Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 6: Thực hành tiếng Việt. Thành ngữ

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6:Thực hành tiếng Việt. Thành ngữ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. THÀNH NGỮ

(15 câu)

1.    NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu  1: Thành ngữ là gì?

Trả lời:

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt

Câu 2: Nêu ví dụ về thành ngữ mà em biết.

Trả lời:

Ăn trắng mặc trơn; Ăn trên ngồi trốc; Dốt đặc cán mai; Đơn thương độc mã; Mẹ tròn con vuông; Chân cứng đá mềm, Qua cầu rút ván; Già đòn non nhẽĂn trắng mặc trơn; Ăn trên ngồi trốc; Dốt đặc cán mai; Đơn thương độc mã; Mẹ tròn con vuông; Chân cứng đá mềm, Qua cầu rút ván; ...

Câu 3: Thành ngữ có những đặc điểm như thế nào?

Trả lời:

Thành ngữ có đặc điểm là tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng có tính khái quát và hàm súc cao, được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Tuy nhiên nghĩa của chúng không dựa vào những từ cấu tạo nên chúng. Thành ngữ thường mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm

Câu 4: Vai trò của thành ngữ là gì?

Trả lời:

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,...

Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng và tính biểu cảm cao nên có thể dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết.

Câu 5: Nêu các cách phân loại về cấu tạo của thành ngữ dựa theo số lượng thành tố.

Trả lời:

  • Thành ngữ có kết cấu ba tiếng. Đây là kiểu thành ngữ có hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép. Ví dụ như: Ác như hùm, bụng bảo dạ, chết nhăn răng,... 
  • Thành ngữ có kết cấu từ hai từ ghép hoặc bốn từ đơn theo kiểu nối tiếp hoặc xen kẽ. Đây là kiểu thành ngữ phổ biến nhất của thành ngữ tiếng việt. Trong đó, có thể chia ra thành 2 loại thành ngữ là: Kiểu thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép. Ví dụ: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt hoặc Nhắm mắt xuôi tay, bày mưu tính kế, ăn bờ ngủ bụi,...
  • Thành ngữ có kết cấu năm hoặc sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó,... 

Câu 6: Em hãy so sánh thành ngữ và tục ngữ về hai mặt hình thức và nội dung.

Trả lời:

- Hình thức: Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo và biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể, còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ cố định có ý nghĩa nhưng chưa thể coi là một câu hoàn chỉnh. Vì vậy, người ta gọi là "câu tục ngữ" chứ không gọi là "câu thành ngữ". Thành ngữ và tục ngữ đều có thể có vần hoặc không có vần, nhưng nếu có vần thì thành ngữ thường mang vần lưng, còn tục ngữ phổ biến vần liền và vần cách. 

- Nội dung: Tục ngữ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường, đó là sự đúc kết những kinh nghiệm và hiện tượng đời sống,... Đôi khi chúng còn mang ý nghĩa phê phán một sự vật, hiện tượng nào đó.

2.    THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây.

  1. a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ".(Bùi Mạnh Nhị)
  2. b) Chú mày hôi như cú mèothế này, ta nào chịu được.(Tô Hoài)
  3. c) Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồngấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích.(Tô Hoài) 
  4. d)                                      Mai sau bể cạn non mòn

                                        À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.

                                                                             (Bình Nguyên)

  1. e) Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng(Nguyễn Đăng Mạnh)

Trả lời:

  1. a) Lớn nhanh như thổi: lớn nhanh ở mức không ngờ đến
  2. b) Hôi như cú mèo (hôi như cú): mùi hôi rất khó chịu. 
  3. c) Cá chậu chim lồng: cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do.
  4. d) Bể cạn non mòn: thời gian làm thay đổi mọi thứ. 
  5. e) Buôn thúng bán bưng: chỉ việc buôn bán ít và nhỏ lẻ.

Câu 2: Xếp các thành ngữ sau đây vào các nhóm phù hợp

“chia ngọt sẻ bùi, đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi, vững như bàn thạch”

  1. a) Thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh với nhau.
  2. b) Thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau.

Trả lời:

- Thành ngữ so sánh: đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, vững như bàn thạch.

