật mốc. + Tuỳ thuộc vào loại chuyển động và quỹ đạo cđ mà chọn hệ toạ độ phù hợp (VD: toạ độ Đề Các; toạ độ cầu..) |
Hoạt động 3: Cách xác định thời gian trong chuyển động.
- a) Mục tiêu: Biết cách xác định thời gian trong chuyển động.
- b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
Dự kiến đáp án:
- Chỉ rõ mốc thời gian để mô tả chuyển động của vật ở các thời điểm khác nhau. Dùng đồng hồ để đo thời gian
- Hiểu mốc thời gian được chọn là lúc xe bắt đầu chuyển bánh.
- Bảng giờ tàu cho biết thời điểm tàu bắt đầu chạy & thời điểm tàu đến ga.
- Hs tự tính (lấy hiệu số thời gian đến với thời gian bắt đầu đi).
- Vật làm mốc, hệ toạ độ gắn với vật làm mốc, mốc thời gian & một đồng hồ.
- Hệ toạ độ chỉ cho phép xác định vị trí của vật. Hệ quy chiếu cho phép không những xác định được toạ độ mà còn xác định được thời gian chuyển động của vật, hoặc thời điểm tại một vị trí bất kì.
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ĐVĐ: Chúng ta thường nói: chuyến xe đó khởi hành lúc 7h, bây giờ đã đi được 15 phút. Như vậy 7h là mốc thời gian (còn gọi là gốc thời gian) để xác định thời điểm xe bắt đầu chuyển động và dựa vào mốc đó xác định được thời gian xe đã đi. CH3.1: Tại sao phải chỉ rõ mốc thời gian và dùng dụng cụ gì để đo khoảng thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian? CH3.2: Các em hoàn thành C4. bảng giờ tàu cho biết điều gì? - Xác định thời điểm tàu bắt đầu chạy & thời gian tàu chạy từ HN vào SG? CH3.3: Các yếu tố cần có trong một hệ quy chiếu? - Phân biệt hệ toạ độ & hệ quy chiếu? Tại sao phải dùng hệ quy chiếu? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và giúp đỡ học sinh * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | III. Cách xác định thời gian trong chuyển động. 1. Mốc thời gian và đồng hồ. Mốc thời gian (hoặc gốc thời gian) là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian. Để đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ. 2. Thời điểm và thời gian. a) Thời điểm: - Trị số thời gian ở một lúc nào đó cụ thể kể từ mốc thời gian. VD:..... b) Thời gian: Khoảng thời gian trôi đi = Thời điểm cuối - Thời điểm đầu. VD:... IV. Hệ quy chiếu. -Vật mốc + Hệ toạ độ có gốc gắn với gốc 0. - Mốc thời gian t0 + đồng hồ.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
- b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?
- Đoàn tàu lúc khởi hành.
- Đoàn tàu đang qua cầu.
- Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng.
- Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh.
Câu 2: Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động?
- Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe.
- Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi.
- Bánh xe quay tròn.
- Tiếng nổ của động cơ vang lên.
Câu 3: Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng:
- Va li đứng yên so với thành toa.
- Va li chuyển động so với đầu máy.
- Va li chuyển động so với đường ray.
thì nhận xét nào ở trên là đúng?
- 1 và 2.
- 2 và 3.
- 1 và 3.
- 1, 2 và 3.
Câu 4: Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm?
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
- Đoàn tàu chuyển động trong sân ga.
- Em bé trượt từ đỉnh đến chân cầu trượt.
- Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục.
Câu 5: Chọn đáp án đúng.
- Quỹ đạo là một đường thẳng mà trên đó chất điểm chuyển động.
- Một đường cong mà trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.
- Quỹ đạo là một đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động.
- Một đường vạch sẵn trong không gian trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.
Câu 6: Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng?
- Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
- Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
- Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.
- Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.
Câu 7: Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C:
- Đứng yên.
- Chạy lùi về phía sau.
- Tiến về phía trước.
- Tiến về phía trước rồi sau đó lùi về phía sau.
Câu 8: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?
- Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
- Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
- Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
- Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
Câu 9: Trong trường hợp nào dưới đây quỹ đạo của vật là đường thẳng?
- Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
- Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.
- Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
- Chuyển động của một vật được ném theo phương nằm ngang.
Câu 10: Lúc 8 giờ sáng nay một ô tô đang chạy trên Quốc lộ 1 cách Hà Nội 20 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố nào?
- Mốc thời gian.
- Vật làm mốc.
- Chiều dương trên đường đi.
- Thước đo và đồng hồ.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | A | C | A | C | B | C | A | B | C |
- d) Tổ chức thực hiện:
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
- b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?
- Khi đu quay hoạt động, bộ phận nào của đu quay chuyển động tịnh tiến, bộ phận nào quay ?
- c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
1. Để xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng, người ta dùng hệ trục tọa độ gồm 2 trục Ox và Oy vuông góc với nhau. Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng trục Ox là vĩ độ, trục Oy là kinh độ của tàu. |
- Khoang ngồi của đu quay chuyển động tịnh tiến. Các bộ phận gắn chặt với trục quay thì chuyển động quay.
- d) Tổ chức thực hiện:
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về nhà làm bài tập 8, học kĩ phần ghi nhớ và chuẩn bị bài tiếp theo. (ôn lại kiến thức về chuyển động đều). Nội dung cần nắm được trong bài sau là: cđ thẳng đều là gì? Ct tính quãng đường đi đc? PT tọa độ - thời gian của cđ thẳng đều.
* RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................
Thông tin giáo án powerpoint:
- Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
- Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Bàn giao giáo án ngay và luôn
Phí giáo án:
- 400k/cả năm
CÁCH ĐẶT GIÁO ÁN:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: nhắn tin hoặc gọi điện tới Zalo số: 0386 168 725 để thông báo: tôi đã đặt
=> Giáo án Vật lí 10 kì 1 soạn theo công văn 5512
Từ khóa: Giáo án powerpoint lí 10, GA trình vật lí 10, GA điện tử vật lí lớp 10Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT