Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6: Biện pháp tu từ nói quá
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Biện pháp tu từ nói quá sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
THÀNH NGỮ
I. LÝ THUYẾT
- Khái niệm, đặc điểm
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng sự vật, hiện tượng được nói đến.
- Tác dụng
- Biện pháp tu từ nói quá có tác dụng gây án tượng đặc biệt, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.
II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1
Câu tục ngữ | Biện pháp nói quá | Tác dụng |
a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối | Biểu hiện của nói quá trong câu tục ngữ này là ở hai vế chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Hai cụm từ này có nghĩa tương đồng: chưa kịp nằm thì trời đã sáng, chưa kịp cười thì trời đã tối, nghĩa là đêm tháng Năm và ngày tháng Mười đều quá ngắn. Tuy nhiên, nói thế là phóng đại, cường điệu lên, vì thực tế không đến mức đấy. | Nhằm tác động mạnh vào nhận thức của mọi người, giúp người ta hiểu được đặc điểm thời gian từng mùa để chủ động sắp xếp mọi việc cho phù hợp. |
b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang | Một nét phổ biến trong tâm lí con người: Khi vui cảm thấy thời gian chóng qua, có cảm giác ngày giờ ngắn gọn hơn bình thường. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang thì cái ngắn của thời gian như hiện hình, một ngày mà có thể lấy gang tay để đo, nghĩa là chỉ còn lại một mẩu. | Để tạo ấn tượng |
c. Thuận vợ thuận chồng tát nước bể đông cũng cạn | Tát nước bể đông là chuyện không thể. Vậy nên khi đặt ra giả định: Nếu vợ chồng hòa thuận với nhau thì bể đông cũng có thể tát cạn, ta hiểu đó là cách nói phóng đại đến mức phi lí. | Phải nói quá như thế thì mới làm nổi bật được tầm quan trọng của sự hòa thuận vợ chồng. |
Bài tập 2
Câu b và câu d thuộc loại câu nói khoác; câu a và câu c là những câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
Nói khoác và nói quá có vẻ giống nhau, nhưng thực chất chúng khác nhau ở một số điểm sau đây:
- Về bản chất: Nói khoác hoàn toàn bất chấp thực tế, không nói thành có, ví dụ: Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà do mồ hôi của người đổ ra. Nói quá cũng là phóng đại, nhưng nó tác động đến tâm lý người đọc, người nghe theo cách khác.
- Về mục đích: Nói quá là biện pháp tu từ được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp cũng như trong văn bản. Ở VB nghệ thuật, biện pháp tu từ này tác động mạnh đến người đọc, tạo được hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt. Nhưng nói khoác có khi chỉ để khoe khoang bản thân một cách tầm thường, có khi nhằm thu hút sự chú ý của người nghe qua những câu chuyện mua vui, giải trí. Trong giao tiếp thông thường, người hay nói khoác dễ bị coi là thiếu tư cách, vì thế, HS không nên nói khoác.
Bài tập 3
- Biết kết quả thi, anh Nam buồn nẫu ruột, không muốn đi đâu cả
- Nghe tin dữ xong, nó khiếp sợ đến rụng rời chân tay
- Cả nhà tôi được phen cười vỡ bụng khi xem tiểu phẩm hài trên ti vi
- Vì mệt đứt hơi nên cô ấy đã ngủ thiếp đi ngay lập tức.
Bài tập 4
- Thần đồng là những đứa bé có khả năng rất đặc biệt: học một biết mười
- Mẹ bảo: Anh Thành giỏi giang, học hay, cày biết, ở đâu cũng sống được.
- Con cái khôn ngoan, hiểu thuận làm cho cha mẹ nở mày nở mặt.
- Biêt bài kiểm tra phần nói tiếng Anh của minh được đánh giá cao, tôi như mở cờ trong bụng.
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Thành ngữ