Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Ôn tập bài 5. Văn bản thông tin (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 5. Văn bản thông tin (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơ

ÔN TẬP BÀI 5. VĂN BẢN THÔNG TIN (PHẦN 1)

Câu 1: Từ in đậm trong câu sau đây có phải trạng ngữ không?

Ở trường, tôi học hành rất chăm chỉ.”

  1. Không

Câu 2: Trạng ngữ trong câu sau biểu thị nội dung gì?

“Ở trường, tôi học hành rất chăm chỉ.”

  1. Phương tiện
  2. Nơi chốn
  3. Thời gian
  4. Nguyên nhân

Câu 3: Trạng ngữ trong câu sau biểu thị nội dung gì? “Vào năm ngoái, tôi được đi biển cùng gia đình.”

  1. Phương tiện
  2. Nơi chốn
  3. Thời gian
  4. Nguyên nhân

Câu 4: Trạng ngữ "Trên dòng sông Đà" của câu "Trên dòng sông Đà, ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo" (Nguyễn Tuân) biểu thị nội dung gì?

  1. Nguyên nhân của hành động được nói đến trong câu.
  2. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.
  3. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  4. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

 

Câu 5: Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau

"Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khỏe, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó, tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh một đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây".

(Phan Bội Châu)

  1. Từ đó.
  2. Khi vào làng này.
  3. Đêm hôm lễ đại khánh.
  4. Nhân lúc say mà cướp anh đi.

 

Câu 6: Tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương” do ai sáng tác?

  1. Nguyễn Du
  2. Hà Ánh Minh
  3. Nguyễn Khuyến
  4. Thành Long

Câu 7: Văn bản Ca Huế được viết theo thể loại nào?

  1. Văn bản thông tin
  2. Văn bản nghị luận
  3. Tiểu thuyết
  4. Thơ

Câu 8: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Ca Huế là gì?

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Nghị luận
  4. Biểu cảm

Câu 9: Ca Huế khởi nguồn từ đâu?

  1. Dân ca quan họ
  2. Hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa
  3. Múa rối nước
  4. Hí kịch

Câu 10: Trong văn bản Ca Huế, hình thức diễn xướng của ca Huế mang đặc điểm gì?

  1. Mang tính bác học
  2. Mang tính giải trí
  3. Mang tính đại chúng
  4. Mang tính văn học

 

Câu 11: Trong văn bản Hội thi thổi cơm, vừa nấu cơm, các đội thi vừa làm gì?

  1. đan xen nhau uốn lượn giữa đường làng.
  2. đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.
  3. đan xen nhau uốn lượn trên sân nhà văn hóa.
  4. châm lửa giúp nhau cho không khí thêm sôi động.

Câu 12: Trong văn bản Hội thi thổi cơm, ban giám khảo chấm điểm ở hội thi thổi cơm trên theo những tiêu chí nào?

  1. cơm sống
  2. cơm trắng
  3. cơm ngon
  4. cơm khê

Câu 13: Trong văn bản Hội thi thổi cơm, kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm

  1. Mỗi đội cử ra một người chạy thi, ai chạy nhanh tới đích trước thì sẽ lấy được ngọn lửa to hơn.
  2. Mỗi đội được phát hai hòn đá, phải ngồi đánh đến khi nào ra lửa thì thôi.
  3. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy nén hương đã cắm trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát 3 que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa.
  4. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy hai cục đá đã đặt trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát thêm một bó rơm, dùng hai cục đá đánh ra lửa cho bó rơm cháy.

Câu 14: Trong văn bản Hội thi thổi cơm, công đoạn nấu cơm được miêu tả như thế nào?

  1. Người phía sau cầm một cái cần uốn cong hình cái cung vắt ra trước mặt người nấu cơm. Nhiệm vụ của họ là phải giữ cho cái cần này vững chắc để người phía trước vừa cầm đuốc điều khiển ngọn lửa vừa nấu cơm. Hai người cầm cần và cầm đuốc phối hợp nhịp nhàng đến khi cơm chín thì hoàn thành.
  2. Mỗi người nấu cơm đều mang theo một cái cần cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo một cái nồi nho nhỏ. Người thổi cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.
  3. Cơm được nấu chín từ bếp đã được đắp từ trước. Tuy nhiên để giữ nhiệt độ cho cơm tới khi giám khảo chấm họ phải dùng một chiếc cần treo nồi cơm lên rồi cầm một ngọn đuốc đung đưa phía dưới cứ như vậy đi tới chỗ chấm thi của giám khảo.
  4. Cơm được nấu trong một chiếc niêu nhỏ tren vào một chiếc cần có hình cánh cung được người phía sau cầm, người phía trước cầm đuốc đung đưa đến khi cơm chín thì lại xới ra và cho mẻ khác vào. Tới khi hoàn thành họ ủ nồi cơm vào bếp đã đắp từ trước để giám khảo đến chấm.

Câu 15: Trong văn bản Hội thi thổi cơm, làm thế nào để đảm bảo sự công bằng cho hội thi nấu cơm?

  1. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật cho giám khảo chấm.
  2. Trong lúc chấm thi giám khảo sẽ bị bịt mắt.
  3. Các đội thi không được biết trước giám khảo là ai.
  4. Giám khảo trước khi chấm thi phải kí vào một bản cam kết chấm thi công bằng.

Câu 16: Văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang thuộc thể loại gì?

  1. Tiểu thuyết
  2. Thơ
  3. Văn bản thông tin
  4. Văn bản nghị luận

Câu 17: Văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang giới thiệu về điều gì?

  1. Nét đặc sắc của hội vật Bắc Giang
  2. Nét đặc sắc của hội thi thổi cơm
  3. Nét đặc sắc của ca Huế
  4. Nét đặc sắc của ca Huế

Câu 18: Bài đọc Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang thuộc chủ điểm gì?

  1. Nghệ thuật
  2. Hài kịch
  3. Sáng tạo
  4. Lễ hội

Câu 19: Trong văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, mọi người đến xem hội như thế nào?

  1. Mọi người kéo đến đông đúc với một tâm trạng nao nức, chen lấn, quây kín quanh sới vật.
  2. Mọi người đến xem đấu vật thưa thớt, tâm trạng bình thản.
  3. Không ai muốn đến xem trận đấu vật.
  4. Mọi người đi đến xem với tâm trạng buồn

Câu 20: Trong văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, để chuẩn bị cho hội vật, khâu quan trọng đầu tiên là gì?

  1. Thực hiện nghi lễ bái tổ
  2. Nghi thức xe đài
  3. Nấu cỗ
  4. Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ

Câu 21: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

  1. a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

  1. b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

  1. c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

  1. d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  1. Câu a
  2. Câu b
  3. Câu c
  4. Câu d

Câu 22: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?

Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

   (Đặng Thai Mai)

  1. Chỉ thời gian
  2. Chỉ nơi chốn
  3. Chỉ phương tiện
  4. Chỉ nguyên nhân

Câu 23: Trong những câu sau, câu nào có thể tách trạng ngữ thành câu riêng?

  1. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học tập.
  2. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã.
  3. Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rõ nét và sinh động của nhà thơ.
  4. Bố cháu đã hi sinh năm 72.

Câu 24: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?

  1. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
  2. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
  3. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu.
  4. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 25: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

  1. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
  2. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
  3. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
  4. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay