Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 6 Thực hành tiếng Việt 1: Thành ngữ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6 Thực hành tiếng Việt 1: Thành ngữ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: THÀNH NGỮ
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Thành ngữ là gì?
- A. Là tổ hợp các từ thường đi kèm với nhau.
- B. Là một thuật ngữ chỉ nhóm các từ ngữ đặc biệt như: biệt ngữ, tiếng lóng, từ thông tục,…
- C. Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- D. Là các câu thơ, câu hát mang tính dân gian, biểu thị ý nghĩa sinh động, trào lộng.
Câu 2: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:
“Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang.”
- A. Tắt lửa tối đèn
- B. Như thế thì hay là
- C. Phòng khi tối lửa tắt đèn có … nào … thì
- D. Anh đã nghĩ
Câu 3: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”
- A. Lên thác xuống ghềnh
- B. Nước non lận đận
- C. Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
- D. Không có thành ngữ nào
Câu 4: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:
“Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.”
- A. Sơn hào hải vị
- B. Nem công chả phượng
- C. Đến ngày lễ, chẳng thiếu thứ gì
- D. Cả A và B.
Câu 5: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:
“Cho hỏi khí không phải ngôi nhà này đã trải qua bao nhiêu năm tháng mà giờ vẫn còn giữ được nét cổ kính đơn sơ?”
- A. Khí không phải
- B. Qua bao nhiêu năm tháng mà giờ vẫn còn
- C. Cổ kính đơn sơ.
- D. Không có thành ngữ.
Câu 6: Đâu không phải là thành ngữ?
- A. Đẽo cày giữa đường
- B. Ếch ngồi đáy giếng
- C. Con kiến và con mối
- D. Thầy bói xem voi.
II. Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.
a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/
c) Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/
d) Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/
Câu 2. (2 điểm) Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển
GỢI Ý ĐÁP ÁN
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Đâu là thành ngữ?
- A. Bách chiến bách thắng
- B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- C. Tấc đất tấc vàng.
- D. Con trâu là đầu cơ nghiệp.
Câu 2: Đâu là thành ngữ?
- A. Thăm thẳm chiều buông / Một trái tim buồn
- B. Bảy nổi ba chìm
- C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Thành ngữ “Long tranh hổ đấu” có nghĩa là gì?
- A. Chỉ sự tranh giành, đấu đá quyệt liệt giữa những thế lực mạnh
- B. Cuộc đấu giữa rồng và hổ đánh nhau trong truyện, phim
- C. Một khung cảnh đầy mạnh mẽ, toát lên hào khí ngất trời.
- D. Cả A và C.
Câu 4: Thành ngữ “Như hổ (mọc) thêm cánh” có nghĩa là gì?
- A. Con hổ mọc thêm cánh, có thể bay được
- B. Chỉ việc một ai đó, một tổ chức,… có quá nhiều lợi thế, dễ dàng áp đảo các đối thủ khác.
- C. Chỉ ham muốn khát khao mãnh liệt của một bậc võ sư
- D. Được voi đòi tiên.
Câu 5: Thành ngữ “Toạ sơn quan hổ đấu” gần nghĩa với thành ngữ nào sau đây?
- A. Ngư ông đắc lợi
- B. Mở cờ trong bụng
- C. Thần giao cách cảm
- D. Như mèo thấy mỡ.
Câu 6: Thành ngữ “Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” có nghĩa là gì?
- A. Nâng chân lên rồi hạ tay xuống, thường để chỉ một đường võ phổ biến hiện nay.
- B. Chỉ việc tung cước, đấm đá đẹp mặt trong biểu diễn võ thuật
- C. Chỉ sự bất ổn, lúc lên lúc xuống.
- D. Chỉ việc đánh nhau đánh nhau nhỏ giữa hai hay một vài người, hoặc việc một người đánh người khác do người đó nóng nảy, không kìm chế được tức giận.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: lấp biển vá trời, mình đồng da sắt
Câu 2: (2 điểm) Tìm hai thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Thành ngữ