- Thành ngữ đối: chia ngọt sẻ bùi, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi.

Câu 3: Bổ sung các từ còn thiếu để có các thành ngữ ở dạng đầy đủ.

  1. a) Ăn cháo đá …
  2. b) Chọn mặt gửi …
  3. c) Chở củi về …
  4. d) Cưỡi ngựa xem …
  5. e) Cạn tàu ráo …

Trả lời:

  1. a) Ăn cháo đá bát
  2. b) Chọn mặt gửi vàng
  3. c) Chở củi về rừng
  4. d) Cưỡi ngựa xem hoa
  5. e) Cạn tàu ráo máng

 

Câu 4: Đặt câu với hai thành ngữ sau: Tài cao đức trọng, Tài hèn đức mon.

Trả lời:

 - Nguyễn Trãi là một nhà thơ yêu nước thương dân tha thiết, một nhà bác học uyên thâm, có tài cao đức trọng.

- Không thể để những kẻ tài hèn đức mọn phạm tội tham nhũng mà vẫn sống  ngang nhiên.

3.    VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Tìm thành ngữ trong đó có tiếng ” chó” để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

  1. ở nơi………………….cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b.Nhà ấy đã nghèo túng, khó khăn lại cò gặp rủi ro, thật là……………..

  1. Bọn địch lâm vào tình thế…………………, có thể sẽ liều lĩnh để thoát thân.

Trả lời

  1. chó ăn đá, gà ăn sỏi;
  2. chó cắn áo rách;
  3. chó cùng rứt dậu

Câu 2: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau:

  1. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phương tới, chẳng thiếu thứ gì.
  2. Một hôm, có người hành rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khoẻ như vui. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu". Lí Thông lân la gợi chuyên rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.

Trả lời: 

  1. Sơn hào hải vị: chỉ những thứ đồ ăn quý giá lấy ở núi và biển 

Nem công chả phượng: thứ món ăn làm bằng thịt con công bóp với thính, và món thịt làm từ thịt phương nướng chín. Đây là 2 món ăn vô cùng quý hiếm.

  1. Khoẻ như voi: Thành ngữ dùng để chỉ một người có sức mạnh thể chất như voi

Tứ cố vô thân: Thành ngữ để chỉ người không có họ hàng, chỉ sống một mình

Câu 3: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn:

- Lời ... tiếng nói

- Một nắng hai ...

- Ngày lành tháng...

- No cơm ấm ...

- Bách .... bách thắng

- Sinh ... lập nghiệp

Trả lời: 

- Lời ăn tiếng nói

- Một nắng hai sương

- Ngày lành tháng tốt

- No cơm ấm cật

- Bách chiến bách thắng

- Sinh cơ lập nghiệp

Câu 4: Giải thích một số thành ngữ sau đây:

Khẩu Phật tâm xà; Bán tính bán nghi; Độc nhất vô nhị; Bách chiến bách thắng; Vong ân bội nghĩa; Tích tiểu thành đại; Ruột để ngoài da; Rán sành ra mỡ.

Trả lời:

-Khẩu Phật tâm xà: miệng nói từ bi nhưng lòng nham hiếm, ác độc.

- Thâm căn cố đế: ăn sâu bén, chắc khó thay đổi.

- Bán tín, bán nghi: nửa tin, nửa ngờ.

- Độc nhất vô nhị: có một không hai.

- Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng.

- Vong ân bội nghĩa: quên ơn, bội bạc.

- Tích tiểu thành đại: dồn ít lâu ngày sẽ thành nhiều.

- Ruột đế ngoài da: chỉ người nông nổi, không giâu kín được điều gì trong lòng.

- Rán sành ra mỡ: chỉ kẻ keo kiệt.

4.    VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Em hãy kể vắn tắt truyền thuyết hoặc ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của thành ngữ "Con Rồng cháu Tiên"

Trả lời: 

Ngày xưa, ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy người dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc Thần đã tìm đến thăm. Từ đó, Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau và nên duyên vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô, mạnh khoẻ. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển, Âu Cơ đem 50 con lên rừng, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn.Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thì thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Thành ngữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay